Nhằm giữ chân nhân viên, lãnh đạo một doanh nghiệp trực thuộc Vietnam Airlines đã đưa ra mức bồi thường lên đến gần 1,5 tỷ đồng vào hợp đồng.
Nội dung hợp đồng nêu rõ nhân viên VAECO phải làm việc tại công ty tối thiểu 10-20 năm tùy vị trí. Trước đó, công ty cũng đã có quy định này do đặc thù ngành nghề khiến doanh nghiệp phải mất chi phí đào tao. Thời gian quy định lúc đó chỉ là 2-5 năm.
Điểm bức xúc nhất đối với người lao động là mức bồi thường mà họ phải chi trả, tính theo chi phí đào tạo, nếu vi phạm hợp đồng nêu trên.
Theo bảng tính toán của VAECO được người lao động cung cấp, chi phí huấn luyện cho một nhân viên hạng A (thấp nhất) tốn hơn 700 triệu đồng.
Người lao động cho rằng con số này không có cơ sở, vì để đạt được hạng A nêu trên, họ đã phải trải qua quá trình tự học từ những người đã có kinh nghiệm và sau đó thi để được cấp chứng chỉ. Do đó, những khoản chi phí như 557 triệu đồng để "huấn luyện thực hành theo công việc" là không thỏa đáng.
Tương tự, với nhân viên hạng cao hơn như B1 hay B2, công ty cho rằng chi phí đào tạo lên tới cả tỷ đồng. Các nhân viên cho biết đây là bảng tính toán mới được lãnh đạo đưa ra, chưa có khi họ ký hợp đồng lao động trước đây.
Cũng theo phản ánh của người lao động, yêu cầu ký lại hợp đồng lao động được công ty đưa ra sau khi có một số nhân sự của VAECO chuyển sang làm việc cho một hãng bay khác là Vietjet Air với mức đãi ngộ cao hơn. Lương của các nhân viên kỹ thuật tại VAECO hiện dao động 7,5-21 triệu đồng được hứa hẹn tăng lên 21-58 triệu đồng.
Theo một nguồn tin, bản thân các lãnh đạo của VAECO cũng nhận được bức thư mà nhân viên gửi tới báo chí, nhưng chưa đưa ra ý kiến cụ thể. Trang diễn đàn của nhân viên công ty VAECO, nơi chia sẻ vấn đề này, cũng đã bị chặn truy cập từ bên ngoài.
Trong khi đó, người phát ngôn của công ty mẹ Vietnam Airlines cũng xác nhận với VnExpress về việc ràng buộc nêu trên và cho biết về cơ bản, đây là việc làm cần thiết sau khi doanh nghiệp đã bỏ công đào tạo. "Trong các trường hợp tương tự, việc chi phí bồi thường sẽ phải tính toán kỳ càng và hợp lý", ông Lê Trường Giang, người phát ngôn của Vietnam Airlines nói.
Đây không phải là trường hợp cá biệt khi nhân viên Vietnam Airlines đua chuyển sang công ty khác. Thời gian gần đây, do nhu cầu tuyển dụng cao, hãng hàng không tư nhân Vietjet đã hút không ít nhân sự từ Vietnam Airlines, Jetstar Pacific. Từ khi bắt đầu bay vào cuối năm 2011, lượng nhân viên của Vietjet Air tăng vọt từ vài chục lên con số 1.000 người. Trong đó một lượng không nhỏ là người của hai hãng hàng không còn lại.
Một lãnh đạo của Vietjet cho biết do nhu cầu tuyển dụng lớn, họ phải trả lương cao cho một số vị trí để thu hút người giỏi. "Không chỉ lương, môi trường làm việc của một công ty trẻ, có cơ hội thăng tiến cũng hấp dẫn cũng dễ hút người", ông này nói.
Theo VnExpress
Nhiều nhân viên tại Công ty Kỹ thuật Máy bay (VAECO), trực thuộc Vietnam Airlines vừa gửi đơn tập thể tới VnExpress, phản ánh về việc nhận được yêu cầu ký hợp đồng lao động mới từ lãnh đạo, với những điều khoản mà họ cho rằng vô lý.
Nhân viên kỹ thuật VAECO là những người chịu trách nhiệm kiểm tra kỹ thuật máy bay trước khi bàn giao cho hãng mỗi lần khai thác. |
Nội dung hợp đồng nêu rõ nhân viên VAECO phải làm việc tại công ty tối thiểu 10-20 năm tùy vị trí. Trước đó, công ty cũng đã có quy định này do đặc thù ngành nghề khiến doanh nghiệp phải mất chi phí đào tao. Thời gian quy định lúc đó chỉ là 2-5 năm.
Điểm bức xúc nhất đối với người lao động là mức bồi thường mà họ phải chi trả, tính theo chi phí đào tạo, nếu vi phạm hợp đồng nêu trên.
Theo bảng tính toán của VAECO được người lao động cung cấp, chi phí huấn luyện cho một nhân viên hạng A (thấp nhất) tốn hơn 700 triệu đồng.
Người lao động cho rằng con số này không có cơ sở, vì để đạt được hạng A nêu trên, họ đã phải trải qua quá trình tự học từ những người đã có kinh nghiệm và sau đó thi để được cấp chứng chỉ. Do đó, những khoản chi phí như 557 triệu đồng để "huấn luyện thực hành theo công việc" là không thỏa đáng.
Tương tự, với nhân viên hạng cao hơn như B1 hay B2, công ty cho rằng chi phí đào tạo lên tới cả tỷ đồng. Các nhân viên cho biết đây là bảng tính toán mới được lãnh đạo đưa ra, chưa có khi họ ký hợp đồng lao động trước đây.
Cũng theo phản ánh của người lao động, yêu cầu ký lại hợp đồng lao động được công ty đưa ra sau khi có một số nhân sự của VAECO chuyển sang làm việc cho một hãng bay khác là Vietjet Air với mức đãi ngộ cao hơn. Lương của các nhân viên kỹ thuật tại VAECO hiện dao động 7,5-21 triệu đồng được hứa hẹn tăng lên 21-58 triệu đồng.
Bảng tính toán chi phí đào tạo cho nhân viên các mức mà công ty vừa đưa ra. |
Theo một nguồn tin, bản thân các lãnh đạo của VAECO cũng nhận được bức thư mà nhân viên gửi tới báo chí, nhưng chưa đưa ra ý kiến cụ thể. Trang diễn đàn của nhân viên công ty VAECO, nơi chia sẻ vấn đề này, cũng đã bị chặn truy cập từ bên ngoài.
Trong khi đó, người phát ngôn của công ty mẹ Vietnam Airlines cũng xác nhận với VnExpress về việc ràng buộc nêu trên và cho biết về cơ bản, đây là việc làm cần thiết sau khi doanh nghiệp đã bỏ công đào tạo. "Trong các trường hợp tương tự, việc chi phí bồi thường sẽ phải tính toán kỳ càng và hợp lý", ông Lê Trường Giang, người phát ngôn của Vietnam Airlines nói.
Đây không phải là trường hợp cá biệt khi nhân viên Vietnam Airlines đua chuyển sang công ty khác. Thời gian gần đây, do nhu cầu tuyển dụng cao, hãng hàng không tư nhân Vietjet đã hút không ít nhân sự từ Vietnam Airlines, Jetstar Pacific. Từ khi bắt đầu bay vào cuối năm 2011, lượng nhân viên của Vietjet Air tăng vọt từ vài chục lên con số 1.000 người. Trong đó một lượng không nhỏ là người của hai hãng hàng không còn lại.
Một lãnh đạo của Vietjet cho biết do nhu cầu tuyển dụng lớn, họ phải trả lương cao cho một số vị trí để thu hút người giỏi. "Không chỉ lương, môi trường làm việc của một công ty trẻ, có cơ hội thăng tiến cũng hấp dẫn cũng dễ hút người", ông này nói.
Theo VnExpress
Bình luận