12 người có quan hệ họ hàng cùng nắm giữ các vị trí chủ chốt từ Bí thư Đảng ủy đến Chủ tịch UBND, Trưởng công an... xã Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An.
Sau Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2015-2020, tại xã Hạ Sơn (huyện Quỳ Hợp, Nghệ An), ba vị trí chủ chốt đều thuộc về "cùng một nhà" gồm: ông Trương Văn An (50 tuổi) tái cử Bí thư Đảng ủy xã, ông Lê Văn Thanh (em rể ông An) làm Chủ tịch UBND xã, ông Định Văn Thụ (47 tuổi, cháu gọi ông Thanh là cậu ruột) làm Phó chủ tịch.
Ngoài ra 9 người trong bộ máy chính quyền ở xã là anh em ruột, họ hàng với ba ông, như Trưởng công an xã Trương Văn Trị (51 tuổi) là anh ruột ông An; Chủ tịch Hội phụ nữ Trương Thị Phòng (31 tuổi) là cháu ruột ông Thanh...
Giải thích việc bị đồn "cả họ làm quan", ông An nói rằng cơ cấu cán bộ ở xã được thực hiện dân chủ, công khai đúng quy trình, dựa trên năng lực cá nhân. Từ nhiều năm nay, người trong gia đình ông đã liên tục giữ chức vụ quan trọng trong xã chứ không riêng thời điểm này. Bố ông từng là Bí thư Đảng ủy xã, và chủ tịch UBND xã trong nhiều năm.
Dù khẳng định công tác tổ chức cán bộ ở xã Hạ Sơn đúng quy trình và không sai sót, ông Trần Công Kích (Trưởng ban tổ chức Huyện ủy Quỳ Hợp, Nghệ An) thừa nhận việc tại bộ máy chính quyền xã có nhiều cán bộ là anh em, họ hàng "là không bình thường".
Theo ông, một xã có 2-3 người là anh em, họ hàng không phải là hiếm, nhưng có đến hơn 10 người như ở xã Hạ Sơn thì là "duy nhất ở huyện này” và chắc chắn sẽ ảnh hưởng việc điều hành bộ máy.
Về việc 3 trong số 5 vị trí Ban thường vụ Đảng ủy xã Hạ Sơn có quan hệ anh em, họ hàng, ông Kích nói Huyện uỷ có biết việc này từ trước và băn khoăn song vẫn chấp nhận vì "nhân sự hiếm". Hạ Sơn là xã có đến 80% là đồng bào dân tộc Thổ, là xã hưởng chế độ 135, đời sống kinh tế khó khăn.
Sắp tới phía Ban tổ chức Huyện ủy sẽ lập đề án luân chuyển cán bộ chuyên trách để tham mưu cho Ban thường vụ huyện ủy. "Sẽ không có tình trạng nhiều anh em, họ hàng cùng làm cán bộ xã như ở xã Hạ Sơn nữa”, Trưởng ban tổ chức Huyện ủy thông tin.
Bất ngờ trước thông tin này, ông Hoàng Khắc Thanh (Trưởng Phòng nội vụ huyện Quỳ Hợp) đánh giá, việc một xã có tới hơn 10 người là anh em, họ hàng làm cán bộ như ở Hạ Sơn là không bình thường. "Tuy nhiên, việc này hàng không thuộc trách nhiệm của phòng", ông Thanh nói.
Nguồn: VNE
Sau Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2015-2020, tại xã Hạ Sơn (huyện Quỳ Hợp, Nghệ An), ba vị trí chủ chốt đều thuộc về "cùng một nhà" gồm: ông Trương Văn An (50 tuổi) tái cử Bí thư Đảng ủy xã, ông Lê Văn Thanh (em rể ông An) làm Chủ tịch UBND xã, ông Định Văn Thụ (47 tuổi, cháu gọi ông Thanh là cậu ruột) làm Phó chủ tịch.
Ngoài ra 9 người trong bộ máy chính quyền ở xã là anh em ruột, họ hàng với ba ông, như Trưởng công an xã Trương Văn Trị (51 tuổi) là anh ruột ông An; Chủ tịch Hội phụ nữ Trương Thị Phòng (31 tuổi) là cháu ruột ông Thanh...
Ông Trương Văn An, Bí thư Đảng ủy xã Hạ Sơn. Ảnh: Hải Bình. |
Dù khẳng định công tác tổ chức cán bộ ở xã Hạ Sơn đúng quy trình và không sai sót, ông Trần Công Kích (Trưởng ban tổ chức Huyện ủy Quỳ Hợp, Nghệ An) thừa nhận việc tại bộ máy chính quyền xã có nhiều cán bộ là anh em, họ hàng "là không bình thường".
Theo ông, một xã có 2-3 người là anh em, họ hàng không phải là hiếm, nhưng có đến hơn 10 người như ở xã Hạ Sơn thì là "duy nhất ở huyện này” và chắc chắn sẽ ảnh hưởng việc điều hành bộ máy.
Ông Trần Công Kích, Trưởng ban tổ chức Huyện ủy Quỳ Hợp. Ảnh: Hải Bình. |
Sắp tới phía Ban tổ chức Huyện ủy sẽ lập đề án luân chuyển cán bộ chuyên trách để tham mưu cho Ban thường vụ huyện ủy. "Sẽ không có tình trạng nhiều anh em, họ hàng cùng làm cán bộ xã như ở xã Hạ Sơn nữa”, Trưởng ban tổ chức Huyện ủy thông tin.
Bất ngờ trước thông tin này, ông Hoàng Khắc Thanh (Trưởng Phòng nội vụ huyện Quỳ Hợp) đánh giá, việc một xã có tới hơn 10 người là anh em, họ hàng làm cán bộ như ở Hạ Sơn là không bình thường. "Tuy nhiên, việc này hàng không thuộc trách nhiệm của phòng", ông Thanh nói.
Video: Đi nghỉ mát, cán bộ xã vẫn có kết quả thi
Nguồn: VNE
Bình luận