(VTC News) - Ngân hàng Trung ương Trung Quốc lại tiếp tục phá giá đồng nhân dân tệ thêm 0,09%, đẩy giá trị đồng tiền này về mức thấp kỷ lục kể từ tháng 8/2011 đến nay.
Phá giá nhân dân tệ xuống đáy thấp nhất 4 năm
Theo đó, trong sáng ngày hôm nay, 26/8, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã tiếp tục phá giá nhân dân tệ thêm 0,09%, từ 6,3987 nhân dân tệ đổi 1 USD xuống 6,4034 nhân dân tệ đổi 1 USD.
Như vậy đây đã là lần thứ hai Trung Quốc có động thái phá giá đồng nội tệ của mình kể từ khi phá giá liên tiếp 3 lần vào trung tuần tháng 8, khiến cho giá trị đồng tiền này đã bị giảm tới 4,6% giá trị, rơi về mức đáy thấp nhất trong vòng 4 năm qua.
Nhiều tổ chức nghiên cứu tài chính kinh tế của Trung Quốc cũng như trên thế giới đã cho rằng, có khả năng đồng nhân dân tệ còn giảm về mức 7 nhân dân tệ đổi 1 USD vào cuối năm 2015, sau đó sẽ giảm thêm về mức 8 nhân dân tệ đổi 1 USD vào cuối năm 2016.
Tuy nhiên khả năng lớn nhất vẫn là nhân dân tệ có thể sẽ giảm xuống 6,5 nhân dân tệ đổi 1 USD từ giờ cho tới cuối năm nay.
Cũng trong một nỗ lực nhằm cứu vãn thị trường, trong ngày 25/8, PBoC tuyên bố hạ lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay kỳ hạn 1 năm thêm 0,25%. Ngoài ra, PBoC cũng hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc với các ngân hàng thương mại thêm 50 điểm cơ bản xuống 18% nhằm bù đắp thanh khoản.
Như vậy, động thái này đồng nghĩa với việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã "bơm" thêm 150 tỷ nhân dân tệ (khoảng 23,4 tỷ USD) vào thị trường tiền tệ nhằm giảm căng thẳng tính thanh khoản trong thị trường.
Việc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc có thể giúp bơm khoảng 678 tỷ nhân dân tệ (tương đương 105,7 tỷ USD) vào hệ thống tài chính Trung Quốc, đồng thời việc cắt giảm lãi suất sẽ giúp hạ chi phí đi vay mà các doanh nghiệp phải trả
Tuy nhiên giới chuyên gia cho rằng, các biện pháp này là chưa đủ mà PBoC có thể sẽ còn phải nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa.
Vì đâu nên nỗi?
Theo các chuyên gia phân tích, động thái tiếp tục phá giá nhân dân tệ lần này của Trung Quốc là do tình hình thị trường chứng khoán của nước này vẫn đang trên đà lao dốc mạnh.
Chỉ trong ngày hôm qua, 25/8, chỉ số chứng khoán lớn nhất Trung Quốc là Shanghai Composite đã giảm tới 7,63%, mức giảm kinh khủng nhất trong gần 2 thập kỷ qua. Chỉ số chứng khoán quan trọng thứ hai là Shenzhen Composite cũng mất đến 133,39 điểm, giảm 7,09%.
Còn trong ngày 24/8, ngày thứ hai đen tối của toàn thế giới, chứng khoán Đài Loan đã giảm xuống mức thấp nhất kỷ lục trong gần 3 năm qua khi chỉ số TAIEX mất tới 4,8% giá trị, xuống còn 7.410,34 điểm.
Còn trong tuần trước, chứng khoán Trung Quốc sụt giảm tổng cộng tới 27%, tổng số vốn hóa thị trường cũng đã "bốc hơi" tới hơn 4.500 tỷ USD kể từ giữa tháng 6 cho tới nay.
Giới chuyên gia cho rằng, nguyên nhân dẫn tới tình trạng chứng khoán Trung Quốc tiếp tục nhuộm trong sắc đỏ là bởi ba yếu tố chính. Trước hết là do những lo ngại về sự giảm tốc vượt ngoài dự báo của kinh tế Trung Quốc, nguy cơ về việc tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) và sự sụt giảm mạnh mẽ của giá dầu, hiện đang dưới mức 40 USD/thùng - mức thấp nhất trong vòng 6,5 năm qua.
Dù Trung Quốc cũng đã từng khẳng định việc phá giá đồng nhân dân tệ một cách bất ngờ và mạnh mẽ trong thời gian qua chỉ nhằm kéo sát giá nhân dân tệ tham chiếu và giá tự do nhưng giới đầu tư vẫn e ngại rằng đây là một nước đi chính trị, buộc đồng nhân dân tệ yếu đi để hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu.
Huyền Trân
Phá giá nhân dân tệ xuống đáy thấp nhất 4 năm
Theo đó, trong sáng ngày hôm nay, 26/8, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã tiếp tục phá giá nhân dân tệ thêm 0,09%, từ 6,3987 nhân dân tệ đổi 1 USD xuống 6,4034 nhân dân tệ đổi 1 USD.
Như vậy đây đã là lần thứ hai Trung Quốc có động thái phá giá đồng nội tệ của mình kể từ khi phá giá liên tiếp 3 lần vào trung tuần tháng 8, khiến cho giá trị đồng tiền này đã bị giảm tới 4,6% giá trị, rơi về mức đáy thấp nhất trong vòng 4 năm qua.
Nhiều tổ chức nghiên cứu tài chính kinh tế của Trung Quốc cũng như trên thế giới đã cho rằng, có khả năng đồng nhân dân tệ còn giảm về mức 7 nhân dân tệ đổi 1 USD vào cuối năm 2015, sau đó sẽ giảm thêm về mức 8 nhân dân tệ đổi 1 USD vào cuối năm 2016.
Tuy nhiên khả năng lớn nhất vẫn là nhân dân tệ có thể sẽ giảm xuống 6,5 nhân dân tệ đổi 1 USD từ giờ cho tới cuối năm nay.
Đồng nhân dân tệ tiếp tục bị phá giá xuống đáy thấp nhất trong vòng 4 năm qua |
Như vậy, động thái này đồng nghĩa với việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã "bơm" thêm 150 tỷ nhân dân tệ (khoảng 23,4 tỷ USD) vào thị trường tiền tệ nhằm giảm căng thẳng tính thanh khoản trong thị trường.
Việc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc có thể giúp bơm khoảng 678 tỷ nhân dân tệ (tương đương 105,7 tỷ USD) vào hệ thống tài chính Trung Quốc, đồng thời việc cắt giảm lãi suất sẽ giúp hạ chi phí đi vay mà các doanh nghiệp phải trả
Tuy nhiên giới chuyên gia cho rằng, các biện pháp này là chưa đủ mà PBoC có thể sẽ còn phải nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa.
Vì đâu nên nỗi?
Theo các chuyên gia phân tích, động thái tiếp tục phá giá nhân dân tệ lần này của Trung Quốc là do tình hình thị trường chứng khoán của nước này vẫn đang trên đà lao dốc mạnh.
Chỉ trong ngày hôm qua, 25/8, chỉ số chứng khoán lớn nhất Trung Quốc là Shanghai Composite đã giảm tới 7,63%, mức giảm kinh khủng nhất trong gần 2 thập kỷ qua. Chỉ số chứng khoán quan trọng thứ hai là Shenzhen Composite cũng mất đến 133,39 điểm, giảm 7,09%.
Còn trong ngày 24/8, ngày thứ hai đen tối của toàn thế giới, chứng khoán Đài Loan đã giảm xuống mức thấp nhất kỷ lục trong gần 3 năm qua khi chỉ số TAIEX mất tới 4,8% giá trị, xuống còn 7.410,34 điểm.
Còn trong tuần trước, chứng khoán Trung Quốc sụt giảm tổng cộng tới 27%, tổng số vốn hóa thị trường cũng đã "bốc hơi" tới hơn 4.500 tỷ USD kể từ giữa tháng 6 cho tới nay.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc tiếp tục nhuộm trong sắc đỏ |
Dù Trung Quốc cũng đã từng khẳng định việc phá giá đồng nhân dân tệ một cách bất ngờ và mạnh mẽ trong thời gian qua chỉ nhằm kéo sát giá nhân dân tệ tham chiếu và giá tự do nhưng giới đầu tư vẫn e ngại rằng đây là một nước đi chính trị, buộc đồng nhân dân tệ yếu đi để hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu.
Huyền Trân
Bình luận