"Tất cả 9 người thân gồm bố vợ, anh em ruột cùng 2 cháu bị rơi xuống suối. Người nằm la liệt trên các tảng đá, máu nhuộm đỏ suối" – anh Hàng A Lảng kể.
Đêm 25/2, 2 ngày sau tai nạn sập cầu treo Chu Va 6, xã Sơn Bình (Tam Đường, Lai Châu), trong phòng điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu, anh Hàng A Lảng (SN 1986), vẫn thất thần và chưa tin chuyện đã xảy ra với gia đình mình.
Anh Hàng A Lảng (phải ảnh) đang ngồi túc trực và ghi lại đơn thuốc cho anh rể. |
Gần bờ, có một người phụ nữ đứng trên cầu cũng bị trượt chân xuống dưới. “Tôi và nhiều người nữa chỉ biết chạy thật nhanh xuống. Cảnh tượng kinh khủng, người nằm la liệt trên các tảng đá, máu nhuộm đỏ suối”.
Phía dưới, bố vợ anh là Chàng Pao Xừ (43 tuổi) đã bất tỉnh nhân sự, khắp người đầy máu. Nằm bên cạnh bố vợ là cậu ruột Vàng A Chư (SN 1983) cũng bất tỉnh. Ngoài ra, các anh em khác cũng bị thương nặng, chỉ có 2 người có thể tỉnh lại ngay sau lúc đó.
Trong lúc nguy nan đó, chị gái Hàng Thị Chà (SN 1985) đã lao xuống hố nước cứu cháu Chang Thị Pàng (2 tuổi). Chồng và con trai chị Chà đều bị thương rất nặng.
Anh Giàng A Sẻo, người thân anh Lảng, đã tỉnh lại. Tuy nhiên, còn một cháu trai cùng với bố vợ vẫn chưa hồi tỉnh và đang điều trị tại khoa hồi sức cấp cứu, BV đa khoa tỉnh Lai Châu. |
“Tôi chỉ nhớ lúc đó luống cuống bế bố vợ, cậu và các anh em khác vào sát bờ suối, máu vẫn cứ chảy không ngừng. Bà con trên bờ tất tả xuống cứu người thân”, anh Lảng kể tiếp.
Anh Lảng cũng cho biết, hiện tại thi thể cậu ruột đã được đưa về gia đình chuẩn bị hôm sau an táng theo phong tục. Còn bố vợ, các anh, các cháu đang được điều trị ở bệnh viện tỉnh. Ngoài người thân trong gia đình, thì phần lớn những người gặp nạn do sập cầu đều ở trong thôn, xã.
15h hôm 25/2, đoàn bác sĩ Hà Nội đã tiến hành chẩn đoán và khám cho 28 nạn nhân nặng nhất và đưa đến kết luận giữ toàn bộ nạn nhân ở lại điều trị tại địa phương. Các ca mổ cột sống sẽ được tiến hành khi có đủ trang, thiết bị y tế như vít, nẹp và sẽ được 4 bác sĩ trong đoàn ở lại trực tiếp thực hiện.
Bình luận