• Zalo

Luật sư lý giải việc nhân chứng ‘bí ẩn’ Mai Phương ngồi trong phòng kín trả lời thẩm vấn

Pháp luậtThứ Tư, 28/06/2017 19:17:00 +07:00Google News

Dư luận đặt câu hỏi, vì sao HĐXX lại cho phép bà Nguyễn Mai Phương được “đặc cách” ngồi trong phòng kín trả lời thẩm vấn trong khi lẽ ra nhân chứng 'bí ẩn' này phải xuất hiện công khai trước phiên tòa?

Video: Màn đối chất đầy kịch tính giữa nhân chứng 'bí ẩn' và bị cáo Phương Nga

Trong phiên tòa xét xử vụ án hoa hậu Phương Nga chiều 27/6, người đàn bà “bí ẩn” và là nhân chứng Mai Phương xuất hiện sau nhiều phiên xử vắng mặt.

Tuy nhiên, điều đặc biệt là nhân chứng Mai Phương được tòa cho đối đáp trong phòng kín, qua hệ thống âm thanh ở tòa. Trước sự việc trên, nhiều người cho rằng tòa đã “ưu ái” nhân chứng Mai Phương, và đặt ra câu hỏi liệu có khách quan, công bằng không?

IMG_0088

 Hoa hậu Phương Nga và Thùy Dung trong phiên tòa

Liên quan đến việc này, PV VTC News đã có trao đổi với luật Phạm Công Út (Đoàn luật sư TP.HCM). Luật sư Út cho biết, theo quy định của pháp luật, người làm chứng được bảo vệ tuyệt đối trong quá trình tiến hành tố tụng trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử, nếu họ có yêu cầu được bảo vệ, nhưng phải bằng văn bản, bằng lời nói hoặc bằng các phương tiện thông tin khác của chính họ; đồng thời phải có căn cứ cho rằng họ sẽ bị xâm hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe.

Thậm chí, theo quy định của pháp luật thì các cơ quan tiến hành tố tụng không chỉ bảo vệ người làm chứng mà còn có trách nhiệm bảo vệ cả gia đình của người làm chứng như vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, cha mẹ đẻ, cha mẹ đẻ của vợ hoặc chồng.

IMG_0066

 Phiên tòa được xét xử công khai gồm các bị cáo, bị hại, nhân chứng

Trong vụ án hoa hậu Phương Nga, phiên toà sơ thẩm đang diễn ra thì việc giữ bí mật cho người làm chứng trong việc cung cấp lời khai hoặc xét thấy họ có thể bị nguy hiểm do việc cung cấp chứng cứ là có cơ sở.

Tuy nhiên, trước khi đưa vụ án này ra xét xử, thẩm phán chủ tọa phiên tòa cần trao đổi thống nhất với cơ quan có trách nhiệm bảo vệ về việc áp dụng các hình thức để bảo đảm việc giữ bí mật cho người được bảo vệ như cấm ghi hình, ghi âm, chụp ảnh tại phiên tòa; không công bố họ tên, lai lịch của người được bảo vệ; cách ly người được bảo vệ và thực hiện việc hỏi kín đối với người được bảo vệ...

Video: Màn đối chết kịch tích giữa người phụ nữ bí ẩn và hoa hậu Phương Nga

“Luật thì có quy định như trên, nhưng từ trước đến nay các toà chưa áp dụng việc bảo vệ nhân chứng, nên trong vụ án hoa hậu Phương Nga việc cách ly tuyệt đối với người làm chứng đã làm nhiều người ngạc nhiên do cách điều hành khá lạ của hội đồng xét xử”, luật sư Út cho biết.

Theo luật sư Út, người làm chứng tên Mai Phương có thể đã có tư vấn luật sư riêng của của mình nên bà Mai Phương được toà chấp nhận và lên kế hoạch bảo vệ tốt nhất cho người làm chứng này.

IMG_0100 3

 Nhân chứng Lữ Minh Nghĩa (người yêu bị cáo Thùy Dùng) nộp những bức thư viết trên nylon cho thư kí tòa

Chính vì thế mà lẽ ra bà Mai Phương phải có mặt vào buổi sáng, nhưng do phải thống nhất các phương án bảo vệ người làm chứng, nên mãi đến chiều bà Mai Phương mới xuất hiện trong phòng kín để trả lời các câu thẩm vấn trước toà qua hệ thống thông tin theo hình thức khiếm diện.

Quang Hải
Bình luận
vtcnews.vn