Đó là 'lời nhắn' của các chuyên gia giao thông trước việc Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng yêu cầu chủ đầu tư QL18 phải sửa chữa xong mới được thu phí.
Người dân bỏ tiền thì phải có đường tốt
Ngày 29/5, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã yêu cầu khắc phục tình trạng hư hỏng, nâng cấp QL18 đoạn Uông Bí - Hạ Long và yêu cầu chỉ được thu phí sau khi sửa xong.
Trước quyết định này của Bộ trưởng Thăng, PGS.TS Nguyễn Quang Toản - nguyên chủ nhiệm Khoa cầu đường - Trường ĐHGTVT nhìn nhận: "Đó là một quyết định đúng hoàn toàn, người dân sẽ có lợi, vì trên mặt đường xấu, chi phí đạt được kém hơn, mức độ an toàn kém hơn".
Mặt khác, chất lượng công trình chưa đạt yêu cầu thì không thể nghiệm thu đưa vào khai thác, càng không thể tiến hành thu phí, tại sao phải bỏ tiền ra để tham gia giao thông khi đường chất lượng kém.
Đồng tình với quan điểm của ông Toản, Th.S Vũ Đình Hiền - Phó Trưởng Bộ môn Đường Bộ - Trường Đại học GTVT Hà Nội, bày tỏ quan điểm: "Nhà thầu phải có trách nhiệm sửa chữa lại cho đúng tiêu chuẩn đã nhận. Chưa đạt yêu cầu đưa vào khai thác thì phải nâng cấp lại, bởi khi xây dựng đường thì đã có tiêu chuẩn được quy định, muốn đưa vào sử dụng phải đáp ứng các tiêu chuẩn đó".
Đặc biệt, theo ông Hiền, người tham gia giao thông, đi trên đường đã phải đóng phí thì phải được hưởng chất lượng con đường tương xứng với tiền họ phải đóng, chứ nếu đi trên một con đường không ra gì mà phải bỏ phí thì quá bất hợp lý.
Bên cạnh đó, theo ông Toản phân tích, việc Bộ trưởng bắt nhà đầu tư nâng cấp lại con đường, nó chỉ góp phần, tác động để các chủ đầu tư, các công ty xây dựng chăm chút chất lượng, nâng cao chất lượng các công trình giao thông. Nhưng hiện nay, nó vẫn là một chuyện còn đang rất ngổn ngang, khó khăn, một thời kỳ lâu nữa mới khắc phục được.
Mặt khác, cho biết nguyên nhân, một là công nghiệp xây dựng đang rất yếu, hai là kỹ thuật cũng yếu, đặc biệt là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như đá, cát, sắt, nhựa đường... những công nghiệp ấy quá yếu, nó manh mún về sản lượng, rất yếu về công nghệ sản xuất. Cho nên để nâng cao chất lượng như nền mặt đường, bê tông xi măng còn là sự cố gắng lâu dài.
Lần này, tuyến đường bị phát hiện mới bắt làm lại, ông Toản dự báo: "Có khi sau này Bộ trưởng có nói thì cũng không ai xem xét, họ cứ coi như chuyện hỏng là đương nhiên, hỏng thế dân cố chịu mà đi".
Chính vì vậy, theo ông Toản, không phải chỉ bắt làm lại, Bộ GTVT nên có chế tài với chủ đầu tư, thanh tra toàn diện công trình ấy, để xem họ tuân thủ về mặt kỹ thuật, mặt kinh tế trong hợp đồng hay chưa. Vì chủ đầu tư nào chả muốn bỏ ra ít tiền nhưng làm lại được công trình thu phí lớn. Cho nên bắt làm lại, nhưng làm lại ra sao đó còn là vấn đề.
Chưa thể xử lý triệt để
Việc bắt sửa chữa con đường QL18 sau khi bị phát hiện, theo ông Toản, đó mới chỉ là một phần của vấn đề, là phần đã nhìn thấy và chỉ ra, còn những con đường đang tiến hành thu phí như cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, Long Thành - Dầu Giây, cũng bị xuống cấp trầm trọng cũng phải xử lý nghiêm, theo những căn cứ vào hợp đồng BOT, như tiêu chuẩn đưa vào khai thác như thế nào, nếu không đạt thì chủ đầu tư phải dừng, có biện pháp sửa chữa, phải giảm phí hoặc không được thu phí trong khoảng thời gian nhất định.
Bởi vì, khi DN đăng ký làm con đường với chất lượng này, thu phí như thế này, nhưng khi đi vào thực tế thì lại bỏ ra ít tiền, làm cẩu thả, chất lượng xấu hơn nhưng tiền thu phí vẫn vậy, đó chính là biểu hiện của lợi ích. Chính vì vậy, nên khâu quản lý chất lượng vẫn chưa triệt để.
Ông Toản cho rằng: "Đã nhổ cỏ phải nhổ tận gốc, cứ công trình nào bị phát hiện kém chất lượng thì mới bắt làm lại, thế thì khác nào, một con tốt hy sinh cho hàng chục, hàng trăm con tốt khác".
Còn để xử lý những trường hợp đường cao tốc bị hư hỏng, ông Hiền cho rằng, phải biết rõ nguyên nhân xuống cấp, hư hỏng là do đâu, vì có nhiều nguyên nhân, nên phải phân tích. Mặt khác, nó tùy thuộc theo hợp đồng BOT, nhà đầu tư cam kết vấn đề gì, vì trong hợp đồng nó rất cụ thể, người ta phải bảo trì, bảo hành như thế nào.
Dĩ nhiên nhà đầu tư bỏ tiền ra xây, rồi sử dụng hình thức thu phí để bù lại kinh phí bỏ ra, nên muốn đảm bảo chất lượng thì chính nhà nước phải ràng buộc, DN đã làm đường thì không phải đường nào cũng được coi là đường, mà đảm bảo các tiêu chuẩn khai thác theo đúng các cấp đường mà DN đầu tư, để người tham gia giao thông không bị thiệt thòi khi họ đóng kinh phí nhiều.
Và quan trọng nhất, đó chính là bài toán hài hòa lợi ích hai bên, DN được quyền thu phí, còn người đi đường được đảm bảo chất lượng con đường. Nên phải cân đối được nguyên tắc lợi ích của người sử dụng đường và người bỏ tiền ra làm con đường.
Trách nhiệm lớn trong việc phát hiện các công trình yếu kém, theo ông Hiền nó thuộc Hội đồng nghiệm thu công trình xây dựng nhà nước. Bởi vì công trình có được đưa vào sử dụng hay không là do Hội đồng nghiệm thu công trình quyết định, bởi vì trước khi khai thác thu phí thì phải chất lượng con đường phải được chấp nhận.
Còn hiện nay các con đường cao tốc, đã thu phí mà chất lượng kém thì cần dựa theo cam kết, hợp đồng BOT giữa Bộ GTVT và chủ đầu tư, chất lượng thế nào, nó hỏng đến đâu thì DN chịu trách nhiệm sửa chữa, thời hạn được phép khắc phục là bao lâu.
» Kỳ lạ đường 700 tỷ chưa bàn giao đã ‘xới tung’ làm lại
» Đại lộ nghìn tỷ hiện đại nhất TP.HCM sụt lún, bẫy người đi đường
» Cận cảnh 'chung cư sợ hãi' giữa Hà Nội
Theo Đất Việt
Ngày 29/5, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã yêu cầu khắc phục tình trạng hư hỏng, nâng cấp QL18 đoạn Uông Bí - Hạ Long và yêu cầu chỉ được thu phí sau khi sửa xong.
Trước quyết định này của Bộ trưởng Thăng, PGS.TS Nguyễn Quang Toản - nguyên chủ nhiệm Khoa cầu đường - Trường ĐHGTVT nhìn nhận: "Đó là một quyết định đúng hoàn toàn, người dân sẽ có lợi, vì trên mặt đường xấu, chi phí đạt được kém hơn, mức độ an toàn kém hơn".
Nhiều tuyến đường cao tốc bị sụt lún |
Mặt khác, chất lượng công trình chưa đạt yêu cầu thì không thể nghiệm thu đưa vào khai thác, càng không thể tiến hành thu phí, tại sao phải bỏ tiền ra để tham gia giao thông khi đường chất lượng kém.
Đồng tình với quan điểm của ông Toản, Th.S Vũ Đình Hiền - Phó Trưởng Bộ môn Đường Bộ - Trường Đại học GTVT Hà Nội, bày tỏ quan điểm: "Nhà thầu phải có trách nhiệm sửa chữa lại cho đúng tiêu chuẩn đã nhận. Chưa đạt yêu cầu đưa vào khai thác thì phải nâng cấp lại, bởi khi xây dựng đường thì đã có tiêu chuẩn được quy định, muốn đưa vào sử dụng phải đáp ứng các tiêu chuẩn đó".
Đặc biệt, theo ông Hiền, người tham gia giao thông, đi trên đường đã phải đóng phí thì phải được hưởng chất lượng con đường tương xứng với tiền họ phải đóng, chứ nếu đi trên một con đường không ra gì mà phải bỏ phí thì quá bất hợp lý.
Bên cạnh đó, theo ông Toản phân tích, việc Bộ trưởng bắt nhà đầu tư nâng cấp lại con đường, nó chỉ góp phần, tác động để các chủ đầu tư, các công ty xây dựng chăm chút chất lượng, nâng cao chất lượng các công trình giao thông. Nhưng hiện nay, nó vẫn là một chuyện còn đang rất ngổn ngang, khó khăn, một thời kỳ lâu nữa mới khắc phục được.
Mặt khác, cho biết nguyên nhân, một là công nghiệp xây dựng đang rất yếu, hai là kỹ thuật cũng yếu, đặc biệt là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như đá, cát, sắt, nhựa đường... những công nghiệp ấy quá yếu, nó manh mún về sản lượng, rất yếu về công nghệ sản xuất. Cho nên để nâng cao chất lượng như nền mặt đường, bê tông xi măng còn là sự cố gắng lâu dài.
Lần này, tuyến đường bị phát hiện mới bắt làm lại, ông Toản dự báo: "Có khi sau này Bộ trưởng có nói thì cũng không ai xem xét, họ cứ coi như chuyện hỏng là đương nhiên, hỏng thế dân cố chịu mà đi".
Chính vì vậy, theo ông Toản, không phải chỉ bắt làm lại, Bộ GTVT nên có chế tài với chủ đầu tư, thanh tra toàn diện công trình ấy, để xem họ tuân thủ về mặt kỹ thuật, mặt kinh tế trong hợp đồng hay chưa. Vì chủ đầu tư nào chả muốn bỏ ra ít tiền nhưng làm lại được công trình thu phí lớn. Cho nên bắt làm lại, nhưng làm lại ra sao đó còn là vấn đề.
Chưa thể xử lý triệt để
Việc bắt sửa chữa con đường QL18 sau khi bị phát hiện, theo ông Toản, đó mới chỉ là một phần của vấn đề, là phần đã nhìn thấy và chỉ ra, còn những con đường đang tiến hành thu phí như cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, Long Thành - Dầu Giây, cũng bị xuống cấp trầm trọng cũng phải xử lý nghiêm, theo những căn cứ vào hợp đồng BOT, như tiêu chuẩn đưa vào khai thác như thế nào, nếu không đạt thì chủ đầu tư phải dừng, có biện pháp sửa chữa, phải giảm phí hoặc không được thu phí trong khoảng thời gian nhất định.
Bởi vì, khi DN đăng ký làm con đường với chất lượng này, thu phí như thế này, nhưng khi đi vào thực tế thì lại bỏ ra ít tiền, làm cẩu thả, chất lượng xấu hơn nhưng tiền thu phí vẫn vậy, đó chính là biểu hiện của lợi ích. Chính vì vậy, nên khâu quản lý chất lượng vẫn chưa triệt để.
Ông Toản cho rằng: "Đã nhổ cỏ phải nhổ tận gốc, cứ công trình nào bị phát hiện kém chất lượng thì mới bắt làm lại, thế thì khác nào, một con tốt hy sinh cho hàng chục, hàng trăm con tốt khác".
Còn để xử lý những trường hợp đường cao tốc bị hư hỏng, ông Hiền cho rằng, phải biết rõ nguyên nhân xuống cấp, hư hỏng là do đâu, vì có nhiều nguyên nhân, nên phải phân tích. Mặt khác, nó tùy thuộc theo hợp đồng BOT, nhà đầu tư cam kết vấn đề gì, vì trong hợp đồng nó rất cụ thể, người ta phải bảo trì, bảo hành như thế nào.
Dĩ nhiên nhà đầu tư bỏ tiền ra xây, rồi sử dụng hình thức thu phí để bù lại kinh phí bỏ ra, nên muốn đảm bảo chất lượng thì chính nhà nước phải ràng buộc, DN đã làm đường thì không phải đường nào cũng được coi là đường, mà đảm bảo các tiêu chuẩn khai thác theo đúng các cấp đường mà DN đầu tư, để người tham gia giao thông không bị thiệt thòi khi họ đóng kinh phí nhiều.
Và quan trọng nhất, đó chính là bài toán hài hòa lợi ích hai bên, DN được quyền thu phí, còn người đi đường được đảm bảo chất lượng con đường. Nên phải cân đối được nguyên tắc lợi ích của người sử dụng đường và người bỏ tiền ra làm con đường.
Trách nhiệm lớn trong việc phát hiện các công trình yếu kém, theo ông Hiền nó thuộc Hội đồng nghiệm thu công trình xây dựng nhà nước. Bởi vì công trình có được đưa vào sử dụng hay không là do Hội đồng nghiệm thu công trình quyết định, bởi vì trước khi khai thác thu phí thì phải chất lượng con đường phải được chấp nhận.
Còn hiện nay các con đường cao tốc, đã thu phí mà chất lượng kém thì cần dựa theo cam kết, hợp đồng BOT giữa Bộ GTVT và chủ đầu tư, chất lượng thế nào, nó hỏng đến đâu thì DN chịu trách nhiệm sửa chữa, thời hạn được phép khắc phục là bao lâu.
» Kỳ lạ đường 700 tỷ chưa bàn giao đã ‘xới tung’ làm lại
» Đại lộ nghìn tỷ hiện đại nhất TP.HCM sụt lún, bẫy người đi đường
» Cận cảnh 'chung cư sợ hãi' giữa Hà Nội
Theo Đất Việt
Bình luận