Tuyên bố trên của đồng chủ tịch phe cánh tả trong nghị viện Đức đã được kênh radio Deutschlandfunk của Đức phát đi ngày 3/6.
"Chúng ta từng loại trừ Nga khỏi G-8. Vấn đề là hiện nay Mỹ đang theo đuổi một chính sách mà 6 quốc gia thành viên còn lại không mong muốn, Washington ngày càng thể hiện lợi ích đối lập'', bà Wagenkneht nói.
Theo bà, việc đảm bảo an ninh ở châu Âu sẽ chỉ đạt được kết quả nếu có sự tham gia của Nga.
Bà Wagenkneht cũng nhấn mạnh rằng sự trở lại của Nga trong G8 có thể tạo ra một lực lượng đối trọng với chính sách của Mỹ.
Vào hôm 15/5 vừa qua, ông Christian Lindner lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do Đức (FDP) trong bài diễn văn Đại hội Đảng FDP từng kêu gọi các nước G-7 đồng ý cho Nga gia nhập lại nhóm này, hoặc tổ chức các hội nghị thượng đỉnh dưới hình thức G-7+1.
Ngoài ra, ông Lindner còn đề xuất cần tổ chức thường xuyên hơn các hội đàm EU với Nga. “Một khi tuân thủ các trật tự được thiết lập, Nga xứng đáng có được một vị trí trong ngôi nhà chung Châu Âu”, ông Lindner nói.
Vào đầu tháng 4/2018 Ngoại trưởng Đức Heiko Maas từng chia sẻ trên truyền thông rằng: ''Việc cho phép Nga tái nhập nhóm G-7 là điều không thực tế. Điều quan trọng là Nga cần phải chứng tỏ những hành động mang tính xây dựng cho quan hệ quốc tế''.
Ngay sau phát ngôn trên, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas vấp phải chỉ trích từ các thành viên trong đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) của ông, vì theo họ ông Maas đã quá cứng nhắc trong vấn đề với Nga. Họ cũng lưu ý rằng chính phủ mới của Đức chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề đối thoại với Matxcơva.
Trong khi đó, thư ký báo chí của Tổng thống Nga Putin ông Dmitry Peskov nói rằng Matxcơva hiện tại hài lòng với G-20 vì tổ chức này "phản ánh đầy đủ nhất sự liên kết của các lực lượng."
G-8 là nhóm các quốc gia có nền công nghiệp hàng đầu thế giới bao gồm: Pháp, Đức, Anh, Nhật, Italia, Mỹ, Canada và Nga (là thành viên cuối cùng gia nhập vào năm 1998). Việc tước tư cách thành viên G-8 của Nga là đòn đáp trả từ các nước thành viên, sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crưm ở miền Nam của Ukraine vào năm 2014. Từ đó tới nay nhóm đổi thành G-7 với 7 thành viên còn lại.
Bình luận