Nhạc sỹ Trí Minh – con trai nhạc sỹ Thuận Yến xác nhận thông tin này.
Nhạc sỹ Thuận Yến sinh ngày 15/8/1935, tại Duy Xuyên, Quảng Nam, tên khai sinh là Đoàn Hữu Công.
Ông tham gia công tác từ năm 1949, là cán bộ văn nghệ của Ðoàn văn công Khu ủy Liên khu V, sau đó theo học lớp Trung cấp sáng tác tại Trường âm nhạc VN.
Bước vào kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông viết những bài hát động viên thanh niên lên đường: Ba lô ta buộc cho chặt, Vành lá nguỵ trang rất xanh...
Năm 1965, ông lên đường trở lại chiến trường sáng tác, lấy bút danh là Thuận Yến, ông sáng tác nhiều ca khúc như: Hát mừng quê ta giải phóng, Mỗi bước ta đi, Bài ca tiếp vận, Mỗi dòng thư Bác sáng ngời niềm tin.
Sau đó, Thuận Yến theo học sáng tác tại Nhạc viện Hà Nội. Kết thúc khóa học, ông về Đoàn Văn công Tổng cục Xây dựng kinh tế, viết những ca khúc nổi tiếng: Bác Hồ - một tình yêu bao la, Hương tràm, Chia tay hoàng hôn…
Video bài hát: Bác Hồ - một tình yêu bao la:
Ông đã sáng tác một số tác phẩm khí nhạc, trong đó có bản Sonate Tự nguyện và Trang giao hưởng 5 chương Khúc nhạc miền Trung và hành khúc Những bàn chân không mỏi. Ngoài ra ông còn viết nhạc cho múa (Bông sen đỏ, Anh còn sống mãi), nhạc cho phim (Khoảng trời chiến sỹ, Hát ở chiến hào).
Một số album chọn lọc ca khúc của nhạc sỹ Thuận Yến đã được phát hành như: Đi tìm trái tim, Chia tay hoàng hôn . Ông đã được nhiều giải thưởng: Vầng trăng Ba Đình (Giải nhất ca khúc của Bộ Văn hoá, 1987), Màu hoa đỏ (Giải ca khúc xuất sắc của Bộ Quốc phòng, 1994), Chia tay hoàng hôn (Giải bài hát được nhiều người ưa thích năm 1992-1993 của Đài Tiếng nói VN).
Video bài hát: Màu hoa đỏ:
Về cái tên Thuận Yến: Nhạc sỹ lấy hai chữ Duy Thuận quê cha với Duy Yên quê mẹ ghép lại thành Thuận Yên, người biên tập tưởng nhầm là Yến nên Đài Tiếng nói VN đọc là Thuận Yến, khi đó ông ở chiến trường không sửa được, nhưng cũng vì thế, cái tên Thuận Yến gắn bó với người yêu nhạc trên cả nước.
Gia đình nhạc sỹ Thuận Yến là gia đình âm nhạc, vợ ông là nghệ sỹ đàn tranh Thanh Hương, con gái là diva Thanh Lam, con trai là nhạc sỹ Trí Minh – người sáng lập Liên hoan âm thanh Hà Nội.
Nhạc sỹ Thuận Yến qua đời sau một thời gian lâm bệnh, sự ra đi của người nhạc sỹ gạo cội để lại khoảng trống lớn cho nền âm nhạc cách mạng Việt Nam.
Lễ viếng nhạc sỹ Thuận Yến diễn ra từ 10h đến 12h30 ngày 27/5, lễ truy điệu 12h30 cùng ngày tại nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông Hà Nội. Lễ an táng lúc 15h cùng ngày tại nghĩa trang công viên vĩnh hằng.
Video bài hát: Em tôi
Video bài hát: Người mẹ miền Nam tay không thắng giặc:
An My
Nhạc sỹ Thuận Yến sinh ngày 15/8/1935, tại Duy Xuyên, Quảng Nam, tên khai sinh là Đoàn Hữu Công.
Ông tham gia công tác từ năm 1949, là cán bộ văn nghệ của Ðoàn văn công Khu ủy Liên khu V, sau đó theo học lớp Trung cấp sáng tác tại Trường âm nhạc VN.
Bước vào kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông viết những bài hát động viên thanh niên lên đường: Ba lô ta buộc cho chặt, Vành lá nguỵ trang rất xanh...
Nhạc sỹ Thuận Yến và vợ - nghệ sỹ đàn tranh Thanh Hương |
Sau đó, Thuận Yến theo học sáng tác tại Nhạc viện Hà Nội. Kết thúc khóa học, ông về Đoàn Văn công Tổng cục Xây dựng kinh tế, viết những ca khúc nổi tiếng: Bác Hồ - một tình yêu bao la, Hương tràm, Chia tay hoàng hôn…
Video bài hát: Bác Hồ - một tình yêu bao la:
Ông đã sáng tác một số tác phẩm khí nhạc, trong đó có bản Sonate Tự nguyện và Trang giao hưởng 5 chương Khúc nhạc miền Trung và hành khúc Những bàn chân không mỏi. Ngoài ra ông còn viết nhạc cho múa (Bông sen đỏ, Anh còn sống mãi), nhạc cho phim (Khoảng trời chiến sỹ, Hát ở chiến hào).
Một số album chọn lọc ca khúc của nhạc sỹ Thuận Yến đã được phát hành như: Đi tìm trái tim, Chia tay hoàng hôn . Ông đã được nhiều giải thưởng: Vầng trăng Ba Đình (Giải nhất ca khúc của Bộ Văn hoá, 1987), Màu hoa đỏ (Giải ca khúc xuất sắc của Bộ Quốc phòng, 1994), Chia tay hoàng hôn (Giải bài hát được nhiều người ưa thích năm 1992-1993 của Đài Tiếng nói VN).
Video bài hát: Màu hoa đỏ:
Về cái tên Thuận Yến: Nhạc sỹ lấy hai chữ Duy Thuận quê cha với Duy Yên quê mẹ ghép lại thành Thuận Yên, người biên tập tưởng nhầm là Yến nên Đài Tiếng nói VN đọc là Thuận Yến, khi đó ông ở chiến trường không sửa được, nhưng cũng vì thế, cái tên Thuận Yến gắn bó với người yêu nhạc trên cả nước.
Nhạc sỹ Thuận Yến và con gái Thanh Lam |
Nhạc sỹ Thuận Yến qua đời sau một thời gian lâm bệnh, sự ra đi của người nhạc sỹ gạo cội để lại khoảng trống lớn cho nền âm nhạc cách mạng Việt Nam.
Lễ viếng nhạc sỹ Thuận Yến diễn ra từ 10h đến 12h30 ngày 27/5, lễ truy điệu 12h30 cùng ngày tại nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông Hà Nội. Lễ an táng lúc 15h cùng ngày tại nghĩa trang công viên vĩnh hằng.
Video bài hát: Em tôi
Video bài hát: Người mẹ miền Nam tay không thắng giặc:
An My
Bình luận