'Bất cứ người nào có tâm hồn nghệ sỹ, họ đều có lòng tự trọng rất lớn, không ai lại đi làm những hành động mà bị người khác gọi là 'ăn cắp'' - Nhạc sỹ Đức Trí.
- Anh nhận định gì về những tranh cãi về việc đạo nhạc trong thời gian vừa qua?
Tôi để ý thời gian sau này, mọi người tự cho mình quyền đi quá xa, tự phán xét những thứ mà mình không biết hoặc chưa biết rõ. Nhiều người thậm chí rơi vào trạng thái ngộ nhận, tự cảm thấy có gì đó hơi giống giống rồi tự đưa ra quyết định của riêng mình.
Cách giải quyết hay nhất là mọi người nên dừng nói và bàn luận về những vấn đề này vì nó không mang lại bất cứ một kết quả nào. Bản thân tôi cũng không muốn nói nhiều nữa.
Âm nhạc luôn luôn có sự kế thừa và trào lưu, thời kỳ nào cũng thế. Những năm 50, 60 thế kỷ trước, hàng trăm bài hát nghe na ná nhau, nhưng bây giờ khi nghe lại, chúng ta biết được đó là âm nhạc của thời kỳ đấy.
Cách đây khoảng 10 năm, nhạc Việt có những bài hát rất nổi mang âm hưởng nhạc Hoa thời những năm 1970. 5 năm trở lại đây, xu hướng nhạc Hàn bắt đầu ảnh hưởng nhiều đến các sáng tác VPop.
Có thể không giống bài này hay bài kia, nhưng chỉ cần nghe qua người ta có thể dễ dàng nhận ra ca khúc đó mang màu sắc của Kpop. Hay cụ thể như dubstep, thì nhạc này bắt buộc phải có những điểm đặc trưng để nhận ra đó đúng là dubstep chứ không phải thể loại khác.
- Vậy theo anh, để đánh giá chính xác một ca khúc có phải là “đạo” hay không cần dựa trên những yếu tố, tiêu chí nào?
Người ta vẫn hay tranh cãi như thế nào gọi là học, thế nào là vay mượn, là “ăn cắp”. Việc này không thể nào nói rõ ra trắng đen được vì nó rất mơ hồ.
Bản thân âm nhạc cũng là một thứ rất trừu tượng mà không chuẩn mực nào có thể phán xét hoặc chụp mũ cho những trường hợp như thế. Điều chúng ta nên bàn luận là đạo đức nghề nghiệp cũng như ý thức cá nhân của người làm nhạc. Tất nhiên, điều này không ai có thể chỉ bảo cho ai được mà phải do suy nghĩ của chính họ.
- Là thành viên trong Hội đồng nghệ thuật một giải thưởng âm nhạc tới đây, anh sẽ có cách xử lý thế nào với những ca khúc rất hot nhưng không đạt những giá trị về nghệ thuật?
Chúng tôi đánh giá cao sáng tạo và loại bỏ những sáng tác quá dễ dãi, rập khuôn theo một trào lưu, chịu nhiều ảnh hưởng của yếu tố ngoại lai. Một ca khúc để được đón nhận phải có nhiều tiêu chí, người đặt ra tiêu chí này, người thì tiêu chí kia.
Còn riêng tôi, một ca khúc được nghe nhiều thì trước tiên nó phải hay, và được nhiều người cảm nhận được. Người bình thường thấy hay thì giới chuyên môn chúng tôi cũng sẽ có ý kiến tương tự. Tai của ai cũng như nhau cả, nếu khác có thì chỉ là những người trong giới như chúng tôi hiểu được vì sao nó hay mà thôi.
- Với trường hợp những ca khúc “đạo”, sẽ ứng xử ra sao?
Như tôi đã nói từ đầu, những điều này vẫn còn tranh cãi, có thể những lời tôi nói ra lúc này cũng sẽ gây ra rất nhiều tranh cãi.
Cá nhân tôi ủng hộ quyết định loại trừ các ca khúc có vay mượn dù ít hay nhiều ra khỏi các giải thưởng bởi với những người làm chuyên môn như chúng tôi, sự sáng tạo là điều đáng hoan nghênh ủng hộ, nhưng đó phải là sáng tạo của bản thân chứ không phải cái lấy của người khác.
Tất nhiên đây chỉ là quan điểm cá nhân, còn để đưa ra quyết định cuối cùng vẫn phải chờ sự thống nhất của cả hội đồng nghệ thuật.
Nhưng tôi vẫn giữ ý kiến rằng, đã sai thì nên sửa, cái gì từ sai mà họ có thể cải thiện tốt hơn thì chúng ta nên ủng hộ.
- Về phía khán giả và giới chuyên môn nên có cách ứng xử như thế nào?
Bất cứ người nào có tâm hồn nghệ sĩ, họ đều có lòng tự trọng rất lớn, không ai lại đi làm những hành động mà bị người khác gọi là “ăn cắp” hoặc “đạo ý tưởng”, trừ khi họ không nghĩ như thế.
Tôi rất đồng quan điểm với anh Võ Thiện Thanh khi nhìn về vấn đề này, rằng có những lúc gặp phải những tai nạn nghề nghiệp trong đời, nhưng không vì thế mà tự chặn lại sự nghiệp mà hãy quên đi để làm cái khác tốt hơn. Đây là suy nghĩ vô cùng nhân văn.
Để đối xử với những bạn trẻ chẳng may có suy nghĩ lệch lạc khi làm nhạc, tôi nghĩ những người bên ngoài thay vì có những dè bỉu, công kích thì nên có tấm lòng mở để giúp họ có cái nhìn đúng hơn, làm những sản phẩm tốt hơn.
Điều này cũng giống như giáo dục con cái trong nhà vậy. Khi con hư, nếu ba mẹ đánh thì nó sẽ tức và lì lợm hơn mà thôi.
- Có phải việc khán giả ngày nay có cơ hội tiếp cận rộng rãi với nền âm nhạc của quốc tế là nguyên nhân dẫn đến cái nhìn quá khắt khe với nhạc Việt?
Suy nghĩ này hoàn toàn sai. Có những cái mà người được học nhạc nghe sẽ bị người bình thường cho là khó nghe, vì họ thật sự đang nghe nhạc, còn người thường chỉ đơn thuần tìm đến âm nhạc để giải trí.
Cũng vì nhu cầu được giải trí nên họ càng ngày càng đòi hỏi về số lượng các tác phẩm, về thể loại âm nhạc, cách thể hiện phải thật đa dạng cùng hằng hà vô số điều khác, thậm chí họ họ hiểu biết và có thể phân tích một tác phẩm nhiều hơn chúng ta nghĩ rất nhiều lần.
Khán giả có quyền riêng của họ, có quyền nghe hoặc không nghe và phán xét. Nhưng họ cũng không bao giờ quay lưng nếu chúng ta vẫn làm ra được những sản phẩm khiến họ quan tâm
- Ngoài viêc đạo nhạc, một vấn đề gây tranh cãi thời gian gần đây là các ca khúc cũ được biến tấu lại trong bản bản phối mới như Chú đại bi trên nền nhạc dance, chèn rap vào "Lan và Điệp"… Anh nghĩ sao về việc này?
Ngày xưa khi Stravinsky đem vở Con chim lửa đi công diễn ở Pháp, ông ấy đã bị khán giả phản đối vì dám thử nghiệp chơi những nhịp lẻ vào ba lê khiến họ khó nghe và người diễn viên cũng không thể trình diễn.
Với nghệ thuật từ xưa đến nay, chuyện này là bình thường khi có người làm ra những món ăn mới và khác với khẩu vị đã quá quen thuộc của mỗi người.
Nếu sự thay đổi này hay và có giá trị thật sự thì nó sẽ tồn tại, ngược lại, sẽ nhanh chóng chìm vào quên lãng. Có người ủng hộ thì cũng có người phản đối.
- Thời gian gần đây, khán giả ít có dịp được thưởng thức các các tác mới của anh. Phải chăng anh đã cạn nguồn cảm xúc và ý tưởng?
Tôi sáng tác ít hơn ngày xưa mà dành thời gian để nghiên cứu âm nhạc, soạn những tài liệu để giảng dạy. Tùy thời điểm, từng người sẽ có đam mê khác nhau.
Ngày xưa, công việc của tôi đòi hỏi phải có những bài hát cho dự án của mình. Thật ra đó cũng chỉ là những sáng tác phổ thông, mang tính thương mại, giải trí là chính chứ không thuần là tác phẩm nghệ thuật.
Hiện tại, tôi cũng không hợp tác với các ca sỹ như trước vì công việc này chẳng đem lại bất cứ lợi ích hay nguồn thu nhập nào cả.
Theo Zing
- Anh nhận định gì về những tranh cãi về việc đạo nhạc trong thời gian vừa qua?
Tôi để ý thời gian sau này, mọi người tự cho mình quyền đi quá xa, tự phán xét những thứ mà mình không biết hoặc chưa biết rõ. Nhiều người thậm chí rơi vào trạng thái ngộ nhận, tự cảm thấy có gì đó hơi giống giống rồi tự đưa ra quyết định của riêng mình.
Cách giải quyết hay nhất là mọi người nên dừng nói và bàn luận về những vấn đề này vì nó không mang lại bất cứ một kết quả nào. Bản thân tôi cũng không muốn nói nhiều nữa.
Âm nhạc luôn luôn có sự kế thừa và trào lưu, thời kỳ nào cũng thế. Những năm 50, 60 thế kỷ trước, hàng trăm bài hát nghe na ná nhau, nhưng bây giờ khi nghe lại, chúng ta biết được đó là âm nhạc của thời kỳ đấy.
Cách đây khoảng 10 năm, nhạc Việt có những bài hát rất nổi mang âm hưởng nhạc Hoa thời những năm 1970. 5 năm trở lại đây, xu hướng nhạc Hàn bắt đầu ảnh hưởng nhiều đến các sáng tác VPop.
Có thể không giống bài này hay bài kia, nhưng chỉ cần nghe qua người ta có thể dễ dàng nhận ra ca khúc đó mang màu sắc của Kpop. Hay cụ thể như dubstep, thì nhạc này bắt buộc phải có những điểm đặc trưng để nhận ra đó đúng là dubstep chứ không phải thể loại khác.
- Vậy theo anh, để đánh giá chính xác một ca khúc có phải là “đạo” hay không cần dựa trên những yếu tố, tiêu chí nào?
Người ta vẫn hay tranh cãi như thế nào gọi là học, thế nào là vay mượn, là “ăn cắp”. Việc này không thể nào nói rõ ra trắng đen được vì nó rất mơ hồ.
Bản thân âm nhạc cũng là một thứ rất trừu tượng mà không chuẩn mực nào có thể phán xét hoặc chụp mũ cho những trường hợp như thế. Điều chúng ta nên bàn luận là đạo đức nghề nghiệp cũng như ý thức cá nhân của người làm nhạc. Tất nhiên, điều này không ai có thể chỉ bảo cho ai được mà phải do suy nghĩ của chính họ.
- Là thành viên trong Hội đồng nghệ thuật một giải thưởng âm nhạc tới đây, anh sẽ có cách xử lý thế nào với những ca khúc rất hot nhưng không đạt những giá trị về nghệ thuật?
Chúng tôi đánh giá cao sáng tạo và loại bỏ những sáng tác quá dễ dãi, rập khuôn theo một trào lưu, chịu nhiều ảnh hưởng của yếu tố ngoại lai. Một ca khúc để được đón nhận phải có nhiều tiêu chí, người đặt ra tiêu chí này, người thì tiêu chí kia.
Còn riêng tôi, một ca khúc được nghe nhiều thì trước tiên nó phải hay, và được nhiều người cảm nhận được. Người bình thường thấy hay thì giới chuyên môn chúng tôi cũng sẽ có ý kiến tương tự. Tai của ai cũng như nhau cả, nếu khác có thì chỉ là những người trong giới như chúng tôi hiểu được vì sao nó hay mà thôi.
- Với trường hợp những ca khúc “đạo”, sẽ ứng xử ra sao?
Như tôi đã nói từ đầu, những điều này vẫn còn tranh cãi, có thể những lời tôi nói ra lúc này cũng sẽ gây ra rất nhiều tranh cãi.
Cá nhân tôi ủng hộ quyết định loại trừ các ca khúc có vay mượn dù ít hay nhiều ra khỏi các giải thưởng bởi với những người làm chuyên môn như chúng tôi, sự sáng tạo là điều đáng hoan nghênh ủng hộ, nhưng đó phải là sáng tạo của bản thân chứ không phải cái lấy của người khác.
Tất nhiên đây chỉ là quan điểm cá nhân, còn để đưa ra quyết định cuối cùng vẫn phải chờ sự thống nhất của cả hội đồng nghệ thuật.
Nhưng tôi vẫn giữ ý kiến rằng, đã sai thì nên sửa, cái gì từ sai mà họ có thể cải thiện tốt hơn thì chúng ta nên ủng hộ.
"Cá nhân tôi ủng hộ quyết định loại trừ các ca khúc có vay mượn dù ít hay nhiều ra khỏi các giải thưởng". |
- Về phía khán giả và giới chuyên môn nên có cách ứng xử như thế nào?
Bất cứ người nào có tâm hồn nghệ sĩ, họ đều có lòng tự trọng rất lớn, không ai lại đi làm những hành động mà bị người khác gọi là “ăn cắp” hoặc “đạo ý tưởng”, trừ khi họ không nghĩ như thế.
Tôi rất đồng quan điểm với anh Võ Thiện Thanh khi nhìn về vấn đề này, rằng có những lúc gặp phải những tai nạn nghề nghiệp trong đời, nhưng không vì thế mà tự chặn lại sự nghiệp mà hãy quên đi để làm cái khác tốt hơn. Đây là suy nghĩ vô cùng nhân văn.
Để đối xử với những bạn trẻ chẳng may có suy nghĩ lệch lạc khi làm nhạc, tôi nghĩ những người bên ngoài thay vì có những dè bỉu, công kích thì nên có tấm lòng mở để giúp họ có cái nhìn đúng hơn, làm những sản phẩm tốt hơn.
Điều này cũng giống như giáo dục con cái trong nhà vậy. Khi con hư, nếu ba mẹ đánh thì nó sẽ tức và lì lợm hơn mà thôi.
- Có phải việc khán giả ngày nay có cơ hội tiếp cận rộng rãi với nền âm nhạc của quốc tế là nguyên nhân dẫn đến cái nhìn quá khắt khe với nhạc Việt?
Suy nghĩ này hoàn toàn sai. Có những cái mà người được học nhạc nghe sẽ bị người bình thường cho là khó nghe, vì họ thật sự đang nghe nhạc, còn người thường chỉ đơn thuần tìm đến âm nhạc để giải trí.
Cũng vì nhu cầu được giải trí nên họ càng ngày càng đòi hỏi về số lượng các tác phẩm, về thể loại âm nhạc, cách thể hiện phải thật đa dạng cùng hằng hà vô số điều khác, thậm chí họ họ hiểu biết và có thể phân tích một tác phẩm nhiều hơn chúng ta nghĩ rất nhiều lần.
Khán giả có quyền riêng của họ, có quyền nghe hoặc không nghe và phán xét. Nhưng họ cũng không bao giờ quay lưng nếu chúng ta vẫn làm ra được những sản phẩm khiến họ quan tâm
- Ngoài viêc đạo nhạc, một vấn đề gây tranh cãi thời gian gần đây là các ca khúc cũ được biến tấu lại trong bản bản phối mới như Chú đại bi trên nền nhạc dance, chèn rap vào "Lan và Điệp"… Anh nghĩ sao về việc này?
Ngày xưa khi Stravinsky đem vở Con chim lửa đi công diễn ở Pháp, ông ấy đã bị khán giả phản đối vì dám thử nghiệp chơi những nhịp lẻ vào ba lê khiến họ khó nghe và người diễn viên cũng không thể trình diễn.
Với nghệ thuật từ xưa đến nay, chuyện này là bình thường khi có người làm ra những món ăn mới và khác với khẩu vị đã quá quen thuộc của mỗi người.
Nếu sự thay đổi này hay và có giá trị thật sự thì nó sẽ tồn tại, ngược lại, sẽ nhanh chóng chìm vào quên lãng. Có người ủng hộ thì cũng có người phản đối.
- Thời gian gần đây, khán giả ít có dịp được thưởng thức các các tác mới của anh. Phải chăng anh đã cạn nguồn cảm xúc và ý tưởng?
Tôi sáng tác ít hơn ngày xưa mà dành thời gian để nghiên cứu âm nhạc, soạn những tài liệu để giảng dạy. Tùy thời điểm, từng người sẽ có đam mê khác nhau.
Ngày xưa, công việc của tôi đòi hỏi phải có những bài hát cho dự án của mình. Thật ra đó cũng chỉ là những sáng tác phổ thông, mang tính thương mại, giải trí là chính chứ không thuần là tác phẩm nghệ thuật.
Hiện tại, tôi cũng không hợp tác với các ca sỹ như trước vì công việc này chẳng đem lại bất cứ lợi ích hay nguồn thu nhập nào cả.
Theo Zing
Bình luận