Chiều 3/1, gia đình nhạc sĩ "Lá đỏ" cho biết ông đã được người nhà đưa vào cấp cứu tại BV Nhân dân Gia Định sáng 2/1 sau khi thấy triệu chứng ho ra máu. Hiện ông đang trong tình trạng hôn mê.
Anh Lưu Hà Xuyên, con trai của nhạc sĩ Hoàng Hiệp, cho biết: “Sau tai nạn bị gãy chân, ba tôi bị bệnh tai biến, 3 lần tái bệnh dẫn đến việc phải nằm một chỗ suốt 3 năm qua. Đến hôm qua ông ho ra máu, gia đình đã đưa ông vào bệnh viện cấp cứu. Gia đình quyết định “còn nước, còn tát” và cầu nguyện cho ba tôi sẽ vượt qua được”.
Nhạc sĩ Hoàng Hiệp tên thật là Lưu Trần Nghiệp, bút danh là Lưu Nguyễn. Ông sinh ngày 1-10-1931 ở xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới - An Giang. Ông tham gia cách mạng vào năm 1945, tham gia vào đoàn Tuyên truyền lưu động Long Xuyên, sau chuyển về đoàn văn công và phân hội Văn nghệ Long Châu Hà.
Nhạc sĩ Hoàng Hiệp bắt đầu sáng tác từ năm 1948, tuy nhiên những tác phẩm thật sự để đời của ông chỉ xuất hiện trong những giai đoạn sáng tác sau đó vài thập kỷ.
Giáo sư Ca Lê Thuần, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TP.HCM, cho biết: “Việc tập kết ra miền Bắc như một khởi điểm cho cảm hứng của ông, để đến năm 1957 ông cho ra đời bài hát Câu hò bên bờ Hiền Lương, sáng tác chung với nhạc sĩ Đằng Giao, được xem là điểm khởi đầu cho sự nghiệp sáng tác chuyên nghiệp của ông. Trong vòng 20 năm sống ở Hà Nội ông đã viết hơn 100 bài hát, nhiều bài trong đó tiêu biểu cho dòng nhạc cách mạng thời kỳ chống Mỹ như Lá đỏ, Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây, Cô gái vót chông, Ngọn đèn đứng gác…”.
Ngoài sáng tác ca khúc, Hoàng Hiệp còn viết nhạc cho kịch nói như: Người ven đô, Màu giấy mới, Xa thành phố yêu dấu...; nhạc cho các vở cải lương Thái hậu Dương Vân Nga, Tiền và Nghĩa; viết nhạc cho phim truyện và phim tài liệu: Cánh đồng mơ ước, Bản nhạc người tù, Mùa gió chướng, Nơi gặp gỡ của tình yêu, Biệt động Sài Gòn... Ông còn là dịch giả cuốn Nhạc lý cơ bản của Spasspbine và là tác giả của nhiều sách giáo khoa âm nhạc.
Năm 2000, nhạc sĩ Hoàng Hiệp được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật cho các tác phẩm: Câu hò bên Bến Hiền Lương, Cô gái vót chông, Ngọn đèn đứng gác, Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây, Viếng Lăng Bác, Nhớ về Hà Nội.
Theo NLĐ
Nhạc sĩ Hoàng Hiệp |
Nhạc sĩ Hoàng Hiệp tên thật là Lưu Trần Nghiệp, bút danh là Lưu Nguyễn. Ông sinh ngày 1-10-1931 ở xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới - An Giang. Ông tham gia cách mạng vào năm 1945, tham gia vào đoàn Tuyên truyền lưu động Long Xuyên, sau chuyển về đoàn văn công và phân hội Văn nghệ Long Châu Hà.
Nhạc sĩ Hoàng Hiệp bắt đầu sáng tác từ năm 1948, tuy nhiên những tác phẩm thật sự để đời của ông chỉ xuất hiện trong những giai đoạn sáng tác sau đó vài thập kỷ.
Giáo sư Ca Lê Thuần, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TP.HCM, cho biết: “Việc tập kết ra miền Bắc như một khởi điểm cho cảm hứng của ông, để đến năm 1957 ông cho ra đời bài hát Câu hò bên bờ Hiền Lương, sáng tác chung với nhạc sĩ Đằng Giao, được xem là điểm khởi đầu cho sự nghiệp sáng tác chuyên nghiệp của ông. Trong vòng 20 năm sống ở Hà Nội ông đã viết hơn 100 bài hát, nhiều bài trong đó tiêu biểu cho dòng nhạc cách mạng thời kỳ chống Mỹ như Lá đỏ, Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây, Cô gái vót chông, Ngọn đèn đứng gác…”.
Ngoài sáng tác ca khúc, Hoàng Hiệp còn viết nhạc cho kịch nói như: Người ven đô, Màu giấy mới, Xa thành phố yêu dấu...; nhạc cho các vở cải lương Thái hậu Dương Vân Nga, Tiền và Nghĩa; viết nhạc cho phim truyện và phim tài liệu: Cánh đồng mơ ước, Bản nhạc người tù, Mùa gió chướng, Nơi gặp gỡ của tình yêu, Biệt động Sài Gòn... Ông còn là dịch giả cuốn Nhạc lý cơ bản của Spasspbine và là tác giả của nhiều sách giáo khoa âm nhạc.
Năm 2000, nhạc sĩ Hoàng Hiệp được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật cho các tác phẩm: Câu hò bên Bến Hiền Lương, Cô gái vót chông, Ngọn đèn đứng gác, Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây, Viếng Lăng Bác, Nhớ về Hà Nội.
Theo NLĐ
Bình luận