Phóng viên mời chuyên gia đến khảo sát, tính toán 2 nhà vệ sinh giá “khủng”, kết quả đưa ra giá thực tế thấp hơn gần 6 lần.
Mặc dù vậy, ông Phu gián tiếp thừa nhận: “Đáng ra phải đề nghị thay đổi thiết kế giảm hơn, gọn hơn để đỡ tốn nhưng do “ông” Ban quản lý dự án nhà tôi (Ban quản lý dự án Sở GD-ĐT - PV) máy móc quá nên không điều chỉnh những thiết kế tốn kém đó. Họ cứ có mẫu ở trên đưa xuống là cứ thế làm theo”.
Trả lời câu hỏi: “Vì sao một số nhà vệ sinh của các trường thi công sai thiết kế bằng cách giảm diện tích so với thiết kế, xây dựng các bệ tiểu đơn giản hơn so với thiết kế ?”, ông Phu nói: “Cái này chúng tôi cũng không rõ lắm”.
Còn riêng việc một trường tiểu học nhưng có đến 3 nhà vệ sinh (2 mới, 1 cũ), ông Phu cũng nói: “Không rõ lắm”. Ông tuyên bố: “Chúng tôi sẽ cho kiểm tra lại, cái nào được làm sau, cái nào được làm trước. Lẽ ra anh làm sau, khi biết đã có nhà vệ sinh vừa làm rồi phải dừng lại, chứ một trường có 2 cái như vậy là sai”.
Cũng theo lời ông Phu, hiện nay Sở GD-ĐT đã và đang thực hiện 24 công trình. “Sắp tới, chúng tôi sẽ điều chỉnh thiết kế cho giá thành giảm xuống, phù hợp hơn; đồng thời tiến hành rà soát lại toàn bộ công trình đã triển khai, kiểm điểm những cá nhân, đơn vị sai phạm…” - ông nhấn mạnh.
Giá thực thấp gần 6 lần
Trong chiều 11/6, để xác định giá thành các công trình xây dựng, chúng tôi đã mời một nhà thầu chuyên nhận các công trình xây dựng cơ bản đến đo đạc, tính toán toàn bộ vật tư đã xây dựng tại 2 nhà vệ sinh Trường Tiểu học Năng An (tổng mức đầu tư 721 triệu đồng) và Trường Tiểu học Đức Thắng (tổng mức đầu tư 560 triệu đồng).
Sau khi đo đạc diện tích, các vật dụng bên trong được sử dụng tại hai nhà vệ sinh Trường Tiểu học Năng An, ông Nguyễn Văn Thạch, đại diện nhà thầu trên, tính toán: “Nhìn phần nỗi bên trên của công trình nhà vệ sinh có diện tích chưa đầy 40m2 và hệ thống nước, những vật dụng loại thường bên trong thì tôi có thể cam đoan không quá 100 triệu đồng.
Nếu phía dưới cho đổ 10 khối bê tông đi nữa (10 khối tương đương sàn nhà 100m2) hiện nay cũng chỉ 11 triệu đồng. Nhưng ở đây công trình nhà vệ sinh chưa đầy 40m2 chắc chắn không tới 10 khối. Nếu tính toán toàn bộ chi phí xây dựng nhà vệ sinh cùng hệ thống nước ở đây, chúng tôi nhận không quá 130 triệu đồng”.
Tại Trường Tiểu học Đức Thắng, sau khi đo đạc diện tích chưa đầy 50m2, khảo sát thiết kế, các vật liệu đã sử dụng… ông Thạch đưa ra giá nhận thực tế công trình không quá 100 triệu đồng. “Cũng có những nhà vệ sinh họ làm 500 triệu đồng với những vật dụng bên trong cực kỳ sang trọng, có cả camera, hệ thống nước nóng lạnh…
Còn ở nhà vệ sinh Trường Tiểu học Đức Thắng, dù chi phí lên tới 560 triệu đồng nhưng lại chẳng có gì bên trong là quá vô lý. Cái giá này tương đương với xây dựng cái nhà 1 tấm, diện tích 100m2”- ông Thạch tính toán.
“Với thiết kế nhà vệ sinh như vậy, làm sao mà công trình lại có tổng mức cao như thế. Rõ ràng ở khâu thẩm định giá có vấn đề. Muốn biết chính xác việc đội vốn này lên bao nhiêu, chỉ cần tính toán thiết kế so với giá thực tế được ban hành thì sẽ biết rõ”- ông Thạch cho biết thêm.
Liên tiếp sau hàng loạt nhà vệ sinh được xây 600 triệu đồng theo “Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn” với nhiều bất thường như xây sai thiết kế, giảm bớt vật tư…, lãnh đạo Sở GD-ĐT Quảng Ngãi vẫn phủ nhận vụ việc.
Nhiều việc… “không rõ lắm” !
Sáng 11/6, trao đổi với phóng viên, ông Đỗ Văn Phu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Ngãi, cho rằng sở dĩ nhà vệ sinh xây có giá cao như vậy là vì tuân thủ theo các thiết kế chung của Bộ GD-ĐT. Ông Phu giải thích: “Những thiết kế này bao giờ cũng nặng hơn, giá thành cao hơn địa phương vì nền móng phải làm bền vững, tường phải làm dày…”.
Nhà vệ sinh Trường tiểu học Năng An ở Quảng Ngãi có giá "khủng" 721 triệu đồng |
Mặc dù vậy, ông Phu gián tiếp thừa nhận: “Đáng ra phải đề nghị thay đổi thiết kế giảm hơn, gọn hơn để đỡ tốn nhưng do “ông” Ban quản lý dự án nhà tôi (Ban quản lý dự án Sở GD-ĐT - PV) máy móc quá nên không điều chỉnh những thiết kế tốn kém đó. Họ cứ có mẫu ở trên đưa xuống là cứ thế làm theo”.
Trả lời câu hỏi: “Vì sao một số nhà vệ sinh của các trường thi công sai thiết kế bằng cách giảm diện tích so với thiết kế, xây dựng các bệ tiểu đơn giản hơn so với thiết kế ?”, ông Phu nói: “Cái này chúng tôi cũng không rõ lắm”.
Còn riêng việc một trường tiểu học nhưng có đến 3 nhà vệ sinh (2 mới, 1 cũ), ông Phu cũng nói: “Không rõ lắm”. Ông tuyên bố: “Chúng tôi sẽ cho kiểm tra lại, cái nào được làm sau, cái nào được làm trước. Lẽ ra anh làm sau, khi biết đã có nhà vệ sinh vừa làm rồi phải dừng lại, chứ một trường có 2 cái như vậy là sai”.
Cũng theo lời ông Phu, hiện nay Sở GD-ĐT đã và đang thực hiện 24 công trình. “Sắp tới, chúng tôi sẽ điều chỉnh thiết kế cho giá thành giảm xuống, phù hợp hơn; đồng thời tiến hành rà soát lại toàn bộ công trình đã triển khai, kiểm điểm những cá nhân, đơn vị sai phạm…” - ông nhấn mạnh.
Giá thực thấp gần 6 lần
Trong chiều 11/6, để xác định giá thành các công trình xây dựng, chúng tôi đã mời một nhà thầu chuyên nhận các công trình xây dựng cơ bản đến đo đạc, tính toán toàn bộ vật tư đã xây dựng tại 2 nhà vệ sinh Trường Tiểu học Năng An (tổng mức đầu tư 721 triệu đồng) và Trường Tiểu học Đức Thắng (tổng mức đầu tư 560 triệu đồng).
Sau khi đo đạc diện tích, các vật dụng bên trong được sử dụng tại hai nhà vệ sinh Trường Tiểu học Năng An, ông Nguyễn Văn Thạch, đại diện nhà thầu trên, tính toán: “Nhìn phần nỗi bên trên của công trình nhà vệ sinh có diện tích chưa đầy 40m2 và hệ thống nước, những vật dụng loại thường bên trong thì tôi có thể cam đoan không quá 100 triệu đồng.
Nếu phía dưới cho đổ 10 khối bê tông đi nữa (10 khối tương đương sàn nhà 100m2) hiện nay cũng chỉ 11 triệu đồng. Nhưng ở đây công trình nhà vệ sinh chưa đầy 40m2 chắc chắn không tới 10 khối. Nếu tính toán toàn bộ chi phí xây dựng nhà vệ sinh cùng hệ thống nước ở đây, chúng tôi nhận không quá 130 triệu đồng”.
Tại Trường Tiểu học Đức Thắng, sau khi đo đạc diện tích chưa đầy 50m2, khảo sát thiết kế, các vật liệu đã sử dụng… ông Thạch đưa ra giá nhận thực tế công trình không quá 100 triệu đồng. “Cũng có những nhà vệ sinh họ làm 500 triệu đồng với những vật dụng bên trong cực kỳ sang trọng, có cả camera, hệ thống nước nóng lạnh…
Còn ở nhà vệ sinh Trường Tiểu học Đức Thắng, dù chi phí lên tới 560 triệu đồng nhưng lại chẳng có gì bên trong là quá vô lý. Cái giá này tương đương với xây dựng cái nhà 1 tấm, diện tích 100m2”- ông Thạch tính toán.
“Với thiết kế nhà vệ sinh như vậy, làm sao mà công trình lại có tổng mức cao như thế. Rõ ràng ở khâu thẩm định giá có vấn đề. Muốn biết chính xác việc đội vốn này lên bao nhiêu, chỉ cần tính toán thiết kế so với giá thực tế được ban hành thì sẽ biết rõ”- ông Thạch cho biết thêm.
Bình luận