(VTC News) - PGS Hà Đình Đức chia sẻ đã rất buồn khi biết "cụ" rùa Hồ Gươm qua đời nhưng điều đó phù hợp với quy luật tự nhiên.
Khi biết được thông "cụ" rùa qua đời từ một cán bộ ban quản lý Hồ Gươm, PGS Hà Đình Đức (người có hơn 20 năm nghiên cứu và bảo vệ loài rùa quý hiếm ở Hồ Gươm) “hoàn toàn không muốn tin” đó là sự thật.
Ông Đức cảm thấy buồn và nuối tiếc. Đó là cảm giảm mất đi một cái gì đó thiêng liêng, một biểu tượng gắn bó rất gần gũi với ông Đức và những người dân Thủ đô.
“Tôi biết được cụ ra đi rất đột ngột”, ông Đức nói.
PGS Hà Đình Đức cho biết trước đó ngày 18/1 ông cũng đã lên Hồ Gươm nhưng không gặp cụ rùa nổi lên. Tuy nhiên, PGS Đức cũng được một người thợ ảnh ở Hồ Gươm cho xem hình ảnh của cụ rùa nổi lên trước đó không lâu.
Ông Đức buồn vì thời gian gần cũng không thường xuyên lên thăm “cụ” rùa.
Tối ngày 19/1, sau khi có thông tin “cụ” rùa mất, nhiều phóng viên báo đài đã gọi để xin thông tin nhưng ông đã phải tắt máy vì chưa thể phát ngôn một cách chính xác. Sau đó, ông Đức được UBND TP Hà Nội mời lên làm việc, góp ý về cách bảo quản cụ Rùa.
Cuộc họp diễn ra vào lúc 20h30 ngày 19/1. Cuộc họp do Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung chủ trì. Kết thúc cuộc họp, lãnh đạo TP.Hà Nội cho biết sẽ có thông cáo báo chí chính thức về sự việc.
Khi được hỏi quan điểm về sự việc, PGS Hà Đình Đức chia sẻ: “Việc cụ rùa mất cũng là quy luật tự nhiên thôi”.
Ông Đức cho rằng rùa Hồ Gươm là một sinh vật gắn liền với đời sống văn hóa tâm linh của người Việt. Vì vậy, sự việc này được nhân dân rất quan tâm. Tuy nhiên, không nên vì thế mà suy diễn sang những vấn đề khác.
PGS Đức cho rằng những phát ngôn liên quan đến cái chết của “cụ” rùa cũng phải rất thận trọng, không thể suy diễn một cách tùy tiện gây hoang mang trong xã hội.
Là người nghiên cứu về rùa Hồ Gươm nhiều năm, PGS Hà Đình Đức đã có nhiều lần chứng kiến trực tiếp “cụ” rùa nổi lên.
Lần cuối cùng ông Đức được tiếp xúc gần đây nhất với rùa Hồ Gươm chính là lần mà “cụ” được đưa lên bờ để chữa trị vết thương do rùa tai đỏ cắn. Lúc chữa bệnh xong, mai rùa rất nhẵn và bóng.
“Lần nổi lên gần nhất của rùa hồ Gươm chính là ngày 21/12/2015 và “cụ” nổi hơn 2 tiếng để sưởi nắng”, ông Đức thông tin.
Nói về phương án ướp xác rùa Hồ Gươm, PGS Đức cho rằng quyết định cuối cùng vẫn phụ thuộc vào UBND TP.Hà Nội nhưng nên đặt tại khu vực Hồ Gươm hoặc trung tâm văn hóa Hồ Gươm. Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng nên đặt tại đền Ngọc Sơn.
Hiện tại, xác “cụ” rùa đang được bảo quản sau đó sẽ làm tiêu bản để lưu giữ được lâu dài.
PGS Đức cũng hoan nghênh việc lưu giữa rùa Hồ Gươm trong bảo tàng cho thế hệ con cháu mai sau. “Vì rùa hồ Gươm mang biểu tượng hòa bình, độc lập. Có ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với người dân cả nước nói chung và người dân Thủ đô nói riêng”, ông Đức nói.
Trước đó, PGS Hà Đình Đức cũng đã từng 2 lần gửi đơn thư đề nghị Hà Nội công nhận rùa Hồ Gươm là báu vật quốc gia cần phải bảo tồn, cần phải có những lần khám chữa bệnh định kỳ.
Ông Đức cũng đã từng đề nghị đưa rùa Hồ Gươm vào Sách đỏ và công nhận là báu vật quốc gia.
Phạm Thịnh
Khi biết được thông "cụ" rùa qua đời từ một cán bộ ban quản lý Hồ Gươm, PGS Hà Đình Đức (người có hơn 20 năm nghiên cứu và bảo vệ loài rùa quý hiếm ở Hồ Gươm) “hoàn toàn không muốn tin” đó là sự thật.
PGS.TS Hà Đình Đức trong một lần tiếp cận, chăm sóc cụ rùa Hồ Gươm: Ảnh Hà Đình Đức |
Ông Đức cảm thấy buồn và nuối tiếc. Đó là cảm giảm mất đi một cái gì đó thiêng liêng, một biểu tượng gắn bó rất gần gũi với ông Đức và những người dân Thủ đô.
“Tôi biết được cụ ra đi rất đột ngột”, ông Đức nói.
PGS Hà Đình Đức cho biết trước đó ngày 18/1 ông cũng đã lên Hồ Gươm nhưng không gặp cụ rùa nổi lên. Tuy nhiên, PGS Đức cũng được một người thợ ảnh ở Hồ Gươm cho xem hình ảnh của cụ rùa nổi lên trước đó không lâu.
Ông Đức buồn vì thời gian gần cũng không thường xuyên lên thăm “cụ” rùa.
Tối ngày 19/1, sau khi có thông tin “cụ” rùa mất, nhiều phóng viên báo đài đã gọi để xin thông tin nhưng ông đã phải tắt máy vì chưa thể phát ngôn một cách chính xác. Sau đó, ông Đức được UBND TP Hà Nội mời lên làm việc, góp ý về cách bảo quản cụ Rùa.
Cuộc họp diễn ra vào lúc 20h30 ngày 19/1. Cuộc họp do Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung chủ trì. Kết thúc cuộc họp, lãnh đạo TP.Hà Nội cho biết sẽ có thông cáo báo chí chính thức về sự việc.
Khi được hỏi quan điểm về sự việc, PGS Hà Đình Đức chia sẻ: “Việc cụ rùa mất cũng là quy luật tự nhiên thôi”.
Ông Đức cho rằng rùa Hồ Gươm là một sinh vật gắn liền với đời sống văn hóa tâm linh của người Việt. Vì vậy, sự việc này được nhân dân rất quan tâm. Tuy nhiên, không nên vì thế mà suy diễn sang những vấn đề khác.
PGS Đức cho rằng những phát ngôn liên quan đến cái chết của “cụ” rùa cũng phải rất thận trọng, không thể suy diễn một cách tùy tiện gây hoang mang trong xã hội.
Là người nghiên cứu về rùa Hồ Gươm nhiều năm, PGS Hà Đình Đức đã có nhiều lần chứng kiến trực tiếp “cụ” rùa nổi lên.
Lần cuối cùng ông Đức được tiếp xúc gần đây nhất với rùa Hồ Gươm chính là lần mà “cụ” được đưa lên bờ để chữa trị vết thương do rùa tai đỏ cắn. Lúc chữa bệnh xong, mai rùa rất nhẵn và bóng.
“Lần nổi lên gần nhất của rùa hồ Gươm chính là ngày 21/12/2015 và “cụ” nổi hơn 2 tiếng để sưởi nắng”, ông Đức thông tin.
"Cụ" rùa trong Hồ Gươm vừa "qua đời" |
Nói về phương án ướp xác rùa Hồ Gươm, PGS Đức cho rằng quyết định cuối cùng vẫn phụ thuộc vào UBND TP.Hà Nội nhưng nên đặt tại khu vực Hồ Gươm hoặc trung tâm văn hóa Hồ Gươm. Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng nên đặt tại đền Ngọc Sơn.
Hiện tại, xác “cụ” rùa đang được bảo quản sau đó sẽ làm tiêu bản để lưu giữ được lâu dài.
PGS Đức cũng hoan nghênh việc lưu giữa rùa Hồ Gươm trong bảo tàng cho thế hệ con cháu mai sau. “Vì rùa hồ Gươm mang biểu tượng hòa bình, độc lập. Có ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với người dân cả nước nói chung và người dân Thủ đô nói riêng”, ông Đức nói.
Trước đó, PGS Hà Đình Đức cũng đã từng 2 lần gửi đơn thư đề nghị Hà Nội công nhận rùa Hồ Gươm là báu vật quốc gia cần phải bảo tồn, cần phải có những lần khám chữa bệnh định kỳ.
Ông Đức cũng đã từng đề nghị đưa rùa Hồ Gươm vào Sách đỏ và công nhận là báu vật quốc gia.
Phạm Thịnh
Bình luận