Kết luận này được Tiến sĩ Ignacio Palacio-Huerta thuộc Trường Kinh tế London rút ra sau khi phân tích 1.000 cú đá penalty trong kỳ World Cup và EURO.
Theo nghiên cứu của vị tiến sỹ này, tỷ lệ các đội đá trước giành chiến thắng trong loạt penalty cân não là 60%, trong khi các đội đá sau chỉ là 40%.
Nguyên nhân dẫn tới kết quả trên theo ông Ignacio là do đội đá sau thường chịu áp lực nhiều hơn so với các đội đá trước. Áp lực tâm lý sau khi cầu thủ đội bạn vừa hoàn thành xong lượt sút của mình kể cả thành công hay thất bại đều sẽ đặt nặng lên vai cầu thủ khiến họ dễ đá hỏng.
"20% là một cách biệt rất lớn. Tôi không nghĩ có nguyên do nào khác có tác động đến vậy", ông này cho biết.
Trong một nghiên cứu trước đây, 200 huấn luyện viên tham gia phỏng vấn cũng thừa nhận việc đá sau sẽ gây thêm nhiều áp lực lên vai cầu thủ.
Nghiên cứu của ông Ignacio cũng cho thấy, các cú sút vào góc cao có tỷ lệ thành công lớn hơn so với góc thấp (79% so với 71%) và không có sự khác biệt quá nhiều về tỷ lệ thành công giữa việc chọn sút sang trái, phải hay nhắm vào giữa khung thành.
Video: Cầu thủ đường phố đá phạt khiến thủ môn phải câm nín
Tiến sĩ Palacio-Huerta cho rằng, các nhà làm bóng đá nên nhìn vào kết quả nghiên cứu của ông mà thay đổi lại hình thức lá luân lưu.
Cụ thể, các đội sẽ thay phiên nhau đá trước sau theo hình thức AB BA AB.
Tính tới năm 1982, có 26 trận đấu World Cup phải phân định thắng thua trên chấm phạt đền với tỷ lệ các cú sút thành công là 71% (174 lần bóng bay vào lưới trong tổng số 240 cú sút).
Anh là đội bóng đá penalty tệ nhất trong lịch sử World Cup cho tới trước mùa hè ở Nga năm nay khi mà tỷ lệ sút thành công của họ trên chấm luân lưu chỉ dừng ở mức 66%.
Ở thái cực ngược lại, những cỗ xe tăng Đức lại có thành tích đá pen tốt nhất với tỷ lệ thành công trong các cú sút là 86%.
Bình luận