Vào một buổi sáng mùa hè tháng 7 ở Thiên Tân, Trung Quốc, một cậu bé gầy gò leo lên chiếc thang gỗ nhỏ để trèo lên một chú ngựa trắng có tên Wendy. Cậu bé với đôi má hồng tự giới thiệu: “Cháu tên là Harry và cháu 8 tuổi”.
Giấc mơ đẳng cấp
Harry dùng hai tay giữ dây cương và thúc Wendy phi nước kiệu. Sau đó, với sự giúp đỡ từ nửa tá chuyên gia đến từ Argentina, cậu thực hiện những động tác khó hơn. Một tay Harry cầm gậy polo, trông cậu giống như một hiệp sĩ trẻ tuổi trên lưng một con ngựa gỗ.
Nếu hỏi Harry và những bạn bè của cậu từ câu lạc bộ Polo rằng "các em đã làm gì hè này?”, chắc hẳn các cô cậu bé này sẽ có khá nhiều chuyện để kể hoặc viết lại. Chúng đã dành một phần của kỳ nghỉ hè để luyện tập các kỹ năng cưỡi ngựa, học nghi thức chơi polo và đua ngựa trong một khách sạn sang trọng như thể đang chơi trong sân nhà.
Hai nhiếp ảnh toàn thời gian, những người thợ chụp ảnh trong trại hè, chụp lại mỗi bước chân của các bậc phụ huynh, ông bà của những “công chúa, hoàng tử” để họ biết mình đã nhận lại được những gì sau khi bỏ ra 10.000 nhân dân Tệ, tức khoảng 1.500 USD/tuần.
Những gia đình thượng lưu, trung lưu ở Trung Quốc đang rất thiếu thốn sự lựa chọn các chương trình học hè cho con cháu họ.
Không lâu trước đây, hầu hết trẻ em Trung Quốc dành kỳ nghỉ hè để vui chơi bên ngoài hoặc giúp đỡ cha mẹ. Việc thu nhập của các gia đình tăng lên và cạnh tranh trong ngành giáo dục đang ngày càng trở nên khốc liệt đã biến những tháng mùa hè thành một mặt trận trong "cuộc chạy đua vũ trang giáo dục" của Trung Quốc.
Sau nhiều thập kỷ chuyển đổi sang nền kinh tế lớn thành công, Trung Quốc ngày càng có nhiều của cải nhưng đi cùng với đó, chênh lệch khoảng cách giàu nghèo cũng trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết.
Cuộc khảo sát gần đây của Đại học Bắc Kinh đã ước tính rằng 1% những người giàu nhất nước kiểm soát một phần ba của cải quốc gia. Trong khi đó, 25% người nghèo chỉ nắm giữ 1% số tài sản đó.
Đối với những “kỵ sĩ nhí” như cậu bé Harry, mùa hè có nghĩa là mùa mài giũa những kỹ năng được tin rằng sẽ giúp những cậu mở toang cánh cổng vào các trường đại học hàng đầu như Oxford, Cambridge, kể cả Ivy League (nhóm trường đại học tư thục ưu tú và lâu đời nhất nước Mỹ).
Cơn khát lớp học kỹ năng
Đối với tầng lớp trung lưu đông đảo của Trung Quốc, mùa hè là để tìm thêm những khóa học nâng cao, các lớp bổ sung kỹ năng cho con em họ. Ngay cả những gia đình đang gặp khó khăn cũng cảm thấy cần phải bắt kịp xu thế trong cuộc chạy đua giáo dục này. Họ gom góp tiền tiết kiệm của cả gia đình và phóng tay chi trả cho tất cả các lớp học thêm trong tầm với.
"Lĩnh vực kinh doanh này đang bùng nổ”, ông Luo Moming, phó chủ tịch trường tư thục New Oriental được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ, cho biết.
Khi Lou còn là một đứa trẻ, hình ảnh trại hè, ít nhất là theo cách những người Mỹ hiểu, là một khái niệm khá trừu tượng. Sinh ra vào năm 1975, cậu bé Lou ngày ấy đã trải qua mùa hè bằng việc chạy chơi trên những con đường ở Vũ Hán - thành phố miền trung Trung Quốc, trong khi cha mẹ cậu đi làm.
Điều này đã thay đổi một cách chóng mặt. Việc mở cửa kinh tế vào cuối những năm 1970 đã khiến hàng trăm triệu người chuyển từ công việc đồng áng sang làm việc trong những nhà máy, thành phố lớn và trở thành tầng lớp trung lưu mới trong xã hội.
Nhờ vào chính sách một con, thế hệ lớn lên trong những năm 1980, 1990, 2000 hầu hết đều không có anh chị em. Bố mẹ và ông bà vì vậy đặt rất nhiều kỳ vọng, đầu tư vào đứa trẻ duy nhất trong gia đình như một cách để cải thiện vị thế xã hội trong mắt người khác bằng cách gửi các “tiểu hoàng tử”, “tiểu công chúa” đến các lớp tiếng Anh và toán học.
Sự bùng nổ giáo dục ngoài cho trẻ em hiện nay chính là sự tăng cường của xu hướng đó. Các gia đình Trung Quốc hiện giàu có cả về vật chất lẫn tinh thần, có nhiều điều kiện để thụ hưởng các nền giáo dục tốt hơn bao giờ hết, nhưng kỳ lạ thay, tốc độ tăng trưởng đang chậm lại và dường như có một nỗi sợ hãi về việc bị bỏ lại phía sau.
Tại trường tư thục New Oriental, doanh thu cho việc cung cấp các lớp học ngoại khóa cho trẻ em đã tăng trưởng hơn 35% trong năm qua. Mặc dù ngày càng có nhiều bậc cha mẹ quan tâm đến các môn ngoại khóa như vẽ tranh hay thể thao, những chương trình phổ biến nhất lại hướng tới các lớp học và bài kiểm tra.
Các bậc phụ huynh ở tầng lớp trung lưu không thích hình thức cắm trại, thay vào đó, lại ưa chuộng các chương trình học chuyên sâu và đi trước việc học ở trên lớp hơn, ông Lou cho biết. Bằng cách đó, con cái của họ có thể vượt qua bài kiểm tra để vào một trường trung học tốt, có được một khởi đầu thuận lợi khi vào cấp 3, cũng như kỳ thi vào đại học.
Một số cha mẹ và ông bà phàn nàn rằng trẻ em ngày nay quá được nuông chiều. Chắc hẳn điều này là đúng khi một lượng không nhỏ các bậc phụ huynh gửi con em họ đến trường quân đội hoặc các trại hè giảm cân.
Tùy vào sở thích và phong cách, nhiều bậc phụ huynh có thể gửi con em mình đến những trại hè thiên nhiên, cho các em trải nghiệm thực tế cuộc sống nông thôn, gặp gỡ những người nông dân và lần đầu tiên thấu hiểu sự vất vả trong lao động. Những bậc cha mẹ khác lại có thể để con cái tìm hiểu thư pháp và các nghi thức cúng trong đền...
Nhiều bậc phụ huynh Trung Quốc tin rằng việc học các kỹ năng cưỡi ngựa, chơi polo, nấu ăn, tham gia các trại hè tiếng Anh và toán học... sẽ giúp con em họ mở rộng cánh cửa đại học các trường hàng đầu thế giới như Oxford, Cambridge, Ivy League. Ảnh: Getty
Trại hè “Gấp đôi chất lượng cuộc sống” (6.980 Nhân dân tệ, khoảng 1000USD/tuần) của bà Kaixin Mama dành cho cả phụ huynh lẫn học sinh. Trọng tâm của khóa học là cải thiện giao tiếp và phát triển kỹ năng sống tốt hơn (đương nhiên là cũng có thể cả điểm số sẽ cao hơn)
Cô Cao Kaixin, người điều hành chương trình, cho biết ngày càng có nhiều phụ huynh trung lưu muốn giúp con cái của họ trở nên hạnh phúc và được giáo dục tốt. Ngay kể cả đối với các gia đình thuộc tầng lớp siêu giàu, những gia đình mà con cái họ có thể bỏ qua kỳ thi quốc gia vào đại học để tiến thẳng tới bài thi SAT (để đi du học Mỹ) thì các chương trình học hè cũng vẫn mang ý nghĩa là tập trung hơn cho tương lai.
Tại trại hè polo ở Thiên Tân, giữa các lớp võ thuật thực hành, lớp học làm bánh, lớp học nấu ăn và cưỡi ngựa, các em còn được tìm hiểu về những việc cần phải làm để nhận được nền giáo dục đẳng cấp ở những ngôi trường có tên tuổi. Khi được hỏi trong tương lai muốn học ở trường nào, cô bé Chloe 12 tuổi trả lời: "Harvard ạ”.
Video phụ nữ nhà giàu Trung Quốc rủ nhau đi ăn trộm để...giải sầu
Bình luận