Xếp hàng dài, chen lấn để mua hàng, người mua tỏ ra mệt mỏi khi mua hàng tại Lotte Center, 1 trong những trung tâm thương mại mới dành cho giới nhà giàu Hà Nội.
Nhà giàu cũng mệt
Ngay từ những ngày đầu khai trương, một số người đến Lotte Center đều cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ sau một vòng đi ngắm và tham quan nơi được mệnh danh là dành cho giới nhà giàu Hà Nội. Hầu hết khách đều thất vọng vì dịch vụ này chưa được khai trương như lời hứa từ phía chủ đầu tư tòa nhà.
Chị Nguyễn Thị Lê (Hoàng Mai, Hà Nội), cho biết: “Lúc đầu mình cũng háo hức, nhưng khi tới mua sắm thực sự thất vọng. So với các trung tâm thương mại khác, quy mô mặt hàng ở đây tương đối nhỏ, chưa thực sự nổi bật. Bên cạnh đó, để mua được một con gà quay trong siêu thị, người tiêu dùng phải xếp hàng gần tiếng đồng hồ”.
Chị Lê cho biết thêm, số quầy thanh toán cũng ít nên người mua cũng lại phải chờ đợi. “Với cách bán hàng kiểu bao cấp thế này, chắc chắn người giàu chẳng bao giờ quay lại lần hai”, chị Lê nói.
Tương tự như vậy, anh Lưu Quang Pháp (Ba Đình, Hà Nội) cũng tỏ vẻ mệt mỏi sau khi đưa gia đình đến đây. Anh Pháp nhận xét, khu vực siêu thị ở tầng hầm và sảnh tòa nhà thường rất lộn xộn. Người mua hàng không có cảm giác thoải mái khi đi chơi và mua sắm tại đây. Bên cạnh đó, các mặt hàng cũng ít ỏi.
Ngoài ra, không ít khách tham quan tòa nhà cao thứ hai Việt Nam phải thất vọng vì cảnh giao thông hỗn loạn. Từ khi trung tâm Lotte đi vào hoạt động, tại ngã tư Liễu Giai, Đào Tấn thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc đường, giao thông lộn xộn do khách đến tham quan tòa nhà đông, lượng người tham gia giao thông lớn.
Khai trương đầu tháng 9, Lotte Center được chủ đầu tư công bố là một trong những trung tâm mua sắm mới dành cho giới nhà giàu Hà Nội. Trả lời báo chí, đại diện chủ đầu tư khẳng định, dự án sẽ tập trung vào các dịch vụ hướng đến các đối tượng là khách cao cấp. Chính vì thế, trung tâm thương mại này không có rạp chiếu phim.
“Theo quan điểm của tôi, bất kỳ nước nào trên thế giới cũng đang chịu ảnh hưởng từ sự suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, đối tượng hướng đến của Lotte Center Hà Nội là những vị khách cao cấp, những vị khách VIP, họ là đối tượng không quá nhạy cảm với những biến động của nền kinh tế", ông Lee Jong Koo - Tổng giám đốc Lotte Center, nhấn mạnh.
Trước khi khai trương tòa nhà này, Lotte có tham vọng bành trướng thị phần bán lẻ trong nước thông qua việc mua lại trung tâm thương mại Mipec tại Tây Sơn. Tập đoàn lớn này của Hàn Quốc không hề giấu giếm tham vọng từ nay đến năm 2020 mở khoảng 60 cửa hàng ở khắp các tỉnh, thành trên toàn quốc.
Cuộc chơi triệu đô
Để phát triển tòa nhà này, Lotte Coralis đã đầu tư 400 triệu USD kể từ thời điểm mua lại dự án từ Tập đoàn Daewoo 6 năm trước, đặc biệt số tiền này không cần huy động từ nhà đầu tư khác.
Trong bối cảnh các trung tâm thương mại từ hạng sang tới bình dân đang gần như "chết chìm", việc Lotte Center khai trương được nhiều chuyên gia đánh giá là một một cuộc chơi đầy thách thức. Công cuộc phục vụ giới nhà giàu, chắc chắn sẽ gặp không ít khó khăn.
Đơn cử như Tràng Tiền Plaza là một ví dụ. Được mệnh danh là một trung tâm mua sắm đẳng cấp của giới nhà giàu, Tràng Tiền Plaza của ông vua hàng hiệu Johnathan Hạnh Nguyễn đã phải tạm đóng cửa một số tầng để cải tạo và nâng cấp chỉ sau một năm khai trương.
Hay như Grand Plaza vẫn chưa có ngày mở cửa trở lại. Là trung tâm thương mại cao cấp đầu tiên ở cửa ngõ phía Tây Hà Nội, nhưng trong 4 năm hoạt động, Grand Plaza không những không phát huy được lợi thế, trái lại còn nhiều lần phải ngừng hoạt động để tái cấu trúc vì quá đìu hiu, vắng khách.
Theo Savills VN, thị trường bán lẻ Hà Nội vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi; công suất thuê giảm 8% theo năm và giá thuê giảm 10% theo năm. Trong quý II/2014, hai dự án khối đế bán lẻ với giá thuê thấp hơn giá trung bình đóng cửa, làm giá thuê của cả phân khúc này tăng 3% theo quý. Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ năm ngoái, giá thuê của các khối đế bán lẻ vẫn giảm 10%.
Báo cáo tình hình bán lẻ trong nước, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 6/2014 ước tính đạt 248,6 nghìn tỷ đồng, tăng 1,7% so với tháng trước. Trong 6 tháng qua, ngoại trừ 2 tháng đầu năm thị trường bán lẻ hàng hóa có sức mua tích cực, các tháng còn lại hàng hóa tiêu thụ ở mức thấp.
Trong khi đó, theo Savills, nguồn cung mặt bằng bán lẻ tại Hà Nội thời gian tới đây sẽ tiếp tục tăng, giá thuê và công suất thuê tiếp tục giảm, trong khi thị trường bán lẻ chưa phục hồi. Trong tương lai, khoảng 1,9 triệu m2 trường. Các chủ đầu tư tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Theo đánh giá của các chuyên gia, tuy thị trường bán lẻ trong nước vẫn còn non trẻ và nhiều tiềm năng nhưng để đạt được hiệu quả kinh doanh nhất định cần phải một thời gian dài và bỏ vốn lớn đầu tư.
Theo VNN
Nhà giàu cũng mệt
Ngay từ những ngày đầu khai trương, một số người đến Lotte Center đều cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ sau một vòng đi ngắm và tham quan nơi được mệnh danh là dành cho giới nhà giàu Hà Nội. Hầu hết khách đều thất vọng vì dịch vụ này chưa được khai trương như lời hứa từ phía chủ đầu tư tòa nhà.
Khách hàng chen nhau tại ngày khai trương |
Chị Nguyễn Thị Lê (Hoàng Mai, Hà Nội), cho biết: “Lúc đầu mình cũng háo hức, nhưng khi tới mua sắm thực sự thất vọng. So với các trung tâm thương mại khác, quy mô mặt hàng ở đây tương đối nhỏ, chưa thực sự nổi bật. Bên cạnh đó, để mua được một con gà quay trong siêu thị, người tiêu dùng phải xếp hàng gần tiếng đồng hồ”.
Chị Lê cho biết thêm, số quầy thanh toán cũng ít nên người mua cũng lại phải chờ đợi. “Với cách bán hàng kiểu bao cấp thế này, chắc chắn người giàu chẳng bao giờ quay lại lần hai”, chị Lê nói.
Tương tự như vậy, anh Lưu Quang Pháp (Ba Đình, Hà Nội) cũng tỏ vẻ mệt mỏi sau khi đưa gia đình đến đây. Anh Pháp nhận xét, khu vực siêu thị ở tầng hầm và sảnh tòa nhà thường rất lộn xộn. Người mua hàng không có cảm giác thoải mái khi đi chơi và mua sắm tại đây. Bên cạnh đó, các mặt hàng cũng ít ỏi.
Ngoài ra, không ít khách tham quan tòa nhà cao thứ hai Việt Nam phải thất vọng vì cảnh giao thông hỗn loạn. Từ khi trung tâm Lotte đi vào hoạt động, tại ngã tư Liễu Giai, Đào Tấn thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc đường, giao thông lộn xộn do khách đến tham quan tòa nhà đông, lượng người tham gia giao thông lớn.
Khai trương đầu tháng 9, Lotte Center được chủ đầu tư công bố là một trong những trung tâm mua sắm mới dành cho giới nhà giàu Hà Nội. Trả lời báo chí, đại diện chủ đầu tư khẳng định, dự án sẽ tập trung vào các dịch vụ hướng đến các đối tượng là khách cao cấp. Chính vì thế, trung tâm thương mại này không có rạp chiếu phim.
“Theo quan điểm của tôi, bất kỳ nước nào trên thế giới cũng đang chịu ảnh hưởng từ sự suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, đối tượng hướng đến của Lotte Center Hà Nội là những vị khách cao cấp, những vị khách VIP, họ là đối tượng không quá nhạy cảm với những biến động của nền kinh tế", ông Lee Jong Koo - Tổng giám đốc Lotte Center, nhấn mạnh.
Trước khi khai trương tòa nhà này, Lotte có tham vọng bành trướng thị phần bán lẻ trong nước thông qua việc mua lại trung tâm thương mại Mipec tại Tây Sơn. Tập đoàn lớn này của Hàn Quốc không hề giấu giếm tham vọng từ nay đến năm 2020 mở khoảng 60 cửa hàng ở khắp các tỉnh, thành trên toàn quốc.
Cuộc chơi triệu đô
Để phát triển tòa nhà này, Lotte Coralis đã đầu tư 400 triệu USD kể từ thời điểm mua lại dự án từ Tập đoàn Daewoo 6 năm trước, đặc biệt số tiền này không cần huy động từ nhà đầu tư khác.
Kinh doanh bán lẻ đang đối mặt với nhiều thách thức |
Trong bối cảnh các trung tâm thương mại từ hạng sang tới bình dân đang gần như "chết chìm", việc Lotte Center khai trương được nhiều chuyên gia đánh giá là một một cuộc chơi đầy thách thức. Công cuộc phục vụ giới nhà giàu, chắc chắn sẽ gặp không ít khó khăn.
Đơn cử như Tràng Tiền Plaza là một ví dụ. Được mệnh danh là một trung tâm mua sắm đẳng cấp của giới nhà giàu, Tràng Tiền Plaza của ông vua hàng hiệu Johnathan Hạnh Nguyễn đã phải tạm đóng cửa một số tầng để cải tạo và nâng cấp chỉ sau một năm khai trương.
Hay như Grand Plaza vẫn chưa có ngày mở cửa trở lại. Là trung tâm thương mại cao cấp đầu tiên ở cửa ngõ phía Tây Hà Nội, nhưng trong 4 năm hoạt động, Grand Plaza không những không phát huy được lợi thế, trái lại còn nhiều lần phải ngừng hoạt động để tái cấu trúc vì quá đìu hiu, vắng khách.
Theo Savills VN, thị trường bán lẻ Hà Nội vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi; công suất thuê giảm 8% theo năm và giá thuê giảm 10% theo năm. Trong quý II/2014, hai dự án khối đế bán lẻ với giá thuê thấp hơn giá trung bình đóng cửa, làm giá thuê của cả phân khúc này tăng 3% theo quý. Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ năm ngoái, giá thuê của các khối đế bán lẻ vẫn giảm 10%.
Báo cáo tình hình bán lẻ trong nước, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 6/2014 ước tính đạt 248,6 nghìn tỷ đồng, tăng 1,7% so với tháng trước. Trong 6 tháng qua, ngoại trừ 2 tháng đầu năm thị trường bán lẻ hàng hóa có sức mua tích cực, các tháng còn lại hàng hóa tiêu thụ ở mức thấp.
Trong khi đó, theo Savills, nguồn cung mặt bằng bán lẻ tại Hà Nội thời gian tới đây sẽ tiếp tục tăng, giá thuê và công suất thuê tiếp tục giảm, trong khi thị trường bán lẻ chưa phục hồi. Trong tương lai, khoảng 1,9 triệu m2 trường. Các chủ đầu tư tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Theo đánh giá của các chuyên gia, tuy thị trường bán lẻ trong nước vẫn còn non trẻ và nhiều tiềm năng nhưng để đạt được hiệu quả kinh doanh nhất định cần phải một thời gian dài và bỏ vốn lớn đầu tư.
Theo VNN
Bình luận