(VTC News) - “Chúng cố tình đánh dập nát ngón tay trỏ, là ngón tay dùng để cầm bút. Với người viết báo ngón tay cầm bút là quan trọng nhất.” - nhà báo Đỗ Doãn Hoàng chia sẻ.
PV VTC News đã phỏng vấn nhà báo Đỗ Doãn Hoàng (báo Lao động) sau sự việc anh bị những kẻ lạ mặt hành hung dã man khi đang đi tác nghiệp.
“Tôi đã sống sót một cách may mắn”
- Anh có thể kể lại thời khắc bị mình bị đánh như thế nào?
Sáng 23/3, khi đi đến đường dẫn vào công trình xây dựng gần vành đai 3 (phía sau chung cư Kim Văn Kim Lũ ở phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội) tôi gặp một nhóm người đứng chặn đường, họ không nói không rằng, tôi nghĩ là những người bảo vệ chặn đường, không cho tôi đi vào con đường đang thi công.
Tôi quay lại thì có một đối tượng nhảy ra ôm lấy tôi, vật tôi ra, đồng thời 2 đối tượng kia rút gậy rất dài ra đánh tới tấp. Tôi không kịp ngẩng mặt lên để nhìn.
Ký ức trong tôi về nhóm người đó rất mờ nhạt, không thể hình dung ra được trông họ như thế nào.
Lúc họ đánh, tôi hô lên “đánh nhầm rồi”. Tôi còn nghe rõ chúng nói: “Không nhầm, đánh tiếp đi”.
Việc bọn chúng tấn công rất dã man, có chủ đích chứ không phải là côn đồ tấn công bình thường. Về sau, người dân ở đó nói lại là bọn chúng đã đi theo tôi từ rất lâu. Đến đoạn đường vắng, chúng mới ra tay.
Lúc chúng nói “không nhầm, đánh đi” thì tôi cũng đã phán đoán được là mình bị thuê đánh, bị đánh hội đồng.
Sau nhiều nhát vụt, tôi chỉ có tránh và đỡ đòn. Tôi có học võ hơn 10 năm, thế nên những nhát ra đòn hiểm tôi tránh được. Chúng chỉ đánh được vào phần mềm, rất đau nhưng tôi nghĩ mình vẫn rất may.
May vì tôi đội chiếc mũ bảo hiểm, chúng vụt liên tiếp, tuy có mũ không đau nhưng rất choáng. Chúng cố tìm mọi cách lôi mũ ra khỏi đầu tôi. Tôi thì cương quyết giữ nó lại. Vô tình, cái mũ trở thành cái thớt, tay tôi như con cá đặt lên cái thớt. Và nó đập nát tay tôi.
Tôi không thể tin nổi mình có thể sống sót, nhưng tôi đã sống sót một cách may mắn.
- Con đường đó rất hoang vắng sao anh lại đi vào đó?
Nhiều người cũng thắc mắc tại sao tôi lại đi vào con đường đó. Lý do đơn giản thế này thôi, tôi đi vào con đường đó là vì chỗ tôi gửi ô tô khá xa nhà.
Khu đó gần nhà tôi, con đường mới được làm, rất rộng, tôi nghĩ mình có thể gửi ô tô ở đó. Tôi đi để khảo sát chỗ để xe thôi. Con đường đó cả năm tôi đi qua không đến 5 lần, 3 tháng qua tôi cũng chưa đi qua đó. Vậy mà tôi bị đánh ở đó. Chắc chắc đây không phải vụ ngẫu hứng đánh tôi. Chắc chắn đây là vụ chủ đích đánh tôi.
- Anh có nghi ngờ ai không?
Thời gian qua báo Lao Động thực hiện rất nhiều bài điều tra có tác động xã hội lớn. Sau khi đăng tải, nhiều cán bộ tha hóa biến chất đã bị kỷ luật, cách chức thậm chí là vào tù. Nhiều kẻ, là đối tượng bị phản ánh trong bài báo cũng bị đưa ra ánh sáng, bị pháp luật xử lý. Trong những loạt bài điều tra đó, tôi tham gia rất nhiều.
Cũng giống như một người mất cắp thôi, một mất thì mười ngờ. Tôi thì không nghi cho ai, những ví dụ tôi đưa ra chỉ là để nêu ra những vụ điều tra tôi làm thôi. Trong đó, có xác suất tôi bị dằn mặt vì những điều tôi đã phanh phui hoặc sắp phanh phui.
“Kẻ chủ mưu đánh tôi là trí thức”
- Hành động đánh dập nát ngón tay trỏ, anh có nghĩ đó là chủ đích?
Chúng đập vỡ xương ngón tay trỏ của tôi, ngón tay bị nát thịt, bay mất móng. Bác sỹ tiêm trực tiếp 2 mũi tiêm xuyên qua ngón tay của tôi để gây mê. Sau đó lóc thịt đi, cắt bỏ móng tay, cạo trơ xương ra, chụp chiếu. Ngày nào tôi cũng phải vào viện thay băng. 3 tiếng tôi phải uống thuốc giảm đau một lần, nếu không thì không chịu được. Đêm không thể ngủ nổi vì đau buốt.
Phân tích trong bức thư của Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết (nguyên là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội) vừa viết thư cho tôi trùng khớp với suy nghĩ của tôi.
Giáo sư phân tích: Tại sao chúng quyết ghè ngón tay trỏ của tôi mà đập nát?
Đấy là cách trả thù dành cho một nhà báo. Tức là mày viết lắm, với người làm báo ngón tay trỏ là ngón tay viết, là ngón quan trọng nhất. Đây là phỏng đoán thôi, nhưng nếu điều đó là sự thật thì những kẻ chủ mưa trong vụ đánh tôi chắc chắn là trí thức chứ không phải côn đồ bình thường.
“Tôi chưa thấy mình an toàn”
- Hiện tại anh có còn lo lắng bị tiếp tục trả thù không?
Cơ quan công an đã có kế hoạch bảo vệ cho tôi, nhưng tôi không dám chắc điều gì cả, mặc dù các cơ quan chắc năng đã vào cuộc quyết liệt. Cho tôi được bình luận: “Tôi chưa thấy mình an toàn”.
Chừng nào chúng ta cảm thấy yên tâm, không có chuyện thuê người đánh người khác. Chứng nào không có chuyện trên báo đăng ông này thuê ông kia đánh, chém, giết người. Gần đây thôi chắc mọi người còn nhớ vụ “Phó ban Tổ chức quận ủy Cầu Giấy thuê người giết chết người khác”.
Rõ ràng cả xã hội chấp nhận việc một Phó ban Tổ chức quận ủy thuê người giết người khác và sự thật anh ta đã đi tù vì cái tội ấy, mà mọi người không thấy bức xúc một cách điên cuồng lên, không vào cuộc một cách mạnh mẽ thực sự hiệu quả mà để sự việc đó vẫn diễn ra ở đâu đó.
Trong nhiều vụ điều tra, tôi phải trinh sát, hóa trang, phải thâm nhập vào đường dây, quay phim chụp ảnh thu thập tư liệu. Đến khi tôi đăng bài trên báo, gửi hồ sơ quan cho cơ quan công an đến khi bắt các đối tượng đến lúc khởi tố cơ quan chức năng không có thêm tài liệu mà trong quá trình bắt các đối tượng chủ yếu là xác minh những hồ sơ, chứng cứ tôi đã cung cấp.
Có nhiều vụ điều tra tôi làm từ A – Z, tôi hoạt động không khác gì một nhân viên công an. Tại sao tôi không được bảo vệ giống như công an, tại sao tôi không có công cụ hỗ trợ, không có trinh sát đi cùng mình…?
Tôi nhớ, vụ tôi phanh phui “Những nấm mồ lớn nhất trong lịch sử Việt Nam”, loạt bài này tôi được tổ chức môi trường Châu Á bình chọn là Nhà báo của năm. Khi Cục cảnh sát môi trường về đó có công an địa phương, có chính quyền địa phương… đi cùng họ. Tại sao tôi không có.
Tôi nghĩ, cần một hành lang pháp lý mạnh hơn nữa để bảo vệ nhà báo.
- Anh có chia sẻ gì với các đồng nghiệp sau sự việc?
Tôi nghĩ rằng chỉ có một cách để tự bảo vệ mình nhưng chắc chắn phải hoạt động kín hơn. Bỏ nghề thì không có, hèn hơn trong điều tra thì không có.
Tôi rất cảm kích trước tình cảm mà cơ quan công an, nhân dân cả nước, các ban ngành, và đồng nghiệp… đã dành cho tôi.
Mọi người rất tử tế với tôi, đều lên tiếng bênh vực bảo vệ tôi. Nhưng, trước khi bị đánh ai bảo vệ tôi? Và những nỗ lực bảo vệ ấy không được cụ thể hóa bằng hành vi bảo vệ thì sẽ có nhiều nhà báo bị đánh.
Tay tôi có thể bị đánh dập nát, nhưng khi lành lại tôi sẽ tiếp tục viết.
- Xin cảm ơn anh!
Đức Thuận
PV VTC News đã phỏng vấn nhà báo Đỗ Doãn Hoàng (báo Lao động) sau sự việc anh bị những kẻ lạ mặt hành hung dã man khi đang đi tác nghiệp.
“Tôi đã sống sót một cách may mắn”
- Anh có thể kể lại thời khắc bị mình bị đánh như thế nào?
Sáng 23/3, khi đi đến đường dẫn vào công trình xây dựng gần vành đai 3 (phía sau chung cư Kim Văn Kim Lũ ở phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội) tôi gặp một nhóm người đứng chặn đường, họ không nói không rằng, tôi nghĩ là những người bảo vệ chặn đường, không cho tôi đi vào con đường đang thi công.
Tôi quay lại thì có một đối tượng nhảy ra ôm lấy tôi, vật tôi ra, đồng thời 2 đối tượng kia rút gậy rất dài ra đánh tới tấp. Tôi không kịp ngẩng mặt lên để nhìn.
Ký ức trong tôi về nhóm người đó rất mờ nhạt, không thể hình dung ra được trông họ như thế nào.
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng kể lại sự việc |
Lúc họ đánh, tôi hô lên “đánh nhầm rồi”. Tôi còn nghe rõ chúng nói: “Không nhầm, đánh tiếp đi”.
Việc bọn chúng tấn công rất dã man, có chủ đích chứ không phải là côn đồ tấn công bình thường. Về sau, người dân ở đó nói lại là bọn chúng đã đi theo tôi từ rất lâu. Đến đoạn đường vắng, chúng mới ra tay.
Lúc chúng nói “không nhầm, đánh đi” thì tôi cũng đã phán đoán được là mình bị thuê đánh, bị đánh hội đồng.
Sau nhiều nhát vụt, tôi chỉ có tránh và đỡ đòn. Tôi có học võ hơn 10 năm, thế nên những nhát ra đòn hiểm tôi tránh được. Chúng chỉ đánh được vào phần mềm, rất đau nhưng tôi nghĩ mình vẫn rất may.
May vì tôi đội chiếc mũ bảo hiểm, chúng vụt liên tiếp, tuy có mũ không đau nhưng rất choáng. Chúng cố tìm mọi cách lôi mũ ra khỏi đầu tôi. Tôi thì cương quyết giữ nó lại. Vô tình, cái mũ trở thành cái thớt, tay tôi như con cá đặt lên cái thớt. Và nó đập nát tay tôi.
Tôi không thể tin nổi mình có thể sống sót, nhưng tôi đã sống sót một cách may mắn.
- Con đường đó rất hoang vắng sao anh lại đi vào đó?
Nhiều người cũng thắc mắc tại sao tôi lại đi vào con đường đó. Lý do đơn giản thế này thôi, tôi đi vào con đường đó là vì chỗ tôi gửi ô tô khá xa nhà.
Khu đó gần nhà tôi, con đường mới được làm, rất rộng, tôi nghĩ mình có thể gửi ô tô ở đó. Tôi đi để khảo sát chỗ để xe thôi. Con đường đó cả năm tôi đi qua không đến 5 lần, 3 tháng qua tôi cũng chưa đi qua đó. Vậy mà tôi bị đánh ở đó. Chắc chắc đây không phải vụ ngẫu hứng đánh tôi. Chắc chắn đây là vụ chủ đích đánh tôi.
- Anh có nghi ngờ ai không?
Thời gian qua báo Lao Động thực hiện rất nhiều bài điều tra có tác động xã hội lớn. Sau khi đăng tải, nhiều cán bộ tha hóa biến chất đã bị kỷ luật, cách chức thậm chí là vào tù. Nhiều kẻ, là đối tượng bị phản ánh trong bài báo cũng bị đưa ra ánh sáng, bị pháp luật xử lý. Trong những loạt bài điều tra đó, tôi tham gia rất nhiều.
Cũng giống như một người mất cắp thôi, một mất thì mười ngờ. Tôi thì không nghi cho ai, những ví dụ tôi đưa ra chỉ là để nêu ra những vụ điều tra tôi làm thôi. Trong đó, có xác suất tôi bị dằn mặt vì những điều tôi đã phanh phui hoặc sắp phanh phui.
“Kẻ chủ mưu đánh tôi là trí thức”
- Hành động đánh dập nát ngón tay trỏ, anh có nghĩ đó là chủ đích?
Chúng đập vỡ xương ngón tay trỏ của tôi, ngón tay bị nát thịt, bay mất móng. Bác sỹ tiêm trực tiếp 2 mũi tiêm xuyên qua ngón tay của tôi để gây mê. Sau đó lóc thịt đi, cắt bỏ móng tay, cạo trơ xương ra, chụp chiếu. Ngày nào tôi cũng phải vào viện thay băng. 3 tiếng tôi phải uống thuốc giảm đau một lần, nếu không thì không chịu được. Đêm không thể ngủ nổi vì đau buốt.
Phân tích trong bức thư của Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết (nguyên là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội) vừa viết thư cho tôi trùng khớp với suy nghĩ của tôi.
Giáo sư phân tích: Tại sao chúng quyết ghè ngón tay trỏ của tôi mà đập nát?
Đấy là cách trả thù dành cho một nhà báo. Tức là mày viết lắm, với người làm báo ngón tay trỏ là ngón tay viết, là ngón quan trọng nhất. Đây là phỏng đoán thôi, nhưng nếu điều đó là sự thật thì những kẻ chủ mưa trong vụ đánh tôi chắc chắn là trí thức chứ không phải côn đồ bình thường.
Vết thương trên ngón tay phải của nhà báo Hoàng - Nguồn ảnh: Zing |
“Tôi chưa thấy mình an toàn”
- Hiện tại anh có còn lo lắng bị tiếp tục trả thù không?
Cơ quan công an đã có kế hoạch bảo vệ cho tôi, nhưng tôi không dám chắc điều gì cả, mặc dù các cơ quan chắc năng đã vào cuộc quyết liệt. Cho tôi được bình luận: “Tôi chưa thấy mình an toàn”.
|
Rõ ràng cả xã hội chấp nhận việc một Phó ban Tổ chức quận ủy thuê người giết người khác và sự thật anh ta đã đi tù vì cái tội ấy, mà mọi người không thấy bức xúc một cách điên cuồng lên, không vào cuộc một cách mạnh mẽ thực sự hiệu quả mà để sự việc đó vẫn diễn ra ở đâu đó.
Tôi không dám chắc là ai đó đã thuê người đánh tôi nhưng 9/10 người được hỏi sẽ trả lời là: Đây là một vụ đánh thuê.
Tại sao chúng ta lại chấp nhận một Hà Nội, một Việt Nam có tình trạng đó xảy ra?
“Tôi làm việc như một nhân viên công an sao không được bảo vệ?”
- Sau sự việc anh có kiến nghị gì về hành lang pháp lý bảo vệ nhà báo?Tại sao chúng ta lại chấp nhận một Hà Nội, một Việt Nam có tình trạng đó xảy ra?
“Tôi làm việc như một nhân viên công an sao không được bảo vệ?”
Trong nhiều vụ điều tra, tôi phải trinh sát, hóa trang, phải thâm nhập vào đường dây, quay phim chụp ảnh thu thập tư liệu. Đến khi tôi đăng bài trên báo, gửi hồ sơ quan cho cơ quan công an đến khi bắt các đối tượng đến lúc khởi tố cơ quan chức năng không có thêm tài liệu mà trong quá trình bắt các đối tượng chủ yếu là xác minh những hồ sơ, chứng cứ tôi đã cung cấp.
Có nhiều vụ điều tra tôi làm từ A – Z, tôi hoạt động không khác gì một nhân viên công an. Tại sao tôi không được bảo vệ giống như công an, tại sao tôi không có công cụ hỗ trợ, không có trinh sát đi cùng mình…?
Tôi nhớ, vụ tôi phanh phui “Những nấm mồ lớn nhất trong lịch sử Việt Nam”, loạt bài này tôi được tổ chức môi trường Châu Á bình chọn là Nhà báo của năm. Khi Cục cảnh sát môi trường về đó có công an địa phương, có chính quyền địa phương… đi cùng họ. Tại sao tôi không có.
Tôi nghĩ, cần một hành lang pháp lý mạnh hơn nữa để bảo vệ nhà báo.
- Anh có chia sẻ gì với các đồng nghiệp sau sự việc?
Tôi nghĩ rằng chỉ có một cách để tự bảo vệ mình nhưng chắc chắn phải hoạt động kín hơn. Bỏ nghề thì không có, hèn hơn trong điều tra thì không có.
Tôi rất cảm kích trước tình cảm mà cơ quan công an, nhân dân cả nước, các ban ngành, và đồng nghiệp… đã dành cho tôi.
Mọi người rất tử tế với tôi, đều lên tiếng bênh vực bảo vệ tôi. Nhưng, trước khi bị đánh ai bảo vệ tôi? Và những nỗ lực bảo vệ ấy không được cụ thể hóa bằng hành vi bảo vệ thì sẽ có nhiều nhà báo bị đánh.
Tay tôi có thể bị đánh dập nát, nhưng khi lành lại tôi sẽ tiếp tục viết.
- Xin cảm ơn anh!
Đức Thuận
Bình luận