Môi trường báo chí luôn đòi hỏi phóng viên phải nỗ lực và cạnh tranh, đối với các phóng viên thường trú ở nước ngoài, việc tác nghiệp của họ còn khó khăn hơn nhiều. Nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày báo chí Việt Nam, VTC News phỏng vấn chị Nguyễn Thị Bích Yến, Đại diện thường trú Báo Văn nghệ tại EU, LHQ (tại Vienna).
PV: Xin chị chia sẻ một số khó khăn trong quá trình tác nghiệp báo chí ở môi trường quốc tế?
Tác nghiệp báo chí ở nước ngoài như chúng tôi thật sự đã, đang và sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Có thể kể ra đây một số vấn đề như: Phải tìm cách học hỏi, thích nghi, hòa nhập với phong tục tập quán, môi trường khí hậu, văn hóa, chính trị... ở nước sở tại; Phải học cách giữ vững thái độ khách quan, trung lập, chuyên nghiệp nhất kể cả khi bị đặt vào thế so sánh giữa lợi ích quốc gia, dân tộc mình với các nước khác; Tác nghiệp trong sự cạnh tranh với các đồng nghiệp mà đất nước của họ đang có mâu thuẫn với đất nước mình, cũng là một vấn đề đáng lưu ý.
Lúc đó nhà báo đại diện như chúng tôi phải hết sức bình tĩnh và khéo léo; Phải luôn suy nghĩ và hành động sao cho giữ mình "phương diện quốc gia". Nói thế có vẻ to tát nhưng sự thật là như vậy. Ví dụ, nếu một nhóm công chúng, chính trị gia, nguyên thủ hay đồng nghiệp quốc tế mà có ấn tượng xấu với một nhà báo của quốc gia nào đó thì chưa hẳn họ còn giữ được ấn tượng tốt đẹp về đất nước của nhà báo đó;
Vấn đề ngôn ngữ, phông văn hóa, các mối quan hệ... cũng sẽ góp phần làm nên sự thành công hay thất bại của nhà báo đó; Phải chịu áp lực lớn do môi trường làm việc chuyên nghiệp (đỉnh cao) trong khi phương tiện kỹ thuật, thù lao, nhân lực, sức lực, ngoại hình nhỏ bé... hạn chế so với các đồng nghiệp quốc tế; Nhiều khi công việc của chúng tôi không bị cản trở bởi người bản sứ hay đồng nghiệp quốc tế mà bị chính một số người Việt cản trở. Họ dùng mọi thủ đoạn để tiếp cận, đổ oan, hạ uy tín... nhà báo đại diện. Có trường hợp một vài đồng nghiệp quốc tế khi chứng kiến cảnh đó, họ đã tức giận, khuyên chúng tôi nên phối hợp ngay với chính phủ hai nước để đưa vụ việc ra tòa.
PV: Còn nhưng yếu tố thuận lợi thì sao thưa chị?
Thuận lợi dễ nhìn thấy nhất đó là, được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, chính trị, lịch sử... trên thế giới; Được cập nhật, nắm bắt kịp thời tình hình, xu hướng chính trị, xã hội hay lĩnh vực cụ thể mà mình quan tâm; Được trực tiếp trao đổi, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề "nóng" của quốc tế, hay vấn đề có liên quan trực tiếp đến đất nước của mình (như vấn đề Biển Đông, Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm, Xây dựng nhà máy điện hạt nhân, Chiến tranh...); Được tiếp xúc trực tiếp, phản biện, chất vấn các lãnh đạo, chính khách, nguyên thủ trên thế giới về nhiều vấn đề quan trọng; Được cọ xát, mở mang tầm hiểu biết và có nhiều mối quan hệ quốc tế...
PV: Chị nghĩ sao khi nhiều người cho rằng trong quá trình tác nghiệp, nhà báo phải đặt pháp luật và đạo đức lên hàng đầu? Theo chị vấn đề đạo đức nhà báo được thể hiện cụ thể như thế nào?
Không riêng nghề báo, nhà báo mà lĩnh vực nào cũng phải đặt pháp luật và đạo đức nghề nghiệp lên hàng đầu khi tác nghiệp. Đây là điều đương nhiên, giúp xã hội phát triển một cách lành mạnh và bền vững.
Việc ràng buộc giữa luật pháp nghiêm minh sẽ dẫn đến vấn đề "có đạo đức" một cách tự giác. Đơn cử thế này, vài năm gần đây nhiều tờ báo ở châu Âu luôn có những đợt sa thải số lượng lớn các nhà báo. Đặc biệt ưu tiên những nhà báo vi phạm pháp luật hay bị công chúng kiện. Và điều đó luôn khiến các nhà báo phải hết sức cẩn trọng khi tác nghiệp.
Hoặc các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm luôn sợ bị công chúng kiện nên họ luôn phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình sản xuất sản phẩm. Chứ không mấy doanh nghiệp là không thích "ăn bớt" nguyên vật liệu, hay công đoạn để tiết kiệm chi phí. Lâu dần, điều này trở thành thói quen, thành tự giác và trở thành đạo đức của doanh nghiệp.
Có những nước không có luật báo chí, các nhà báo hoạt động chỉ dựa vào luật pháp chung. Họ ít phải nhắc đến đạo đức nhà báo. Nhưng chúng ta có luật chồng luật (luật pháp chung và luật ngành) vậy mà từ lý luận đến thực tiễn báo chí, truyền đều nhắc quá nhiều, quá đậm về "đạo đức nhà báo". Phải chăng "Thiếu cái gì thì hay nhắc về cái đó", như thế có nghĩa là vấn đề này đang rất báo động ở ta?
Trong khi đó việc anh muốn trở thành nhà báo thì điều cơ bản là anh phải có đạo đức hành nghề. Cũng như anh muốn đua xe thì trước tiên phải biết lái xe. Thiết nghĩ chúng ta có thể thay việc nhắc nhở này bằng các chế tài cụ thể, ví dụ như quy định phóng viên (trừ một số trường hợp đặc biệt) phải viết tên thật, đăng ảnh chân dung, địa chỉ email rõ ràng dưới mỗi tác phẩm báo chí.
Như vậy, buộc các nhà báo phải hai lần trực tiếp chịu trách nhiệm trước công chúng và pháp luật với những gì mà mình đã cung cấp. Việc này cũng đã và đang được một số tờ báo ở Việt Nam thực hiện (trong khi vấn đề này lại là một quy định bắt buộc của nhiều tờ báo trên thế giới).
PV: Cá nhân chị có muốn gợi ý hay đóng góp điều gì cho hoạt động của ngành báo chí Việt Nam không?
Theo thiển nghĩ của tôi nhà nước cần phải điều chỉnh đồng bộ: từ cơ chế quản lý báo chí sang cơ chế phục vụ báo chí; từ cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp có thu sang cơ chế kinh tế thị trường, tự chủ hoàn toàn; Cơ chế gắn kết giữa nghiên cứu báo chí, truyền thông (ở các trường đại học, các viện nghiên cứu) với hoạt động thực tiễn của các tờ báo... đó là ba trong số nhiều vấn đề cấp bách, tạo điều kiện cho lĩnh vực báo chí, truyền thông Việt Nam phát triển đồng bộ, bền vững.
Năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định 43, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 71 về việc "trao quyền" tự chủ, tự chịu trách nhiệm tài chính cho các cơ quan báo chí.
Theo đó, một số cơ quan báo chí lớn phải chuyển sang hình thức đơn vị sự nghiệp có thu, một số phải tự chủ kinh phí hoàn toàn. Tuy nhiên, chúng ta đã thực hiện dứt điểm việc này hay chưa? Hoặc đã có những nghiên cứu khảo sát, đánh giá, rút kinh nghiệm nào cho vấn đề này chưa?...
Thực tế cho thấy, hoạt động của báo chí, truyền thông Việt Nam đang đứng trước bước ngoặt vô cùng khó khăn đó là vấn đề tài chính: Đa số các tờ báo vẫn bệ nguyên xi mô hình hoạt động từ thời bao cấp; Không phân chia rạch ròi người đứng đầu bộ phận kinh doanh và bộ phận nội dung; Tổng biên tập vẫn phải kiêm nhiệm cả hai nhiệm vụ này. Nguy hiểm ở chỗ là không phải Tổng biên tập nào cũng có nghiệp vụ kinh tế, nên không có các chiến lược, giải pháp đúng đắn cho việc phát triển sản phẩm, công chúng, thị trường và đối tác... của báo mình.
Tuy đã có một số tờ báo xây dựng các giải pháp, chiến lược phát triển thị trường, công chúng báo chí... nhưng còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa đồng bộ, chuyên nghiệp.
Hơn nữa, về mặt lý luận, chúng ta chưa có nhiều công trình nghiên cứu báo chí, truyền thông từ góc độ kinh tế (kinh tế báo chí) để áp dụng cho hoạt động thực tiễn của báo chí, truyền thông Việt Nam.
Hiện tại, với sức vóc và hiểu biết hạn hẹp của mình tôi đã nghiên cứu và đưa vào thử nghiệm công trình: "Nghiên cứu công chúng thị trường báo chí báo Wiener Zeitung" (1703, một trong những tờ báo lâu đời nhất thế giới còn hoạt động) nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm, tham khảo cho hoạt động kinh doanh báo chí của Việt Nam.
Công trình này đã được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của PGS.TS Nguyễn Văn Dững (Học viện Báo chí và Tuyên truyền), TS. Trần Bá Dung (Hội Nhà báo Việt Nam), GS.TS Thomas A.Bauer (Đại học Tổng hợp Wien, Austria), TS. Renner Wolfgang (Viện trưởng Viện Wiener Zeitung).
Đây là một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên về công chúng thị trường báo chí (khách hàng), thị trường báo chí, đối tác... (nghiên cứu phương pháp làm thế nào để tòa soạn có thể sống được bằng việc bán các sản phẩm báo chí của mình) của nước ngoài để áp dụng, tham khảo cho hoạt động báo chí Việt Nam.
Công trình này đã được một số luận văn, luận án, khóa luận trích dẫn và một số tờ báo áp dụng vào thực tiễn. Bên cạnh đó, khi thỉnh giảng, tôi đã và đang liên hệ với một số tờ báo trong và ngoài nước, nhờ họ giúp đỡ sinh viên của tôi bằng cách huấn luyện và giao cho các bạn trẻ một số chuyên đề.
Như thế, sinh viên có thể vừa học vừa hành: học cách tự làm ra sản phẩm báo chí chất lượng và có tính cạnh tranh cao (theo tiêu chí cạnh tranh lành mạnh, bền vững); học cách xây dựng chiến lược tự bán các sản phẩm báo chí của ḿnh; học cách làm việc tập thể, tạo sức mạnh tập thể; học cách tôn trọng đối tác; học cách tự bảo vệ bản thân...
PV: Chị nghĩ sao về tình hình báo in Việt Nam hiện nay?
Trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, dẫn đến sự ra đời của các loại hình báo chí, truyền thông hiện đại như: "Đa nền tảng (Multi-media, Multi-platform); Báo chí di động (Mobile Media, Mobile Journalism); Các thiết bị đeo trên người (Wearables)..." thì báo in bị lép vế.
Một số tờ báo lớn trên thế giới cũng đã quyết định đóng cửa báo in (như Lloyd's List (1734) (Anh) - một trong những tờ báo lâu đời nhất thế giới).
Báo in Việt Nam cũng không tránh khỏi tình hình ảm đảm này. Tờ báo nào cũng phải tìm đủ mọi cách để tồn tại như ra thêm báo điện tử, tăng thêm các ấn phẩm, tổ chức các sự kiện truyền thông...
Tuy nhiên, như tôi đã nói cơ chế của chúng ta chưa coi báo chí là một sản phẩm hàng hóa bình đẳng như các sản phẩm hàng hóa khác; Luật pháp chưa công nhận, chưa tạo ra thị trường riêng cho báo chí hoạt động theo quy luật kinh tế thị trường; Ban lãnh đạo một số tờ báo còn rất thụ động, chưa có các chiến lược, giải pháp, chưa thực sự gắn bó "sống, chết" với tờ báo của mình...
Chúng tôi hy vọng "Đề án Quy hoạch phát triển quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025" sắp tới sẽ sắp xếp lại hoạt động báo chí Việt Nam, từng bước giải quyết, khắc phục những tồn tại, tạo đà cho hoạt động của báo chí, truyền thông Việt Nam hội nhập với tình hình chung của nền báo chí, truyền thông quốc tế.
Nguyễn Hà
PV: Xin chị chia sẻ một số khó khăn trong quá trình tác nghiệp báo chí ở môi trường quốc tế?
Tác nghiệp báo chí ở nước ngoài như chúng tôi thật sự đã, đang và sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Có thể kể ra đây một số vấn đề như: Phải tìm cách học hỏi, thích nghi, hòa nhập với phong tục tập quán, môi trường khí hậu, văn hóa, chính trị... ở nước sở tại; Phải học cách giữ vững thái độ khách quan, trung lập, chuyên nghiệp nhất kể cả khi bị đặt vào thế so sánh giữa lợi ích quốc gia, dân tộc mình với các nước khác; Tác nghiệp trong sự cạnh tranh với các đồng nghiệp mà đất nước của họ đang có mâu thuẫn với đất nước mình, cũng là một vấn đề đáng lưu ý.
Lúc đó nhà báo đại diện như chúng tôi phải hết sức bình tĩnh và khéo léo; Phải luôn suy nghĩ và hành động sao cho giữ mình "phương diện quốc gia". Nói thế có vẻ to tát nhưng sự thật là như vậy. Ví dụ, nếu một nhóm công chúng, chính trị gia, nguyên thủ hay đồng nghiệp quốc tế mà có ấn tượng xấu với một nhà báo của quốc gia nào đó thì chưa hẳn họ còn giữ được ấn tượng tốt đẹp về đất nước của nhà báo đó;
Vấn đề ngôn ngữ, phông văn hóa, các mối quan hệ... cũng sẽ góp phần làm nên sự thành công hay thất bại của nhà báo đó; Phải chịu áp lực lớn do môi trường làm việc chuyên nghiệp (đỉnh cao) trong khi phương tiện kỹ thuật, thù lao, nhân lực, sức lực, ngoại hình nhỏ bé... hạn chế so với các đồng nghiệp quốc tế; Nhiều khi công việc của chúng tôi không bị cản trở bởi người bản sứ hay đồng nghiệp quốc tế mà bị chính một số người Việt cản trở. Họ dùng mọi thủ đoạn để tiếp cận, đổ oan, hạ uy tín... nhà báo đại diện. Có trường hợp một vài đồng nghiệp quốc tế khi chứng kiến cảnh đó, họ đã tức giận, khuyên chúng tôi nên phối hợp ngay với chính phủ hai nước để đưa vụ việc ra tòa.
Nhà báo Nguyễn Thị Bích Yến, Đại diện thường trú Báo Văn nghệ tại EU, LHQ (tại Vienna)đang tác nghiệp |
Thuận lợi dễ nhìn thấy nhất đó là, được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, chính trị, lịch sử... trên thế giới; Được cập nhật, nắm bắt kịp thời tình hình, xu hướng chính trị, xã hội hay lĩnh vực cụ thể mà mình quan tâm; Được trực tiếp trao đổi, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề "nóng" của quốc tế, hay vấn đề có liên quan trực tiếp đến đất nước của mình (như vấn đề Biển Đông, Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm, Xây dựng nhà máy điện hạt nhân, Chiến tranh...); Được tiếp xúc trực tiếp, phản biện, chất vấn các lãnh đạo, chính khách, nguyên thủ trên thế giới về nhiều vấn đề quan trọng; Được cọ xát, mở mang tầm hiểu biết và có nhiều mối quan hệ quốc tế...
PV: Chị nghĩ sao khi nhiều người cho rằng trong quá trình tác nghiệp, nhà báo phải đặt pháp luật và đạo đức lên hàng đầu? Theo chị vấn đề đạo đức nhà báo được thể hiện cụ thể như thế nào?
Không riêng nghề báo, nhà báo mà lĩnh vực nào cũng phải đặt pháp luật và đạo đức nghề nghiệp lên hàng đầu khi tác nghiệp. Đây là điều đương nhiên, giúp xã hội phát triển một cách lành mạnh và bền vững.
Việc ràng buộc giữa luật pháp nghiêm minh sẽ dẫn đến vấn đề "có đạo đức" một cách tự giác. Đơn cử thế này, vài năm gần đây nhiều tờ báo ở châu Âu luôn có những đợt sa thải số lượng lớn các nhà báo. Đặc biệt ưu tiên những nhà báo vi phạm pháp luật hay bị công chúng kiện. Và điều đó luôn khiến các nhà báo phải hết sức cẩn trọng khi tác nghiệp.
Hoặc các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm luôn sợ bị công chúng kiện nên họ luôn phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình sản xuất sản phẩm. Chứ không mấy doanh nghiệp là không thích "ăn bớt" nguyên vật liệu, hay công đoạn để tiết kiệm chi phí. Lâu dần, điều này trở thành thói quen, thành tự giác và trở thành đạo đức của doanh nghiệp.
Có những nước không có luật báo chí, các nhà báo hoạt động chỉ dựa vào luật pháp chung. Họ ít phải nhắc đến đạo đức nhà báo. Nhưng chúng ta có luật chồng luật (luật pháp chung và luật ngành) vậy mà từ lý luận đến thực tiễn báo chí, truyền đều nhắc quá nhiều, quá đậm về "đạo đức nhà báo". Phải chăng "Thiếu cái gì thì hay nhắc về cái đó", như thế có nghĩa là vấn đề này đang rất báo động ở ta?
Trong khi đó việc anh muốn trở thành nhà báo thì điều cơ bản là anh phải có đạo đức hành nghề. Cũng như anh muốn đua xe thì trước tiên phải biết lái xe. Thiết nghĩ chúng ta có thể thay việc nhắc nhở này bằng các chế tài cụ thể, ví dụ như quy định phóng viên (trừ một số trường hợp đặc biệt) phải viết tên thật, đăng ảnh chân dung, địa chỉ email rõ ràng dưới mỗi tác phẩm báo chí.
Như vậy, buộc các nhà báo phải hai lần trực tiếp chịu trách nhiệm trước công chúng và pháp luật với những gì mà mình đã cung cấp. Việc này cũng đã và đang được một số tờ báo ở Việt Nam thực hiện (trong khi vấn đề này lại là một quy định bắt buộc của nhiều tờ báo trên thế giới).
PV: Cá nhân chị có muốn gợi ý hay đóng góp điều gì cho hoạt động của ngành báo chí Việt Nam không?
Theo thiển nghĩ của tôi nhà nước cần phải điều chỉnh đồng bộ: từ cơ chế quản lý báo chí sang cơ chế phục vụ báo chí; từ cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp có thu sang cơ chế kinh tế thị trường, tự chủ hoàn toàn; Cơ chế gắn kết giữa nghiên cứu báo chí, truyền thông (ở các trường đại học, các viện nghiên cứu) với hoạt động thực tiễn của các tờ báo... đó là ba trong số nhiều vấn đề cấp bách, tạo điều kiện cho lĩnh vực báo chí, truyền thông Việt Nam phát triển đồng bộ, bền vững.
Năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định 43, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 71 về việc "trao quyền" tự chủ, tự chịu trách nhiệm tài chính cho các cơ quan báo chí.
Theo đó, một số cơ quan báo chí lớn phải chuyển sang hình thức đơn vị sự nghiệp có thu, một số phải tự chủ kinh phí hoàn toàn. Tuy nhiên, chúng ta đã thực hiện dứt điểm việc này hay chưa? Hoặc đã có những nghiên cứu khảo sát, đánh giá, rút kinh nghiệm nào cho vấn đề này chưa?...
Thực tế cho thấy, hoạt động của báo chí, truyền thông Việt Nam đang đứng trước bước ngoặt vô cùng khó khăn đó là vấn đề tài chính: Đa số các tờ báo vẫn bệ nguyên xi mô hình hoạt động từ thời bao cấp; Không phân chia rạch ròi người đứng đầu bộ phận kinh doanh và bộ phận nội dung; Tổng biên tập vẫn phải kiêm nhiệm cả hai nhiệm vụ này. Nguy hiểm ở chỗ là không phải Tổng biên tập nào cũng có nghiệp vụ kinh tế, nên không có các chiến lược, giải pháp đúng đắn cho việc phát triển sản phẩm, công chúng, thị trường và đối tác... của báo mình.
Tuy đã có một số tờ báo xây dựng các giải pháp, chiến lược phát triển thị trường, công chúng báo chí... nhưng còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa đồng bộ, chuyên nghiệp.
Hơn nữa, về mặt lý luận, chúng ta chưa có nhiều công trình nghiên cứu báo chí, truyền thông từ góc độ kinh tế (kinh tế báo chí) để áp dụng cho hoạt động thực tiễn của báo chí, truyền thông Việt Nam.
Hiện tại, với sức vóc và hiểu biết hạn hẹp của mình tôi đã nghiên cứu và đưa vào thử nghiệm công trình: "Nghiên cứu công chúng thị trường báo chí báo Wiener Zeitung" (1703, một trong những tờ báo lâu đời nhất thế giới còn hoạt động) nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm, tham khảo cho hoạt động kinh doanh báo chí của Việt Nam.
Công trình này đã được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của PGS.TS Nguyễn Văn Dững (Học viện Báo chí và Tuyên truyền), TS. Trần Bá Dung (Hội Nhà báo Việt Nam), GS.TS Thomas A.Bauer (Đại học Tổng hợp Wien, Austria), TS. Renner Wolfgang (Viện trưởng Viện Wiener Zeitung).
Đây là một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên về công chúng thị trường báo chí (khách hàng), thị trường báo chí, đối tác... (nghiên cứu phương pháp làm thế nào để tòa soạn có thể sống được bằng việc bán các sản phẩm báo chí của mình) của nước ngoài để áp dụng, tham khảo cho hoạt động báo chí Việt Nam.
Công trình này đã được một số luận văn, luận án, khóa luận trích dẫn và một số tờ báo áp dụng vào thực tiễn. Bên cạnh đó, khi thỉnh giảng, tôi đã và đang liên hệ với một số tờ báo trong và ngoài nước, nhờ họ giúp đỡ sinh viên của tôi bằng cách huấn luyện và giao cho các bạn trẻ một số chuyên đề.
Như thế, sinh viên có thể vừa học vừa hành: học cách tự làm ra sản phẩm báo chí chất lượng và có tính cạnh tranh cao (theo tiêu chí cạnh tranh lành mạnh, bền vững); học cách xây dựng chiến lược tự bán các sản phẩm báo chí của ḿnh; học cách làm việc tập thể, tạo sức mạnh tập thể; học cách tôn trọng đối tác; học cách tự bảo vệ bản thân...
PV: Chị nghĩ sao về tình hình báo in Việt Nam hiện nay?
Trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, dẫn đến sự ra đời của các loại hình báo chí, truyền thông hiện đại như: "Đa nền tảng (Multi-media, Multi-platform); Báo chí di động (Mobile Media, Mobile Journalism); Các thiết bị đeo trên người (Wearables)..." thì báo in bị lép vế.
Một số tờ báo lớn trên thế giới cũng đã quyết định đóng cửa báo in (như Lloyd's List (1734) (Anh) - một trong những tờ báo lâu đời nhất thế giới).
Báo in Việt Nam cũng không tránh khỏi tình hình ảm đảm này. Tờ báo nào cũng phải tìm đủ mọi cách để tồn tại như ra thêm báo điện tử, tăng thêm các ấn phẩm, tổ chức các sự kiện truyền thông...
Tuy nhiên, như tôi đã nói cơ chế của chúng ta chưa coi báo chí là một sản phẩm hàng hóa bình đẳng như các sản phẩm hàng hóa khác; Luật pháp chưa công nhận, chưa tạo ra thị trường riêng cho báo chí hoạt động theo quy luật kinh tế thị trường; Ban lãnh đạo một số tờ báo còn rất thụ động, chưa có các chiến lược, giải pháp, chưa thực sự gắn bó "sống, chết" với tờ báo của mình...
Chúng tôi hy vọng "Đề án Quy hoạch phát triển quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025" sắp tới sẽ sắp xếp lại hoạt động báo chí Việt Nam, từng bước giải quyết, khắc phục những tồn tại, tạo đà cho hoạt động của báo chí, truyền thông Việt Nam hội nhập với tình hình chung của nền báo chí, truyền thông quốc tế.
Nguyễn Hà
Bình luận