Đa số thực phẩm của chúng ta là an toàn, nhưng nhân dân không biết nên có cảm giác là tất cả không an toàn. Chúng tôi đang chỉ đạo để làm sao giúp cho nhân dân yên tâm để tiêu dùng...
Đó là những quan điểm được đưa ra trong bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn Cao Đức Phát khi thảo luận tại Hội trường Quốc hội chiều 1/4, nội dung chính tập trung vào Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2015; Kết quả thực hiện 5 năm 2011-2015 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020.
Ngay sau phát biểu của Bộ trưởng Cao Đức Phát, trong dư luận đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau, trong đó, không ít ý kiến phản đối gay gắt quan điểm này.
Video phần phát biển gây tranh cãi của Bộ trưởng Cao Đức Phát tại Quốc hội chiều 1/4
Thưa Quốc hội!
Tôi xin được phát biểu giải trình về 3 vấn đề:
Thứ nhất, về tình hình nông nghiệp, nông thôn. Là một người làm nông nghiệp lâu năm, tôi rất đồng cảm và chia sẻ với những trăn trở của nhiều đại biểu Quốc hội về tình hình nông nghiệp nông thôn. Những con số tổng hợp 5 năm qua có thể phần nào nói lên những sự quan tâm và cố gắng của cả hệ thống chính trị của chúng ta. Mặc dù có rất nhiều khó khăn, nhưng nông nghiệp đã tăng trưởng bình quân 3,1%, vượt chỉ tiêu Đại hội Đảng đề ra là 2,6-3%. Xuất khẩu nông sản tăng bình quân 9% năm 2015, gấp 1,5 lần chỉ tiêu kế hoạch. Xây dựng nông thôn mới đến hết tháng 3 năm nay có 1.761 xã, 19,7% số xã đạt 19 tiêu chí, gần đạt con số 20% chỉ tiêu đề ra cho năm 2015.
Nhưng rõ ràng những cố gắng, những thành tựu chúng ta đạt được vẫn chưa đạt được mục tiêu Đảng đề ra. Nghị quyết Trung ương 7 đề ra là tới năm 2020 chúng ta phải phục hồi tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp là 3,5-3,8%, không phải là 3%, vì đây là nguồn sống của 2/3 người dân nước Việt chúng ta, đây là điều kiện để xóa đói, giảm nghèo cho 90% người nghèo ở nước chúng ta. Vì thế chưa đáp ứng được mong đợi của nhân dân.
Về những mặt được, những tồn tại chúng ta đã mổ xẻ tại rất nhiều các diễn đàn, đặc biệt, nhân dịp Đại hội Đảng các cấp, Bộ Chính trị cũng đã chỉ đạo tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, khóa X và có nghị quyết, Chính phủ không có cuộc họp nào không bàn và mổ xẻ, chúng ta cũng đã có rất nhiều cố gắng.
Quốc hội kỳ nào cũng thảo luận rất nhiều, cũng có nghị quyết. Tôi có lẽ cũng là một trong những người được Quốc hội quan tâm và chất vấn nhiều, tôi cũng giải trình nhiều nhưng tình hình đúng là chuyển biến chậm. Vì thế tôi cũng thấy, rõ ràng chúng ta cần phải quyết liệt hơn để có sự đổi mới một lần nữa trong nông nghiệp và thúc đẩy quá trình phát triển ở nông thôn.
Tôi phải báo cáo với Quốc hội, Chính phủ đã ban hành rất nhiều chính sách nhưng trong điều kiện nguồn lực của chúng ta có hạn nên thường các chính sách ngắn hạn và giải quyết những vấn đề từng phần. Cũng có nhiều chính sách như các đại biểu đã nói, đã ban hành nhưng không có nguồn lực để thực hiện. Tôi vẫn thấy rằng có thể có những chính sách tạo ra một môi trường thuận lợi hơn để nhân dân và các doanh nghiệp làm ăn.
Bài học của Nghị quyết 10 năm 1988 cho thấy, không phải lúc đó chúng ta có nhiều tiền nhưng chúng ta đã tháo gỡ đúng thì nhân dân đã làm nên kỳ tích của nông nghiệp Việt Nam ở những năm cuối của thế kỷ XX. Bây giờ khác lúc đó nhưng vẫn còn nhiều điều có thể làm được. Những chính sách có liên quan đến đất đai mà các đại biểu đã nói. Rất nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư vào nông nghiệp nhưng không có đất. Chính sách về thuế, tín dụng và nhiều chính sách khác nữa.
Tôi nhất trí với dự thảo nghị quyết của phiên họp này, phải tăng đầu tư cho nông nghiệp, Quốc hội đã có nhiều nghị quyết nhưng tôi cũng xin đề nghị với Quốc hội và tôi cũng được biết các đồng chí trong Chính phủ đã trao đổi và Ban Chấp hành Trung ương vừa qua họp có nghị quyết là sẽ điều chỉnh tăng vốn đầu tư cho nông nghiệp.
Với con số tôi được thông báo cho đến giờ này trong 5 năm tới, chúng ta dự kiến theo kế hoạch cũ là đầu tư toàn ngành nông nghiệp thông qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 83.000 tỷ đồng. Đấy là con số quá ít, tôi đề nghị Quốc hội ra nghị quyết và đề nghị chỉ đạo thực hiện nghị quyết đó một cách chặt chẽ để bổ sung thêm nguồn lực. Tôi nhắc lại, không phải chỉ phụ thuộc vào đầu tư của ngân sách, căn bản nhất vẫn là chính sách và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị.
Vấn đề thứ hai, tôi xin giải trình vì sao chúng tôi lại đề nghị điều chuyển 1,1 triệu ha đất được quy hoạch để làm rừng phòng hộ sang rừng sản xuất. Lý do là chúng ta đã có 15,7 triệu ha đất được quy hoạch làm lâm nghiệp, trong đó có 14,5 triệu ha đất đã có rừng. Rừng chỉ đóng góp 26.500 tỷ đồng hay 3% giá trị tổng sản lượng nông, lâm nghiệp, tức là rừng mới đem lại về môi trường nhưng rừng phải đem lại cuộc sống tốt hơn cho những người làm nghề rừng và đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước.
Rừng không phải là cơ sở hạ tầng, vì thế nên chuyển một phần diện tích chúng ta quy hoạch làm rừng phòng hộ, trong đó có nửa triệu ha có rừng nhưng nghèo kiệt và không xung yếu, có 0,6 triệu ha chưa có rừng sang để nhân dân làm ăn, vừa có thu nhập và rừng sản xuất nếu quản lý tốt cũng phòng hộ, chứ không phải không phòng hộ và lúc đó lâm nghiệp mới có động lực để phát triển một cách bền vững. Nếu giao 1,1 triệu ha đó cho nhân dân thì chúng ta vừa có rừng mà ngân sách không phải bỏ ra 15.000 tỷ đồng để trồng và bảo vệ diện tích này.
Vấn đề thứ ba, về an toàn vệ sinh thực phẩm, Chính phủ và các bộ, ngành, chúng tôi nhận thức rất rõ yêu cầu của người dân. Nhận thức đó chúng tôi cảm nhận thấy chính từ những người xung quanh mình. Chính vì thế nên các bộ, ngành cũng nỗ lực phối hợp với nhau để thực hiện. Hiện nay, chúng tôi đang tập trung vào 2 hướng:
Hướng thứ nhất là tập trung kiểm soát sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, kháng sinh. Vừa qua, chúng tôi chọn tập trung vào xử lý chất cấm mà dư luận đang bức xúc, bước đầu đã khá thành công và đã giảm mạnh việc sử dụng, ít nhất là đã triệt được nguồn nhập khẩu vào trong nước, các cơ sở sản xuất thức ăn hầu như rất ít sử dụng, bây giờ chỉ còn một số trang trại và hộ chăn nuôi lẻ thì chúng tôi đang tiếp tục cùng với Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Công an sẽ xử lý tiếp và bắt tay vào chấn chỉnh việc sử dụng kháng sinh và buôn lậu thuốc bảo vệ thực vật. Chúng tôi sẽ chọn từng việc và làm triệt để.
Vấn đề thứ hai là đẩy mạnh hướng dẫn nông dân sản xuất theo quy trình an toàn, xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, thông báo cho nhân dân biết. Trong 5 tháng vừa qua, chúng tôi lấy gần 6000 mẫu phân tích thì số mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép là 5,17%, số mẫu thịt có dư lượng hóa chất kháng sinh, chất cấm vượt mức cho phép là 1,92%.
Như vậy, đa số thực phẩm của chúng ta là an toàn, nhưng nhân dân không biết nên có cảm giác là tất cả không an toàn, vì thế nên có vấn đề rất lớn, chúng tôi đang chỉ đạo để làm sao giúp cho nhân dân biết được và yên tâm để tiêu dùng và phải tiếp tục ngăn chặn việc sản xuất thực phẩm không an toàn. Đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nói với tôi là anh có thể thay mặt cho Chính phủ báo cáo với Quốc hội rằng, Chính phủ cam kết sẽ phối hợp nỗ lực hơn nữa để nhanh chóng cải thiện tình hình đáp ứng mong đợi của nhân dân.
Nguồn: Báo Giao thông
Đó là những quan điểm được đưa ra trong bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn Cao Đức Phát khi thảo luận tại Hội trường Quốc hội chiều 1/4, nội dung chính tập trung vào Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2015; Kết quả thực hiện 5 năm 2011-2015 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020.
Ngay sau phát biểu của Bộ trưởng Cao Đức Phát, trong dư luận đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau, trong đó, không ít ý kiến phản đối gay gắt quan điểm này.
Bộ trưởng Cao Đức Phát phát biểu tại phiên thảo luận ở Hội trường chiều 2/4 |
Video: Nguyên văn phát biểu của Bộ trưởng Cao Đức Phát
Báo Giao thông đăng nguyên văn bài phát biểu của Bộ trưởng Cao Đức Phát trong phiên thảo luận chiều 1/4.Video phần phát biển gây tranh cãi của Bộ trưởng Cao Đức Phát tại Quốc hội chiều 1/4
Thưa Quốc hội!
Tôi xin được phát biểu giải trình về 3 vấn đề:
Thứ nhất, về tình hình nông nghiệp, nông thôn. Là một người làm nông nghiệp lâu năm, tôi rất đồng cảm và chia sẻ với những trăn trở của nhiều đại biểu Quốc hội về tình hình nông nghiệp nông thôn. Những con số tổng hợp 5 năm qua có thể phần nào nói lên những sự quan tâm và cố gắng của cả hệ thống chính trị của chúng ta. Mặc dù có rất nhiều khó khăn, nhưng nông nghiệp đã tăng trưởng bình quân 3,1%, vượt chỉ tiêu Đại hội Đảng đề ra là 2,6-3%. Xuất khẩu nông sản tăng bình quân 9% năm 2015, gấp 1,5 lần chỉ tiêu kế hoạch. Xây dựng nông thôn mới đến hết tháng 3 năm nay có 1.761 xã, 19,7% số xã đạt 19 tiêu chí, gần đạt con số 20% chỉ tiêu đề ra cho năm 2015.
Nhưng rõ ràng những cố gắng, những thành tựu chúng ta đạt được vẫn chưa đạt được mục tiêu Đảng đề ra. Nghị quyết Trung ương 7 đề ra là tới năm 2020 chúng ta phải phục hồi tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp là 3,5-3,8%, không phải là 3%, vì đây là nguồn sống của 2/3 người dân nước Việt chúng ta, đây là điều kiện để xóa đói, giảm nghèo cho 90% người nghèo ở nước chúng ta. Vì thế chưa đáp ứng được mong đợi của nhân dân.
Về những mặt được, những tồn tại chúng ta đã mổ xẻ tại rất nhiều các diễn đàn, đặc biệt, nhân dịp Đại hội Đảng các cấp, Bộ Chính trị cũng đã chỉ đạo tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, khóa X và có nghị quyết, Chính phủ không có cuộc họp nào không bàn và mổ xẻ, chúng ta cũng đã có rất nhiều cố gắng.
Quốc hội kỳ nào cũng thảo luận rất nhiều, cũng có nghị quyết. Tôi có lẽ cũng là một trong những người được Quốc hội quan tâm và chất vấn nhiều, tôi cũng giải trình nhiều nhưng tình hình đúng là chuyển biến chậm. Vì thế tôi cũng thấy, rõ ràng chúng ta cần phải quyết liệt hơn để có sự đổi mới một lần nữa trong nông nghiệp và thúc đẩy quá trình phát triển ở nông thôn.
Video: Phát ngôn ấn tượng của ĐBQH
Theo tôi, đã đến lúc chúng ta phải có một cuộc cải cách đối với nông nghiệp. Đối với cuộc cải cách đó chúng ta phải làm những cái gì. Trước hết phải có những chính sách mới. Phải tổ chức lại sản xuất và phải thực hiện đúng những cam kết của Đảng. Trong Nghị quyết Trung ương 7 có nói cứ sau 5 năm thì tăng gấp đôi đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. Rõ ràng làm cho hệ thống quản lý nhà nước có hiệu quả cao hơn. Trong đổi mới cơ chế chính sách phải có tính quyết liệt cao hơn.Tôi phải báo cáo với Quốc hội, Chính phủ đã ban hành rất nhiều chính sách nhưng trong điều kiện nguồn lực của chúng ta có hạn nên thường các chính sách ngắn hạn và giải quyết những vấn đề từng phần. Cũng có nhiều chính sách như các đại biểu đã nói, đã ban hành nhưng không có nguồn lực để thực hiện. Tôi vẫn thấy rằng có thể có những chính sách tạo ra một môi trường thuận lợi hơn để nhân dân và các doanh nghiệp làm ăn.
Bài học của Nghị quyết 10 năm 1988 cho thấy, không phải lúc đó chúng ta có nhiều tiền nhưng chúng ta đã tháo gỡ đúng thì nhân dân đã làm nên kỳ tích của nông nghiệp Việt Nam ở những năm cuối của thế kỷ XX. Bây giờ khác lúc đó nhưng vẫn còn nhiều điều có thể làm được. Những chính sách có liên quan đến đất đai mà các đại biểu đã nói. Rất nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư vào nông nghiệp nhưng không có đất. Chính sách về thuế, tín dụng và nhiều chính sách khác nữa.
Tôi nhất trí với dự thảo nghị quyết của phiên họp này, phải tăng đầu tư cho nông nghiệp, Quốc hội đã có nhiều nghị quyết nhưng tôi cũng xin đề nghị với Quốc hội và tôi cũng được biết các đồng chí trong Chính phủ đã trao đổi và Ban Chấp hành Trung ương vừa qua họp có nghị quyết là sẽ điều chỉnh tăng vốn đầu tư cho nông nghiệp.
Với con số tôi được thông báo cho đến giờ này trong 5 năm tới, chúng ta dự kiến theo kế hoạch cũ là đầu tư toàn ngành nông nghiệp thông qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 83.000 tỷ đồng. Đấy là con số quá ít, tôi đề nghị Quốc hội ra nghị quyết và đề nghị chỉ đạo thực hiện nghị quyết đó một cách chặt chẽ để bổ sung thêm nguồn lực. Tôi nhắc lại, không phải chỉ phụ thuộc vào đầu tư của ngân sách, căn bản nhất vẫn là chính sách và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị.
Vấn đề thứ hai, tôi xin giải trình vì sao chúng tôi lại đề nghị điều chuyển 1,1 triệu ha đất được quy hoạch để làm rừng phòng hộ sang rừng sản xuất. Lý do là chúng ta đã có 15,7 triệu ha đất được quy hoạch làm lâm nghiệp, trong đó có 14,5 triệu ha đất đã có rừng. Rừng chỉ đóng góp 26.500 tỷ đồng hay 3% giá trị tổng sản lượng nông, lâm nghiệp, tức là rừng mới đem lại về môi trường nhưng rừng phải đem lại cuộc sống tốt hơn cho những người làm nghề rừng và đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước.
Rừng không phải là cơ sở hạ tầng, vì thế nên chuyển một phần diện tích chúng ta quy hoạch làm rừng phòng hộ, trong đó có nửa triệu ha có rừng nhưng nghèo kiệt và không xung yếu, có 0,6 triệu ha chưa có rừng sang để nhân dân làm ăn, vừa có thu nhập và rừng sản xuất nếu quản lý tốt cũng phòng hộ, chứ không phải không phòng hộ và lúc đó lâm nghiệp mới có động lực để phát triển một cách bền vững. Nếu giao 1,1 triệu ha đó cho nhân dân thì chúng ta vừa có rừng mà ngân sách không phải bỏ ra 15.000 tỷ đồng để trồng và bảo vệ diện tích này.
Vấn đề thứ ba, về an toàn vệ sinh thực phẩm, Chính phủ và các bộ, ngành, chúng tôi nhận thức rất rõ yêu cầu của người dân. Nhận thức đó chúng tôi cảm nhận thấy chính từ những người xung quanh mình. Chính vì thế nên các bộ, ngành cũng nỗ lực phối hợp với nhau để thực hiện. Hiện nay, chúng tôi đang tập trung vào 2 hướng:
Hướng thứ nhất là tập trung kiểm soát sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, kháng sinh. Vừa qua, chúng tôi chọn tập trung vào xử lý chất cấm mà dư luận đang bức xúc, bước đầu đã khá thành công và đã giảm mạnh việc sử dụng, ít nhất là đã triệt được nguồn nhập khẩu vào trong nước, các cơ sở sản xuất thức ăn hầu như rất ít sử dụng, bây giờ chỉ còn một số trang trại và hộ chăn nuôi lẻ thì chúng tôi đang tiếp tục cùng với Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Công an sẽ xử lý tiếp và bắt tay vào chấn chỉnh việc sử dụng kháng sinh và buôn lậu thuốc bảo vệ thực vật. Chúng tôi sẽ chọn từng việc và làm triệt để.
Vấn đề thứ hai là đẩy mạnh hướng dẫn nông dân sản xuất theo quy trình an toàn, xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, thông báo cho nhân dân biết. Trong 5 tháng vừa qua, chúng tôi lấy gần 6000 mẫu phân tích thì số mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép là 5,17%, số mẫu thịt có dư lượng hóa chất kháng sinh, chất cấm vượt mức cho phép là 1,92%.
Như vậy, đa số thực phẩm của chúng ta là an toàn, nhưng nhân dân không biết nên có cảm giác là tất cả không an toàn, vì thế nên có vấn đề rất lớn, chúng tôi đang chỉ đạo để làm sao giúp cho nhân dân biết được và yên tâm để tiêu dùng và phải tiếp tục ngăn chặn việc sản xuất thực phẩm không an toàn. Đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nói với tôi là anh có thể thay mặt cho Chính phủ báo cáo với Quốc hội rằng, Chính phủ cam kết sẽ phối hợp nỗ lực hơn nữa để nhanh chóng cải thiện tình hình đáp ứng mong đợi của nhân dân.
Nguồn: Báo Giao thông
Bình luận