Theo Nguyên TBT, dù đã đạt được nhiều thành tựu nhưng giáo dục của Việt Nam còn nhiều tồn tại. Để nền giáo dục Việt Nam phát triển sánh tầm quốc tế, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến công tác giáo dục với thanh, thiếu niên.
Con người được vũ trang bằng những tri thức hiện đại sẽ là động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy giáo dục, đào tạo giữ vai trò cốt tử đối với mỗi quốc gia, phát triển giáo dục phải đi trước phát triển kinh tế. Cần giải quyết tốt vấn đề giáo viên, tăng cường đầu tư cho giáo dục, cải tiến cách dạy và học
Ở tuổi 97, ông vẫn luôn theo sát và trăn trở về sự phát triển của đất nước và đã có những chia sẻ đầy tâm huyết về sự nghiệp giáo dục nước nhà .
Học lịch sử để bảo vệ và phát triển đất nước
Theo Nguyên Tổng Bí thư, dù đã đạt được nhiều thành tựu nhưng Giáo dục của Việt Nam còn nhiều tồn tại như chất lượng giảng dạy thấp, tiêu cực trong dạy và học, trong thi cử... Để nền giáo dục Việt Nam phát triển sánh tầm quốc tế, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến công tác giáo dục với thanh, thiếu niên.
Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười |
“Dân ta phải biết sử ta” nhưng có một thực trạng khá đau lòng hiện nay là kết quả thi môn Lịch sử thấp và có không ít học sinh không biết đến những anh hùng dân tộc như Bà Trưng, Bà Triệu, Nguyễn Huệ… là ai.
|
Về vấn đề này, Nguyên Tổng Bí thư cho rằng: “Vì trong quá trình thi tuyển đầu vào THPT, các bậc Đại học, Cao đẳng, chúng ta đã và đang quá chú trọng vào các môn Toán, Lý, Hoá và coi nhẹ môn Lịch sử. Chính vì lẽ đó mà học sinh cũng cho rằng đó là môn phụ nên không quan tâm, chú ý. Chỉ năm nào Bộ GD&ĐT đưa môn Lịch sử vào thi Tốt nghiệp THPT thì lúc đó học sinh mới chịu khó học với tâm lý chống trượt. Như vậy, thời gian học lịch sử rất ít.
Mặt khác cũng do chúng ta đưa môn Lịch sử vào chương trình học một cách cứng nhắc và khô khan. Điều này đã được Nghị quyết của Trung ương Đảng năm 1996 chỉ ra. Sách Lịch sử hiện vẫn còn nhiều điều thừa nhưng lại thiếu không ít điều cần thiết, còn nhiều chỗ không phù hợp và phải đổi mới căn bản toàn diện.
Những câu chuyện lịch sử thường rất hấp dẫn. Nếu chúng ta đưa nhiều câu chuyện lịch sử vào chương trình thì tôi tin các em sẽ nhanh thuộc và nhớ lâu. Thêm nữa, việc tiếp xúc với phim ảnh nước ngoài nhiều dẫn đến các em thuộc sử nước ngoài hơn sử Việt Nam. Đó là điều rất đau đớn đối với nền Giáo dục Việt Nam”.
“Có biết lịch sử mới có thể hiểu được những giá trị, truyền thống về lòng yêu nước, hiểu được giá trị từ những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Thế hệ thanh thiếu niên ngày nay chính là những chủ nhân tương lai của đất nước. Nếu những chủ nhân tương lai của đất nước còn không nắm được lịch sử của nước mình thì làm sao có thể bảo vệ và xây dựng được đất nước hùng mạnh như ước nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh?”, Nguyên Tổng Bí thư nói.
Học lịch sử để giữ vững độc lập, chủ quyền
Theo Nguyên Tổng Bí thư, để khắc phục tình trạng này, các nhà quản lý giáo dục cần phải thiết kế sao cho môn Lịch sử phải được dạy nhiều hơn đồng thời đưa môn Lịch sử trở thành môn có vị trí như những môn học khác. Một điều quan trọng hơn là chúng ta phải thường xuyên giáo dục về truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc. Học lịch sử không chỉ giáo dục lòng yêu nước mà còn là để hoàn thiện nhân cách.
“Trong quá trình hội nhập và phát triển, bảo vệ và giữ vững độc lập chủ quyền đất nước không chỉ thể hiện qua việc xây dựng nền kinh tế, quốc phòng hùng mạnh mà còn thể hiện qua việc nắm rõ lịch sử nước nhà của thế hệ trẻ. Đó là nền tảng để chúng ta bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước.
Đất nước có phồn vinh, thịnh vượng và có bảo vệ được độc lập, toàn vẹn chủ quyền (lãnh thổ, lãnh hải, không phận) hay không, một phần lớn là nhờ vào công học tập của các em”, Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười xúc động nói.
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu/ TTXVN |
Theo GDVN
Bình luận