(VTC News) - Nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn cho rằng hiện nay vai trò của cơ quan chủ quản báo chí còn mờ nhạt.
Sáng 10/7, Hội nghị tham vấn về dự án Luật Báo chí (sửa đổi) đã được Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng (VHGDTNTN&NĐ) của Quốc hội tổ chức với sự tham gia của nhiều chuyên gia uy tín.
Ông Đỗ Quý Doãn, nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng việc sửa luật báo chí trong thời điểm này là cần thiết.
Điều đó thể hiện ở việc mạng xã hội đang lên ngôi và có tác động mạnh mẽ đến đời sống của người dân, thậm chí có tác động lớn hơn nhiều so với các cơ quan báo chí chính thống.
Ông Đỗ Quý Doãn cho rằng: “Lâu nay vai trò của cơ quan chủ quản rất à ơi. Nghe thì rất hoành tráng nhưng lại không chịu trách nhiệm gì cả”.
Vì vậy, nói là cơ quan chủ quản nhưng phải có người chịu trách nhiệm cụ thể. Cơ quan chủ quản phải cử ra một người chịu trách nhiệm.
Ông Doãn đề xuất có thể người đó chính là chủ nhiệm báo. Chủ nhiệm báo có thể là thủ trưởng của cơ quan chủ quản hoặc người được thủ trưởng cơ quan chủ quản giao trách nhiệm. Người được cơ quan chủ quản giao trách nhiệm quản lý báo phải biết về hoạt động báo chí.
“Vì thế, cần quy định cụ thể trách nhiệm, quyền hạn của vị chủ nhiệm báo là như thế nào?”, ông Doãn đề xuất.
Ông Doãn cho rằng cần phải quy định rất cụ thể trong Dự thảo luật báo chí, tránh việc quy định chung chung. Nếu Luật còn quy định chung chung, sẽ khó tìm được người chịu trách nhiệm.
Về tên gọi, ông Doãn cũng đề xuất thống nhất có tổng giám đốc trong một cơ quan báo chí. Trong đó, người tổng giám đốc sẽ có vai trò điều hành chung. Dưới quyền vị tổng giám đốc sẽ có các giám đốc phụ trách nội dung, giám đốc phụ trách kinh doanh, trị sự…
Việc quy định như vậy sẽ đảm bảo cho người dân dễ hiểu và không bị trùng lặp vai trò của tổng giám đốc và tổng biên tập.
Ngoài ra, ông Doãn cũng cho rằng tổng giám đốc phải là người chịu trách nhiệm cao nhất khi có những sai phạm xảy ra.
Bà Tâm Đan cho rằng vì Nhà nước không kiểm duyệt báo chí nên trách nhiệm kiểm tra, đảm bảo nội dung thông tin trên báo chí là đúng đắn đương nhiên phải là trách nhiệm của cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí.
“Luật lại chưa đề cập cụ thể đến trách nhiệm về thông tin trên báo chí của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan báo chí và người được cơ quan chủ quản cử trực tiếp chỉ đạo cơ quan báo chí”, bà Tâm Đan nhấn mạnh.
PGS, TS Trần Thị Tâm Đan nêu vấn đề: “Trong trường hợp phát hiện sai sót thì chế tài xử lý là gì?”
Bà Tâm Đan cũng chỉ ra thực tế, hiện nay đang có tình trạng cơ quan chủ quản thích cho ra nhiều báo, nhưng lại không chịu tìm đúng, tìm đủ những người có năng lực, phẩm chất đạo đức trong hoạt động báo chí để giúp cho cơ quan chủ quản.
“Vai trò của cơ quan chủ quản còn mờ nhạt”, PGS, TS Trần Thị Tâm Đan nói.
Đồng tình với những ý kiến đóng góp của các vị đại biểu, ông Hoàng Hữu Lượng - Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) thừa nhận có tình trạng chưa xử lý đến lãnh đạo cơ quan chủ quản khi có đơn vị báo chí có sai phạm.
“Luật cũ tuy đã có quy trách nhiệm cho cơ quan chủ quản, nhưng đúng là lâu nay chưa xử lý đến cơ quan chủ quản”, ông Lượng nói.
Vì vậy, ông Lượng cũng đồng tình với việc cần quy định rõ hơn người chịu trách nhiệm của cơ quan chủ quản khi báo chí để xảy ra sai phạm.
Phạm Thịnh
Sáng 10/7, Hội nghị tham vấn về dự án Luật Báo chí (sửa đổi) đã được Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng (VHGDTNTN&NĐ) của Quốc hội tổ chức với sự tham gia của nhiều chuyên gia uy tín.
Ông Đỗ Quý Doãn, nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra nhiều ý kiến đóng góp cho Dự thảo luật báo chí (sửa đổi) sáng 10/7 |
Điều đó thể hiện ở việc mạng xã hội đang lên ngôi và có tác động mạnh mẽ đến đời sống của người dân, thậm chí có tác động lớn hơn nhiều so với các cơ quan báo chí chính thống.
Ông Đỗ Quý Doãn cho rằng: “Lâu nay vai trò của cơ quan chủ quản rất à ơi. Nghe thì rất hoành tráng nhưng lại không chịu trách nhiệm gì cả”.
Vì vậy, nói là cơ quan chủ quản nhưng phải có người chịu trách nhiệm cụ thể. Cơ quan chủ quản phải cử ra một người chịu trách nhiệm.
Ông Doãn đề xuất có thể người đó chính là chủ nhiệm báo. Chủ nhiệm báo có thể là thủ trưởng của cơ quan chủ quản hoặc người được thủ trưởng cơ quan chủ quản giao trách nhiệm. Người được cơ quan chủ quản giao trách nhiệm quản lý báo phải biết về hoạt động báo chí.
“Vì thế, cần quy định cụ thể trách nhiệm, quyền hạn của vị chủ nhiệm báo là như thế nào?”, ông Doãn đề xuất.
Ông Doãn cho rằng cần phải quy định rất cụ thể trong Dự thảo luật báo chí, tránh việc quy định chung chung. Nếu Luật còn quy định chung chung, sẽ khó tìm được người chịu trách nhiệm.
Về tên gọi, ông Doãn cũng đề xuất thống nhất có tổng giám đốc trong một cơ quan báo chí. Trong đó, người tổng giám đốc sẽ có vai trò điều hành chung. Dưới quyền vị tổng giám đốc sẽ có các giám đốc phụ trách nội dung, giám đốc phụ trách kinh doanh, trị sự…
Việc quy định như vậy sẽ đảm bảo cho người dân dễ hiểu và không bị trùng lặp vai trò của tổng giám đốc và tổng biên tập.
Ngoài ra, ông Doãn cũng cho rằng tổng giám đốc phải là người chịu trách nhiệm cao nhất khi có những sai phạm xảy ra.
Thứ trưởng Trương Minh Tuấn đánh giá cao những đóng góp của các chuyên gia cho dự án Luật báo chí (sửa đổi) |
Cũng có cùng quan điểm này, PGS, TS Trần Thị Tâm Đan, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên, nhi đồng của Quốc hội cho rằng việc Nhà nước ta không kiểm duyệt báo chí là một điểm sáng trong dự thảo Luật Báo chí, đảm bảo phát huy quyền con người trong hoạt động báo chí ở nước ta.
“Tuy nhiên, việc công dân có thực hiện được quyền tự do báo chí hay không phụ thuộc rất nhiều vào ý thức trách nhiệm của cơ quan báo chí, đạo đức và năng lực của nhà báo”, PGS Tâm Đan nhấn mạnh.
“Tuy nhiên, việc công dân có thực hiện được quyền tự do báo chí hay không phụ thuộc rất nhiều vào ý thức trách nhiệm của cơ quan báo chí, đạo đức và năng lực của nhà báo”, PGS Tâm Đan nhấn mạnh.
Video: Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời báo chí Nhật Bản năm 1966
Bà Tâm Đan cho rằng vì Nhà nước không kiểm duyệt báo chí nên trách nhiệm kiểm tra, đảm bảo nội dung thông tin trên báo chí là đúng đắn đương nhiên phải là trách nhiệm của cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí.
“Luật lại chưa đề cập cụ thể đến trách nhiệm về thông tin trên báo chí của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan báo chí và người được cơ quan chủ quản cử trực tiếp chỉ đạo cơ quan báo chí”, bà Tâm Đan nhấn mạnh.
PGS, TS Trần Thị Tâm Đan nêu vấn đề: “Trong trường hợp phát hiện sai sót thì chế tài xử lý là gì?”
Bà Tâm Đan cũng chỉ ra thực tế, hiện nay đang có tình trạng cơ quan chủ quản thích cho ra nhiều báo, nhưng lại không chịu tìm đúng, tìm đủ những người có năng lực, phẩm chất đạo đức trong hoạt động báo chí để giúp cho cơ quan chủ quản.
“Vai trò của cơ quan chủ quản còn mờ nhạt”, PGS, TS Trần Thị Tâm Đan nói.
Phải xử lý trách nhiệm cả cơ quan chủ quản khi báo chí sai phạm (Ảnh minh họa) |
“Luật cũ tuy đã có quy trách nhiệm cho cơ quan chủ quản, nhưng đúng là lâu nay chưa xử lý đến cơ quan chủ quản”, ông Lượng nói.
Vì vậy, ông Lượng cũng đồng tình với việc cần quy định rõ hơn người chịu trách nhiệm của cơ quan chủ quản khi báo chí để xảy ra sai phạm.
Phạm Thịnh
Bình luận