(VTC News)- “Trong tình hình học tập hiện nay và theo sự quan sát của tôi thì khó có thể có một tỉ lệ đỗ tốt nghiệp cao đến như vậy”- PGS. TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT nhận xét.
- Kết quả thi tốt nghiệp THPT qua các năm đều tăng cao và năm nay cả nước đạt tỉ lệ tốt nghiệp đạt gần 98%. Ông đánh giá gì về con số này?
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ: Nếu đây là một kỳ thi thực chất, mà kết quả có tới gần 100% học sinh đỗ tốt nghiệp và nhà nước phải bỏ ra cả ngàn tỉ đồng để cũng chỉ loại ra được 1-2% học sinh trượt tốt nghiệp thì tôi nghĩ Bộ GD-ĐT cũng không nên tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT làm gì.
Nhưng trong tình hình học tập hiện nay và theo sự quan sát của tôi thì khó có thể có một tỉ lệ đỗ tốt nghiệp cao đến như vậy. Theo tôi, với tình hình hiện nay thì tỉ lệ đỗ tốt nghiệp đạt khoảng 70-80% là có thể chấp nhận được. Không thể đỗ tới gần 98%, nhiều nơi còn đỗ tới 100%.
- Trả lời báo chí, ông Lê Văn Học, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội có cho rằng: “ Năm 2007, khi đồng chí Nguyễn Thiện Nhân phát động phong trào “2 không”, tỷ lệ đậu tốt nghiệp cả nước chỉ khoảng 66%. Năm nay cả nước xấp xỉ 100%. Đây cũng là năm Bộ GD-ĐT thôi không tổ chức chấm chéo, thôi không tổ chức thanh tra ủy quyền thì tôi cảm thấy có gì đó không được yên tâm lắm về kết quả thi mà Bộ GD-ĐT vừa công bố”. Như vậy, không chỉ có dư luận mà ngay cả những người có trách nhiệm về công tác giáo dục của Quốc hội cũng hoài nghi về tỉ lệ đỗ tốt nghiệp năm nay?
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ: Việc những người có trách nhiệm về giáo dục của Quốc hội cũng phải tỏ ra hoài nghi về kết quả này sẽ khiến những người có trách nhiệm của Bộ GD-ĐT phải có những suy nghĩ và nhìn nhận lại một cách khách quan hơn với tỉ lệ đỗ tốt nghiệp cao.
Vì vậy, những người có trách nhiệm của Bộ GD-ĐT phải làm những điều gì đúng với thực chất của nó chứ không nên làm điều gì khiến dư luận xã hội phải hoài nghi. Điều đó là một sai lầm.
Không nên kéo dài tình trạng hiện nay lâu hơn nữa. Cần phải nghĩ đến một cách làm để đánh giá đúng thực chất của vấn đề.
- Nhiều ý kiến cho rằng, trong kỳ thi tốt nghiệp vừa qua nhiều lãnh đạo của địa phương đã tạo áp lực để các Giám đốc Sở GD-ĐT làm mọi cách để tỉnh nhà có được tỉ lệ đỗ tốt nghiệp cao nhất. Ông có suy nghĩ gì về điều này?
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ: Tôi không đồng tình với việc lãnh đạo một số tỉnh lại giao chỉ tiêu cho các Sở GD-ĐT phải có tỉ lệ đỗ cao hơn năm trước hay cao hơn một số tỉnh khác.
Nếu mà cứ bắt buộc phải tạo mọi điều kiện để các em học sinh được đỗ để có một tỉ lệ “đẹp” thì sẽ tạo ra một lớp người giả dối cho xã hội. Như vậy, chỉ có làm xấu thêm xã hội.
Việc giao chỉ tiêu trong thi cử là một việc làm rất là sai. Vấn đề là phải tạo điều kiện thuận lợi để các em học sinh học tập và giám sát chất lượng đúng với thực chất của các em. Các nước trên thế giới người ta làm được điều đó nên không bị áp lực trong vấn đề tuyển chọn người vào ĐH, CĐ. Nếu có chất lượng thực sự tốt rồi thì cứ thế mà tuyển vào ĐH, CĐ.
-Thưa ông, bản thân ông đã từng bao giờ có sự tổng hợp số liệu xem liệu kỳ thi tốt nghiệp THPT trên cả nước sẽ tiêu tốn chi phí như thế nào ?
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ: Bản thân tôi chưa có điều kiện để tính toán tổng số chi phí cho một kỳ thi tốt nghiệp THPT ở cấp quốc gia. Nhưng nếu chúng ta thử nhẩm tính trên một học sinh rồi sau đó nhân với gần 1 triệu thí sinh. Nếu tính chi phí cho một học sinh và chi phí của nhà trường cho giám thị, nhân viên phục vụ… sẽ ra số tiền khổng lồ.
Bên cạnh đó cần tính đến số tiền chi phí ăn uống, đi lại của các thí sinh trong những ngày thi, cha mẹ cũng phải xin nghỉ làm để lo cho con cái. Tôi nghĩ tổng hợp những chi phí đó là một con số không hề nhỏ.
- Liệu đã đến lúc bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT trên phạm vi toàn quốc chưa, thưa ông?
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ: Nói bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT thì cũng không được. Vì học mà không thi thì cũng không ổn. Nhưng hiện nay, chúng ta có 2 kỳ thi quốc gia cách nhau có 1 tháng sẽ gây ra áp lực cho các em học sinh.
Có quan điểm cho rằng nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT hay bỏ kỳ thi ĐH, CĐ. Nói bỏ kỳ thi nào thì cũng không đúng. Quan điểm là có học phải có thi nhưng thi như thế nào để đánh giá đúng thực chất trình độ của học sinh vừa nhẹ nhàng lại không tốn kém thì là điều đáng bàn.
- Như vậy, cụ thể ở đây cách làm sẽ là gì thưa ông?
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ: Đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT như hiện nay chúng ta mới chỉ dùng có một số môn, tập trung vào chương trình lớp 12 để đánh giá toàn bộ 12 năm học của thí sinh đó.
Như vậy, độ may rủi của nó là rất lớn. Điều này thể hiện ở chỗ nếu học sinh đó chăm chỉ nhưng vì một lý do nào đó làm bài không được như mong muốn thì có thể sẽ bị trượt. Trong khi đó một học sinh lười học nhưng nhờ chép được bài của bạn lại có thể đỗ.
Cần đánh giá học sinh bằng một quá trình thì em học sinh nào gian dối thì khó có thể đỗ được. Gian dối thì chỉ trong chốc lát được thôi.
Nếu không sử dụng hết kết quả của 12 năm học thì có thể sử dụng kết quả của 3 năm học phổ thông để đưa vào việc đánh giá kết quả có hay không việc thí sinh đó đỗ tốt nghiệp. Còn tính tỉ lệ, hệ số ra sao thì chúng ta sẽ cùng tính để có được sự hợp lý nhất.
- Như vậy, theo quan điểm của ông không nên duy trì một kỳ thi tốt nghiệp mang tính chất quốc gia mà sẽ giao lại việc đánh giá này cho từng trường, từng địa phương?
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ: Cuối cùng thì vẫn cần một kỳ thi để đánh giá nhưng kỳ thi đó không hề nặng nề, tốn kém như hiện nay. Kỳ thi đó có thể là do chính bản thân nhà trường đó hoặc một số trường tổ chức chứ không phải là kỳ thi quốc gia với việc sử dụng cùng một đề thi trên phạm vi toàn quốc.
Kỳ thi đó nên như là một bài kiểm tra cuối kỳ bình thường để dù thí sinh nào đó có quay cóp và đạt kết quả cao thì cũng không đủ để kéo cả một quãng thời gian lười học trước đó.
Đất nước ta mỗi vùng miền khác nhau nên không thể dùng cùng một đề thi tốt nghiệp THPT. Trình độ của học sinh ở thành phố và miền núi khác nhau nên nếu chúng ta đưa ra cùng một đề thi thì việc đánh giá chính xác là rất khó.
- Thưa ông, liệu có phải khôi phục lực lượng thanh tra ủy quyền trong khi chưa thể bỏ được kỳ thi tốt nghiệp THPT.
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ: Theo tôi, cần nhanh chóng cải tổ phương pháp thi cử chứ không nên duy trì lực lượng thanh tra ủy quyền.
Có người từng là thanh tra ủy quyền có nói với tôi rằng đó là một việc vô bổ, và việc họ đi thanh tra như là đi chơi để cuối đợt lấy tiền thù lao. Có khôi phục lực lượng thanh tra ủy quyền thì cũng không đảm bảo rằng việc coi thi sẽ nghiêm túc hơn.
Xin cảm ơn ông!
Bạn đọc suy nghĩ gì về tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm 2012 đạt gần 98%. Ý kiến đóng góp xin gửi vào ô thảo luận cuối bài viết. Trân trọng!
- Kết quả thi tốt nghiệp THPT qua các năm đều tăng cao và năm nay cả nước đạt tỉ lệ tốt nghiệp đạt gần 98%. Ông đánh giá gì về con số này?
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ: Nếu đây là một kỳ thi thực chất, mà kết quả có tới gần 100% học sinh đỗ tốt nghiệp và nhà nước phải bỏ ra cả ngàn tỉ đồng để cũng chỉ loại ra được 1-2% học sinh trượt tốt nghiệp thì tôi nghĩ Bộ GD-ĐT cũng không nên tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT làm gì.
Nhưng trong tình hình học tập hiện nay và theo sự quan sát của tôi thì khó có thể có một tỉ lệ đỗ tốt nghiệp cao đến như vậy. Theo tôi, với tình hình hiện nay thì tỉ lệ đỗ tốt nghiệp đạt khoảng 70-80% là có thể chấp nhận được. Không thể đỗ tới gần 98%, nhiều nơi còn đỗ tới 100%.
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng với điều kiện học tập như hiện nay thì không thể có tỉ lệ đỗ tốt nghiệp đến gần 98% |
- Trả lời báo chí, ông Lê Văn Học, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội có cho rằng: “ Năm 2007, khi đồng chí Nguyễn Thiện Nhân phát động phong trào “2 không”, tỷ lệ đậu tốt nghiệp cả nước chỉ khoảng 66%. Năm nay cả nước xấp xỉ 100%. Đây cũng là năm Bộ GD-ĐT thôi không tổ chức chấm chéo, thôi không tổ chức thanh tra ủy quyền thì tôi cảm thấy có gì đó không được yên tâm lắm về kết quả thi mà Bộ GD-ĐT vừa công bố”. Như vậy, không chỉ có dư luận mà ngay cả những người có trách nhiệm về công tác giáo dục của Quốc hội cũng hoài nghi về tỉ lệ đỗ tốt nghiệp năm nay?
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ: Việc những người có trách nhiệm về giáo dục của Quốc hội cũng phải tỏ ra hoài nghi về kết quả này sẽ khiến những người có trách nhiệm của Bộ GD-ĐT phải có những suy nghĩ và nhìn nhận lại một cách khách quan hơn với tỉ lệ đỗ tốt nghiệp cao.
Vì vậy, những người có trách nhiệm của Bộ GD-ĐT phải làm những điều gì đúng với thực chất của nó chứ không nên làm điều gì khiến dư luận xã hội phải hoài nghi. Điều đó là một sai lầm.
Không nên kéo dài tình trạng hiện nay lâu hơn nữa. Cần phải nghĩ đến một cách làm để đánh giá đúng thực chất của vấn đề.
- Nhiều ý kiến cho rằng, trong kỳ thi tốt nghiệp vừa qua nhiều lãnh đạo của địa phương đã tạo áp lực để các Giám đốc Sở GD-ĐT làm mọi cách để tỉnh nhà có được tỉ lệ đỗ tốt nghiệp cao nhất. Ông có suy nghĩ gì về điều này?
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ: Tôi không đồng tình với việc lãnh đạo một số tỉnh lại giao chỉ tiêu cho các Sở GD-ĐT phải có tỉ lệ đỗ cao hơn năm trước hay cao hơn một số tỉnh khác.
Nếu mà cứ bắt buộc phải tạo mọi điều kiện để các em học sinh được đỗ để có một tỉ lệ “đẹp” thì sẽ tạo ra một lớp người giả dối cho xã hội. Như vậy, chỉ có làm xấu thêm xã hội.
Việc giao chỉ tiêu trong thi cử là một việc làm rất là sai. Vấn đề là phải tạo điều kiện thuận lợi để các em học sinh học tập và giám sát chất lượng đúng với thực chất của các em. Các nước trên thế giới người ta làm được điều đó nên không bị áp lực trong vấn đề tuyển chọn người vào ĐH, CĐ. Nếu có chất lượng thực sự tốt rồi thì cứ thế mà tuyển vào ĐH, CĐ.
-Thưa ông, bản thân ông đã từng bao giờ có sự tổng hợp số liệu xem liệu kỳ thi tốt nghiệp THPT trên cả nước sẽ tiêu tốn chi phí như thế nào ?
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ: Bản thân tôi chưa có điều kiện để tính toán tổng số chi phí cho một kỳ thi tốt nghiệp THPT ở cấp quốc gia. Nhưng nếu chúng ta thử nhẩm tính trên một học sinh rồi sau đó nhân với gần 1 triệu thí sinh. Nếu tính chi phí cho một học sinh và chi phí của nhà trường cho giám thị, nhân viên phục vụ… sẽ ra số tiền khổng lồ.
Bên cạnh đó cần tính đến số tiền chi phí ăn uống, đi lại của các thí sinh trong những ngày thi, cha mẹ cũng phải xin nghỉ làm để lo cho con cái. Tôi nghĩ tổng hợp những chi phí đó là một con số không hề nhỏ.
- Liệu đã đến lúc bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT trên phạm vi toàn quốc chưa, thưa ông?
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ: Nói bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT thì cũng không được. Vì học mà không thi thì cũng không ổn. Nhưng hiện nay, chúng ta có 2 kỳ thi quốc gia cách nhau có 1 tháng sẽ gây ra áp lực cho các em học sinh.
Có quan điểm cho rằng nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT hay bỏ kỳ thi ĐH, CĐ. Nói bỏ kỳ thi nào thì cũng không đúng. Quan điểm là có học phải có thi nhưng thi như thế nào để đánh giá đúng thực chất trình độ của học sinh vừa nhẹ nhàng lại không tốn kém thì là điều đáng bàn.
- Như vậy, cụ thể ở đây cách làm sẽ là gì thưa ông?
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ: Đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT như hiện nay chúng ta mới chỉ dùng có một số môn, tập trung vào chương trình lớp 12 để đánh giá toàn bộ 12 năm học của thí sinh đó.
Như vậy, độ may rủi của nó là rất lớn. Điều này thể hiện ở chỗ nếu học sinh đó chăm chỉ nhưng vì một lý do nào đó làm bài không được như mong muốn thì có thể sẽ bị trượt. Trong khi đó một học sinh lười học nhưng nhờ chép được bài của bạn lại có thể đỗ.
Cần đánh giá học sinh bằng một quá trình thì em học sinh nào gian dối thì khó có thể đỗ được. Gian dối thì chỉ trong chốc lát được thôi.
Nếu không sử dụng hết kết quả của 12 năm học thì có thể sử dụng kết quả của 3 năm học phổ thông để đưa vào việc đánh giá kết quả có hay không việc thí sinh đó đỗ tốt nghiệp. Còn tính tỉ lệ, hệ số ra sao thì chúng ta sẽ cùng tính để có được sự hợp lý nhất.
- Như vậy, theo quan điểm của ông không nên duy trì một kỳ thi tốt nghiệp mang tính chất quốc gia mà sẽ giao lại việc đánh giá này cho từng trường, từng địa phương?
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ: Cuối cùng thì vẫn cần một kỳ thi để đánh giá nhưng kỳ thi đó không hề nặng nề, tốn kém như hiện nay. Kỳ thi đó có thể là do chính bản thân nhà trường đó hoặc một số trường tổ chức chứ không phải là kỳ thi quốc gia với việc sử dụng cùng một đề thi trên phạm vi toàn quốc.
Kỳ thi đó nên như là một bài kiểm tra cuối kỳ bình thường để dù thí sinh nào đó có quay cóp và đạt kết quả cao thì cũng không đủ để kéo cả một quãng thời gian lười học trước đó.
Đất nước ta mỗi vùng miền khác nhau nên không thể dùng cùng một đề thi tốt nghiệp THPT. Trình độ của học sinh ở thành phố và miền núi khác nhau nên nếu chúng ta đưa ra cùng một đề thi thì việc đánh giá chính xác là rất khó.
- Thưa ông, liệu có phải khôi phục lực lượng thanh tra ủy quyền trong khi chưa thể bỏ được kỳ thi tốt nghiệp THPT.
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ: Theo tôi, cần nhanh chóng cải tổ phương pháp thi cử chứ không nên duy trì lực lượng thanh tra ủy quyền.
Có người từng là thanh tra ủy quyền có nói với tôi rằng đó là một việc vô bổ, và việc họ đi thanh tra như là đi chơi để cuối đợt lấy tiền thù lao. Có khôi phục lực lượng thanh tra ủy quyền thì cũng không đảm bảo rằng việc coi thi sẽ nghiêm túc hơn.
Xin cảm ơn ông!
Bạn đọc suy nghĩ gì về tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm 2012 đạt gần 98%. Ý kiến đóng góp xin gửi vào ô thảo luận cuối bài viết. Trân trọng!
Phạm Thịnh(thực hiện)
Bình luận