(VTC News) - Ông Nguyễn Đình Hương nhấn mạnh: 'Muốn việc tặng quà Tết được thực hiện đúng ý nghĩa thì phải thực hiện nghiêm từ lãnh đạo, Bộ trưởng nghiêm thì Thứ trưởng mới nghiêm'.
Trong buổi nói chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Đình Hương - Nguyên Phó trưởng ban tổ chức Trung ương Đảng nhấn mạnh:
"Muốn việc tặng quà Tết được thực hiện đúng ý nghĩa là thể hiện tấm lòng yêu mến, kính trọng nhau thì phải thực hiện nghiêm từ lãnh đạo cấp trên, Bộ trưởng nghiêm thì Thứ trưởng mới nghiêm".
- Tặng quà Tết xưa nay vốn là một phong tục tốt đẹp của người Việt Nam, nhưng hiện nay tặng quà Tết đã trở thành một trào lưu trong xã hội. Nhà nhà tặng quà Tết, người người tặng quà Tết. Ông nghĩ như thế nào về việc này?
Phong tục của người Việt Nam là Tết đến mọi người thường tặng quà nhau. Nhưng hiện nay, người ta đã lợi dụng văn hóa đó để làm chuyện không đúng, người nhận biếu thì muốn làm giàu, còn người đi biếu thì với nhiều mục đích khác.
Đó là món quà có giá trị tiền lớn, nhằm mục đích chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy dự án...
Một lần, tôi đang ăn liên hoan, một cậu đứng dậy xin phép về trước để đi Tết thủ trưởng. Cậu này giải thích, vì người ta đi hết rồi, mình không đi không được. Mà giờ không phải biếu gạo, biếu mắm mà biếu tiền, đô la.
Bây giờ người ta biếu quà Tết theo phong trào, chưa biếu Tết thì chưa yên tâm. Thậm chí, giá trị món quà bao nhiêu cũng khiến người đi biếu phải đau đầu, vì nhỡ không bằng anh bằng em.
Không biếu lại sợ sếp mặt nặng mày nhẹ. Vì vậy, nhiều khi quà Tết trở thành áp lực đối với nhiều người.
- Phải chăng vì thế mà dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014, Thành Ủy Hà Nội đã có chỉ thị yêu cầu thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng và Nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí... Trong đó, nghiêm cấm mọi hình thức tặng quà Tết cho cấp trên; không được sử dụng tiền, phương tiện, tài sản công vào các hoạt động trong dịp Tết trái quy định. Ông suy nghĩ thế nào về quy định này?
Hà Nội nhắc nhở chuyện tặng quà là đúng. Nhưng thực hiện được hay không lại là chuyện khác.
Tặng quà Tết bây giờ có nhiều màu sắc lắm. Có khi trong hộp quà nhỏ lại có một phong bì lớn. Hồi tôi còn đương chức, có ông lãnh đạo đổi được nhà to, nhà mới, anh em phát hiện được, mình cũng thấy rõ ràng nhưng làm thế nào được.
Họ biếu cũng không phải bằng tiền Việt mà bằng tiền đô. Ủy ban kiểm tra hay tổ chức đều chịu, không thể nào phát hiện được. Có người tạo thân quen với các bà, các phu nhân để biếu quà, biếu Tết.
Người Việt Nam mình vốn thông minh, rất nhạy bén để nghĩ ra cách tặng quà hợp pháp.
- Vậy việc tặng quà có quy định nào để quản lý không thưa ông?
Nghị quyết của Đảng đã quy định rất rõ là không được biếu xén trong dịp Tết: Ai biếu gì thì ghi lại, cho cơ quan công khai, đưa vào quỹ. Nhưng chỉ có vài người khai. Số đó rất ít.
Muốn thực hiện được điều này, tôi cho rằng phải thực hiện nghiêm từ lãnh đạo. Lãnh đạo không nhận quà thì cấp dưới cũng đời nào dám nhận.
Nhưng bây giờ lãnh đạo muốn nghiêm cũng rất khó. Một ông bộ trưởng quản lý dưới gần 100 tổng công ty và tập đoàn, thế thì vận mệnh của các tổng công ty, tập đoàn đó lệ thuộc vào ông bộ trưởng phụ trách bộ đó. Vì thế, dù cho ông bộ trưởng đó muốn tránh, cấp dưới vẫn ào ào đến. Có chối cũng khó.
Nếu ông ấy không nhận, người ta cũng có cách khiến vợ con ông ấy nhận, thì coi như là ông ấy cũng nhận. Nhận rồi, ông ấy muốn trả cũng khó.
- Hồi còn đương chức, ông đã xử lý trường hợp nào vi phạm quy chế tặng và nhận quà chưa?
Phát hiện biếu xén, hối lộ thì chưa có trường hợp nào. Mãi sau này, có một trường hợp ở Cao Bằng.
Thực tế, nếu làm nghiêm việc tặng quà Tết thì cũng sẽ làm được thôi. Ở Hàn Quốc, Singapore, tại sao họ thực hiện rất nghiêm các quy định về nhận quà và tặng quà được. Những nước đó nếu ai bị phát hiện nhận quà tặng là sẽ bị đuổi việc ngay.
- Vậy ở ta làm sao để làm nghiêm được việc này, thưa ông?
Theo tôi, cứ nghiêm từ trên xuống là được. Bộ trưởng mà nghiêm không nhận quà, thứ trưởng cũng sẽ nghiêm theo.
Cũng có cách ứng xử với quà rất hay mà tôi đã nhìn thấy. Hồi tôi đi đám tang ông Võ Văn Kiệt, ông Nguyễn Văn Linh, người ta lấy tiền phúng viếng nhưng sau đó đưa vào Quỹ cho người khuyết tật, cho trẻ con.
- Khi còn đương chức, ông có đi quà Tết cấp trên không?
Không! Cấp trên của tôi là ông Lê Văn Lương, Lê Đức Thọ, Nguyễn Đức Tâm, Lê Khả Phiêu, Đỗ Mười. Chỉ đến chúc Tết “miệng” thôi. Chúc các cụ sống lâu, thượng thọ!
Trước thời bao cấp, người nào lương cũng thấp. Ngay cả những lãnh đạo ở Bộ Chính trị như các ông Lê Văn Lương, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Duy Trinh, Lê Thanh Nghị, Nguyễn Lương Bằng… cũng vậy.
Nhưng người ta nghiêm lắm. Biếu cân gạo, cân giò thì được, đụng đến tiền là chết với các cụ. Nghiêm là nghiêm từ lãnh đạo.
Tôi ở "liền lưng" với ông Lê Đức Thọ nên được biết chuyện này: Một anh thư ký của ông Lê Đức Thọ đi Viễn Dương về được tặng 4 cái bát Nhật, đem về biếu ông ấy. Thế là anh ta bị kỷ luật thôi việc.
Tôi sống ở đây 50 năm, "liền lưng" với các vị lãnh đạo cao cấp. Hàng năm các ông ấy còn nhắc nhở vợ đừng làm những điều gì ảnh hưởng đến mình. Nghỉ hưu họ cũng không có gì, nhà cửa là do được phân. Điều hòa, tủ lạnh, sau này con cái sắm cho thôi.
- Từng giữ một chức vụ rất "nhạy cảm" là Phó ban tổ chức Trung ương, xin hỏi khi còn đương chức ông có được nhận nhiều quà Tết không?
Có. Hồi đương chức, cũng có nhiều người biếu quà Tết tôi. Nhưng quà Tết hồi ấy chỉ là vài chai nước mắm, cân gạo hay con gà, chứ không có nhiều phong bì. Người biếu tiền thì cũng chỉ dăm ba triệu.
Thường thì ai mang quà đến tôi mở ra xem luôn, nếu có phong bì tôi liền trả lại.
Họ cũng biết tôi nghiêm nên nhiều khi cũng sợ, không khéo lại bị mình tố giác nên không quà lớn.
Bây giờ tôi về hưu rồi, anh em bạn bè dịp Tết đến vẫn mang quà Tết đến tặng tôi, chủ yếu là bánh kẹo, rượu, chè, thuốc lá, phong bì cũng có nhưng cũng chỉ dăm ba triệu.
Châu Anh
Trong buổi nói chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Đình Hương - Nguyên Phó trưởng ban tổ chức Trung ương Đảng nhấn mạnh:
"Muốn việc tặng quà Tết được thực hiện đúng ý nghĩa là thể hiện tấm lòng yêu mến, kính trọng nhau thì phải thực hiện nghiêm từ lãnh đạo cấp trên, Bộ trưởng nghiêm thì Thứ trưởng mới nghiêm".
Ông Nguyễn Đình Hương - Nguyên Phó trưởng ban tổ chức Trung ương Đảng |
Phong tục của người Việt Nam là Tết đến mọi người thường tặng quà nhau. Nhưng hiện nay, người ta đã lợi dụng văn hóa đó để làm chuyện không đúng, người nhận biếu thì muốn làm giàu, còn người đi biếu thì với nhiều mục đích khác.
Đó là món quà có giá trị tiền lớn, nhằm mục đích chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy dự án...
Một lần, tôi đang ăn liên hoan, một cậu đứng dậy xin phép về trước để đi Tết thủ trưởng. Cậu này giải thích, vì người ta đi hết rồi, mình không đi không được. Mà giờ không phải biếu gạo, biếu mắm mà biếu tiền, đô la.
Bây giờ người ta biếu quà Tết theo phong trào, chưa biếu Tết thì chưa yên tâm. Thậm chí, giá trị món quà bao nhiêu cũng khiến người đi biếu phải đau đầu, vì nhỡ không bằng anh bằng em.
Không biếu lại sợ sếp mặt nặng mày nhẹ. Vì vậy, nhiều khi quà Tết trở thành áp lực đối với nhiều người.
|
Hà Nội nhắc nhở chuyện tặng quà là đúng. Nhưng thực hiện được hay không lại là chuyện khác.
Tặng quà Tết bây giờ có nhiều màu sắc lắm. Có khi trong hộp quà nhỏ lại có một phong bì lớn. Hồi tôi còn đương chức, có ông lãnh đạo đổi được nhà to, nhà mới, anh em phát hiện được, mình cũng thấy rõ ràng nhưng làm thế nào được.
Họ biếu cũng không phải bằng tiền Việt mà bằng tiền đô. Ủy ban kiểm tra hay tổ chức đều chịu, không thể nào phát hiện được. Có người tạo thân quen với các bà, các phu nhân để biếu quà, biếu Tết.
Người Việt Nam mình vốn thông minh, rất nhạy bén để nghĩ ra cách tặng quà hợp pháp.
- Vậy việc tặng quà có quy định nào để quản lý không thưa ông?
Nghị quyết của Đảng đã quy định rất rõ là không được biếu xén trong dịp Tết: Ai biếu gì thì ghi lại, cho cơ quan công khai, đưa vào quỹ. Nhưng chỉ có vài người khai. Số đó rất ít.
Muốn thực hiện được điều này, tôi cho rằng phải thực hiện nghiêm từ lãnh đạo. Lãnh đạo không nhận quà thì cấp dưới cũng đời nào dám nhận.
Nhưng bây giờ lãnh đạo muốn nghiêm cũng rất khó. Một ông bộ trưởng quản lý dưới gần 100 tổng công ty và tập đoàn, thế thì vận mệnh của các tổng công ty, tập đoàn đó lệ thuộc vào ông bộ trưởng phụ trách bộ đó. Vì thế, dù cho ông bộ trưởng đó muốn tránh, cấp dưới vẫn ào ào đến. Có chối cũng khó.
Nếu ông ấy không nhận, người ta cũng có cách khiến vợ con ông ấy nhận, thì coi như là ông ấy cũng nhận. Nhận rồi, ông ấy muốn trả cũng khó.
- Hồi còn đương chức, ông đã xử lý trường hợp nào vi phạm quy chế tặng và nhận quà chưa?
Phát hiện biếu xén, hối lộ thì chưa có trường hợp nào. Mãi sau này, có một trường hợp ở Cao Bằng.
Thực tế, nếu làm nghiêm việc tặng quà Tết thì cũng sẽ làm được thôi. Ở Hàn Quốc, Singapore, tại sao họ thực hiện rất nghiêm các quy định về nhận quà và tặng quà được. Những nước đó nếu ai bị phát hiện nhận quà tặng là sẽ bị đuổi việc ngay.
- Vậy ở ta làm sao để làm nghiêm được việc này, thưa ông?
Theo tôi, cứ nghiêm từ trên xuống là được. Bộ trưởng mà nghiêm không nhận quà, thứ trưởng cũng sẽ nghiêm theo.
Cũng có cách ứng xử với quà rất hay mà tôi đã nhìn thấy. Hồi tôi đi đám tang ông Võ Văn Kiệt, ông Nguyễn Văn Linh, người ta lấy tiền phúng viếng nhưng sau đó đưa vào Quỹ cho người khuyết tật, cho trẻ con.
- Khi còn đương chức, ông có đi quà Tết cấp trên không?
Không! Cấp trên của tôi là ông Lê Văn Lương, Lê Đức Thọ, Nguyễn Đức Tâm, Lê Khả Phiêu, Đỗ Mười. Chỉ đến chúc Tết “miệng” thôi. Chúc các cụ sống lâu, thượng thọ!
Trước thời bao cấp, người nào lương cũng thấp. Ngay cả những lãnh đạo ở Bộ Chính trị như các ông Lê Văn Lương, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Duy Trinh, Lê Thanh Nghị, Nguyễn Lương Bằng… cũng vậy.
Nhưng người ta nghiêm lắm. Biếu cân gạo, cân giò thì được, đụng đến tiền là chết với các cụ. Nghiêm là nghiêm từ lãnh đạo.
Tôi ở "liền lưng" với ông Lê Đức Thọ nên được biết chuyện này: Một anh thư ký của ông Lê Đức Thọ đi Viễn Dương về được tặng 4 cái bát Nhật, đem về biếu ông ấy. Thế là anh ta bị kỷ luật thôi việc.
Tôi sống ở đây 50 năm, "liền lưng" với các vị lãnh đạo cao cấp. Hàng năm các ông ấy còn nhắc nhở vợ đừng làm những điều gì ảnh hưởng đến mình. Nghỉ hưu họ cũng không có gì, nhà cửa là do được phân. Điều hòa, tủ lạnh, sau này con cái sắm cho thôi.
- Từng giữ một chức vụ rất "nhạy cảm" là Phó ban tổ chức Trung ương, xin hỏi khi còn đương chức ông có được nhận nhiều quà Tết không?
Có. Hồi đương chức, cũng có nhiều người biếu quà Tết tôi. Nhưng quà Tết hồi ấy chỉ là vài chai nước mắm, cân gạo hay con gà, chứ không có nhiều phong bì. Người biếu tiền thì cũng chỉ dăm ba triệu.
Thường thì ai mang quà đến tôi mở ra xem luôn, nếu có phong bì tôi liền trả lại.
Họ cũng biết tôi nghiêm nên nhiều khi cũng sợ, không khéo lại bị mình tố giác nên không quà lớn.
Bây giờ tôi về hưu rồi, anh em bạn bè dịp Tết đến vẫn mang quà Tết đến tặng tôi, chủ yếu là bánh kẹo, rượu, chè, thuốc lá, phong bì cũng có nhưng cũng chỉ dăm ba triệu.
Châu Anh
Bình luận