Trả lời báo PV xung quanh vấn đề này, ông Vũ Phạm Quyết Thắng - nguyên phó tổng Thanh tra Chính phủ - nói:
- Ở đây tôi không bình luận về tài sản của nguyên tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền vì đây là vấn đề thuộc thẩm quyền của Ủy ban Kiểm tra trung ương, hiện nay chưa có thông tin chính thức từ cơ quan này.
Tôi chỉ thấy rằng việc xây cất căn biệt thự ở vùng quê đó nếu so với nhà cửa của nhiều quan chức tại Hà Nội có lẽ giá trị còn nhỏ hơn. Dù sao đó là căn biệt thự mọc lên ở một vùng quê mà đời sống của đông đảo người dân còn vất vả, nên khó tránh khỏi sự phản cảm. Hồi xưa ở quê mà có nhà to thì chỉ có thể là trọc phú, hợm hĩnh.
Vấn đề tôi muốn nói ở chỗ một trong những nguyên tắc lãnh đạo quan trọng hàng đầu của Đảng ta là tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
Bây giờ đại diện Thanh tra Chính phủ phát ngôn chính thức rằng việc bổ nhiệm một số cán bộ của nguyên tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền lúc bấy giờ là chưa đảm bảo điều kiện, một số trường hợp trong quá trình công tác có khuyết điểm.
Như vậy, lúc bấy giờ trách nhiệm tập thể Ban cán sự Đảng Thanh tra Chính phủ như thế nào mà để ông Truyền ký những quyết định bổ nhiệm đó? Ban cán sự Đảng Thanh tra Chính phủ bao gồm tổng thanh tra, các phó tổng thanh tra, cùng vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ. Không phải vụ trưởng nào cũng được vào Ban cán sự Đảng mà chỉ có vụ trưởng Vụ Tổ chức, nghĩa là chức vụ trưởng này có vị trí quan trọng.
Phải làm rõ ràng
- Ông từng ở trong Ban cán sự Đảng Thanh tra Chính phủ, nếu là ông thì ông sẽ làm gì?
Vì tôi không công tác trong thời kỳ đó nên tôi không thể nói là mình sẽ làm gì. Với kinh nghiệm của mình, tôi chắc rằng việc bổ nhiệm đó đều có chữ ký hoặc ý kiến của từng thành viên trong Ban cán sự đảng Thanh tra Chính phủ.
Người dân không có thông tin trước sự việc này có quyền nêu câu hỏi liệu có hay không việc người nọ nhìn người kia rồi ký theo, hay là một sự đồng tình từ đầu, hay chỉ đạo của người đứng đầu?
Đây là việc phải làm rõ ràng. Bởi vì chúng ta không thể chấp nhận việc ai đó đặt cả bộ máy và người dân trước một sự đã rồi, càng không thể chấp nhận sai mà không sửa hoặc chỉ kiểm điểm cho phải phép rồi cho tồn tại.
- Vậy thời kỳ ông làm phó tổng Thanh tra Chính phủ thì đã bao giờ có ý kiến khác trong vấn đề nhân sự ở Thanh tra Chính phủ chưa?
Tôi nhớ có lần một phó chủ tịch UBND ở địa phương dự kiến được cấp có thẩm quyền điều động lên làm phó tổng Thanh tra Chính phủ, khi phương án nhân sự này đưa ra Ban cán sự đảng, tôi là người duy nhất có ý kiến không đồng ý.
Tôi không khẳng định ý kiến của mình đúng hay sai, nhưng lúc bấy giờ trước các thành viên của Ban cán sự đảng Thanh tra Chính phủ, tôi trình bày rất rõ ý kiến của mình rằng đồng chí này là cán bộ tốt nhưng không thích hợp với công tác ở Thanh tra Chính phủ.
Trong quá trình đó, tổng thanh tra có vào phòng làm việc của tôi trao đổi, nêu lên một số lý do nhưng tôi vẫn bảo lưu quan điểm của mình. Khi bỏ phiếu, tôi ghi rõ “không đồng ý” và ký tên mình vào đấy.
Cuối cùng Ban cán sự đảng Thanh tra Chính phủ đã đồng ý theo ý kiến của tôi. Nói như vậy để thấy rằng vấn đề là từng thành viên trong Ban cán sự Đảng đã làm hết trách nhiệm của mình hay chưa, nếu anh có bản lĩnh nêu chính kiến của mình thì không phải bất cứ phương án nhân sự nào cũng được thông qua dễ dàng mà không có sự phản biện.
Chỉ là “kính thưa các đồng chí chưa bị lộ”
- Theo ông, cần làm gì để khắc phục hệ quả việc bổ nhiệm hàng loạt cán bộ ở “phút 89”?
Như tôi đã nói ở trên, với nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, hiện nay dù cá nhân có liên quan đã về hưu nhưng công việc của tập thể là liên tục. Nếu việc bổ nhiệm là có vấn đề, gây dư luận về công tác cán bộ của ngành thanh tra thì Ban cán sự Đảng Thanh tra Chính phủ hiện nay phải mổ xẻ kỹ lưỡng để có phương án giải quyết tốt nhất.
Trường hợp bổ nhiệm sai quy trình thì phải hủy quyết định. Không thể giải thích là lúc bổ nhiệm chưa đủ điều kiện, nhưng nay đã phấn đấu đủ rồi. Nói như vậy chẳng khác nào chuyện “con” tôi còn bé, tôi mua cho nó cái áo rộng để sau này nó lớn sẽ mặc vừa.
Nhưng xin thưa, lúc “con” anh còn bé đã biết đi cày đâu, thời gian dài chờ đợi với chiếc áo rộng thử hỏi có “vừa” với công việc hay không?
- Bây giờ những người được bổ nhiệm có thể cho rằng tôi được bổ nhiệm theo một quy trình, quyết định bổ nhiệm có dấu đỏ, sao lại hủy được?
Cơ quan cấp trên của Thanh tra Chính phủ có quyền hủy bỏ những quyết định của Thanh tra Chính phủ, yêu cầu làm theo đúng quy định. Chúng ta phải xử lý nghiêm minh thì dân mới tin.
- Dư luận cho rằng chuyện bổ nhiệm hàng loạt cán bộ ở “phút 89” không phải chỉ diễn ra ở Thanh tra Chính phủ, ông có biết điều này?
Chuyện xảy ra ở Thanh tra Chính phủ chỉ là một điển hình được nêu lên. Tình trạng đó cũng được người trong nội bộ ở nơi này, nơi khác nói đến với các mức độ khác nhau. Chỉ là “kính thưa các đồng chí chưa bị lộ” mà thôi.
- Trong khi việc tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức ở nhiều nơi còn có vấn đề, quy trình tưởng như chặt chẽ nhưng vẫn có chỗ hổng thì biên chế nhiều năm qua ngày càng phình to. Có đại biểu Quốc hội đã nói “không dân nào đóng thuế nuôi nổi bộ máy này”. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
Chính vì biên chế quá nhiều nên không đủ ngân sách để trả lương xứng đáng, không thu hút được người giỏi. Đây là một cái vòng luẩn quẩn. Chúng ta đều hiểu rằng việc hoạch định cơ chế, chính sách phát triển, chỉ đạo và điều hành những sự vụ hằng ngày ở tầm quốc gia cũng như địa phương phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng cán bộ.
Cụ nội tôi là tam nguyên thám hoa Vũ Phạm Hàm trong bài văn sách thi đình (kỳ thi do vua chủ trì) đã viết một câu rất hay: “Thần trộm cho rằng việc cốt yếu ngày nay chỉ ở tinh tuyển quan lại mà thôi. Mà tinh tuyển quan lại cốt có hai điều. Một là làm trong sạch con đường vào làm quan để nghiêm chỗ bắt đầu. Hai là coi trọng điền chế khảo xét thành tích để khuyến khích kết cục”.
Một công việc cốt yếu, mà lại có thể diễn ra một cách lem nhem ở những cơ quan quan trọng, chắc là tự mỗi người trong chúng ta đều đã có câu trả lời về kết quả.
Không tì vết thì không sợ
- Công tác cán bộ thường được cho là khi đã lên đến người đứng đầu và được người đứng đầu “bật đèn xanh” rồi thì ở dưới có thể không dám nêu ý kiến của mình cho dù còn băn khoăn, thắc mắc?
- Nếu thế thì nguy hiểm quá. Chẳng lẽ tập thể thành bù nhìn hết? Người đứng đầu có cho mình cơm ăn, áo mặc đâu. Đó là tiền lương của Đảng, của Nhà nước từ thuế của nhân dân đấy chứ. Không phải ở đâu và không phải bất cứ lúc nào một bàn tay cũng có thể che được bầu trời.
Tại sao có những lúc tôi dám nêu ý kiến khác với cấp trên, vì tôi nghĩ rằng đó là tư cách của mình. Không ai có thể tự nhiên cách chức, đuổi việc mình được nếu mình làm tốt. Còn có các cơ quan giám sát, có công luận chứ.
Nếu trù dập tôi bằng cách bắt tôi ngồi chơi xơi nước thì tôi sẽ đưa vấn đề ra Ban cán sự Đảng, báo cáo lên Ban Bí thư trung ương. Chừng nào anh là con người tử tế, không có tì vết thì anh sẽ dám nói thẳng, nói thật. Nếu chỉ vì lợi ích của mình thì người ta mới không nói.
Theo TTO
- Ở đây tôi không bình luận về tài sản của nguyên tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền vì đây là vấn đề thuộc thẩm quyền của Ủy ban Kiểm tra trung ương, hiện nay chưa có thông tin chính thức từ cơ quan này.
Tôi chỉ thấy rằng việc xây cất căn biệt thự ở vùng quê đó nếu so với nhà cửa của nhiều quan chức tại Hà Nội có lẽ giá trị còn nhỏ hơn. Dù sao đó là căn biệt thự mọc lên ở một vùng quê mà đời sống của đông đảo người dân còn vất vả, nên khó tránh khỏi sự phản cảm. Hồi xưa ở quê mà có nhà to thì chỉ có thể là trọc phú, hợm hĩnh.
Ông Vũ Phạm Quyết Thắng - Ảnh: V.V.T. |
Vấn đề tôi muốn nói ở chỗ một trong những nguyên tắc lãnh đạo quan trọng hàng đầu của Đảng ta là tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
Bây giờ đại diện Thanh tra Chính phủ phát ngôn chính thức rằng việc bổ nhiệm một số cán bộ của nguyên tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền lúc bấy giờ là chưa đảm bảo điều kiện, một số trường hợp trong quá trình công tác có khuyết điểm.
Như vậy, lúc bấy giờ trách nhiệm tập thể Ban cán sự Đảng Thanh tra Chính phủ như thế nào mà để ông Truyền ký những quyết định bổ nhiệm đó? Ban cán sự Đảng Thanh tra Chính phủ bao gồm tổng thanh tra, các phó tổng thanh tra, cùng vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ. Không phải vụ trưởng nào cũng được vào Ban cán sự Đảng mà chỉ có vụ trưởng Vụ Tổ chức, nghĩa là chức vụ trưởng này có vị trí quan trọng.
|
- Ông từng ở trong Ban cán sự Đảng Thanh tra Chính phủ, nếu là ông thì ông sẽ làm gì?
Vì tôi không công tác trong thời kỳ đó nên tôi không thể nói là mình sẽ làm gì. Với kinh nghiệm của mình, tôi chắc rằng việc bổ nhiệm đó đều có chữ ký hoặc ý kiến của từng thành viên trong Ban cán sự đảng Thanh tra Chính phủ.
Người dân không có thông tin trước sự việc này có quyền nêu câu hỏi liệu có hay không việc người nọ nhìn người kia rồi ký theo, hay là một sự đồng tình từ đầu, hay chỉ đạo của người đứng đầu?
Đây là việc phải làm rõ ràng. Bởi vì chúng ta không thể chấp nhận việc ai đó đặt cả bộ máy và người dân trước một sự đã rồi, càng không thể chấp nhận sai mà không sửa hoặc chỉ kiểm điểm cho phải phép rồi cho tồn tại.
- Vậy thời kỳ ông làm phó tổng Thanh tra Chính phủ thì đã bao giờ có ý kiến khác trong vấn đề nhân sự ở Thanh tra Chính phủ chưa?
Tôi nhớ có lần một phó chủ tịch UBND ở địa phương dự kiến được cấp có thẩm quyền điều động lên làm phó tổng Thanh tra Chính phủ, khi phương án nhân sự này đưa ra Ban cán sự đảng, tôi là người duy nhất có ý kiến không đồng ý.
Tôi không khẳng định ý kiến của mình đúng hay sai, nhưng lúc bấy giờ trước các thành viên của Ban cán sự đảng Thanh tra Chính phủ, tôi trình bày rất rõ ý kiến của mình rằng đồng chí này là cán bộ tốt nhưng không thích hợp với công tác ở Thanh tra Chính phủ.
Trong quá trình đó, tổng thanh tra có vào phòng làm việc của tôi trao đổi, nêu lên một số lý do nhưng tôi vẫn bảo lưu quan điểm của mình. Khi bỏ phiếu, tôi ghi rõ “không đồng ý” và ký tên mình vào đấy.
Cuối cùng Ban cán sự đảng Thanh tra Chính phủ đã đồng ý theo ý kiến của tôi. Nói như vậy để thấy rằng vấn đề là từng thành viên trong Ban cán sự Đảng đã làm hết trách nhiệm của mình hay chưa, nếu anh có bản lĩnh nêu chính kiến của mình thì không phải bất cứ phương án nhân sự nào cũng được thông qua dễ dàng mà không có sự phản biện.
Chỉ là “kính thưa các đồng chí chưa bị lộ”
- Theo ông, cần làm gì để khắc phục hệ quả việc bổ nhiệm hàng loạt cán bộ ở “phút 89”?
Như tôi đã nói ở trên, với nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, hiện nay dù cá nhân có liên quan đã về hưu nhưng công việc của tập thể là liên tục. Nếu việc bổ nhiệm là có vấn đề, gây dư luận về công tác cán bộ của ngành thanh tra thì Ban cán sự Đảng Thanh tra Chính phủ hiện nay phải mổ xẻ kỹ lưỡng để có phương án giải quyết tốt nhất.
Trường hợp bổ nhiệm sai quy trình thì phải hủy quyết định. Không thể giải thích là lúc bổ nhiệm chưa đủ điều kiện, nhưng nay đã phấn đấu đủ rồi. Nói như vậy chẳng khác nào chuyện “con” tôi còn bé, tôi mua cho nó cái áo rộng để sau này nó lớn sẽ mặc vừa.
Nhưng xin thưa, lúc “con” anh còn bé đã biết đi cày đâu, thời gian dài chờ đợi với chiếc áo rộng thử hỏi có “vừa” với công việc hay không?
- Bây giờ những người được bổ nhiệm có thể cho rằng tôi được bổ nhiệm theo một quy trình, quyết định bổ nhiệm có dấu đỏ, sao lại hủy được?
Cơ quan cấp trên của Thanh tra Chính phủ có quyền hủy bỏ những quyết định của Thanh tra Chính phủ, yêu cầu làm theo đúng quy định. Chúng ta phải xử lý nghiêm minh thì dân mới tin.
- Dư luận cho rằng chuyện bổ nhiệm hàng loạt cán bộ ở “phút 89” không phải chỉ diễn ra ở Thanh tra Chính phủ, ông có biết điều này?
Chuyện xảy ra ở Thanh tra Chính phủ chỉ là một điển hình được nêu lên. Tình trạng đó cũng được người trong nội bộ ở nơi này, nơi khác nói đến với các mức độ khác nhau. Chỉ là “kính thưa các đồng chí chưa bị lộ” mà thôi.
- Trong khi việc tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức ở nhiều nơi còn có vấn đề, quy trình tưởng như chặt chẽ nhưng vẫn có chỗ hổng thì biên chế nhiều năm qua ngày càng phình to. Có đại biểu Quốc hội đã nói “không dân nào đóng thuế nuôi nổi bộ máy này”. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
Chính vì biên chế quá nhiều nên không đủ ngân sách để trả lương xứng đáng, không thu hút được người giỏi. Đây là một cái vòng luẩn quẩn. Chúng ta đều hiểu rằng việc hoạch định cơ chế, chính sách phát triển, chỉ đạo và điều hành những sự vụ hằng ngày ở tầm quốc gia cũng như địa phương phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng cán bộ.
Cụ nội tôi là tam nguyên thám hoa Vũ Phạm Hàm trong bài văn sách thi đình (kỳ thi do vua chủ trì) đã viết một câu rất hay: “Thần trộm cho rằng việc cốt yếu ngày nay chỉ ở tinh tuyển quan lại mà thôi. Mà tinh tuyển quan lại cốt có hai điều. Một là làm trong sạch con đường vào làm quan để nghiêm chỗ bắt đầu. Hai là coi trọng điền chế khảo xét thành tích để khuyến khích kết cục”.
Một công việc cốt yếu, mà lại có thể diễn ra một cách lem nhem ở những cơ quan quan trọng, chắc là tự mỗi người trong chúng ta đều đã có câu trả lời về kết quả.
Không tì vết thì không sợ
- Công tác cán bộ thường được cho là khi đã lên đến người đứng đầu và được người đứng đầu “bật đèn xanh” rồi thì ở dưới có thể không dám nêu ý kiến của mình cho dù còn băn khoăn, thắc mắc?
- Nếu thế thì nguy hiểm quá. Chẳng lẽ tập thể thành bù nhìn hết? Người đứng đầu có cho mình cơm ăn, áo mặc đâu. Đó là tiền lương của Đảng, của Nhà nước từ thuế của nhân dân đấy chứ. Không phải ở đâu và không phải bất cứ lúc nào một bàn tay cũng có thể che được bầu trời.
Tại sao có những lúc tôi dám nêu ý kiến khác với cấp trên, vì tôi nghĩ rằng đó là tư cách của mình. Không ai có thể tự nhiên cách chức, đuổi việc mình được nếu mình làm tốt. Còn có các cơ quan giám sát, có công luận chứ.
Nếu trù dập tôi bằng cách bắt tôi ngồi chơi xơi nước thì tôi sẽ đưa vấn đề ra Ban cán sự Đảng, báo cáo lên Ban Bí thư trung ương. Chừng nào anh là con người tử tế, không có tì vết thì anh sẽ dám nói thẳng, nói thật. Nếu chỉ vì lợi ích của mình thì người ta mới không nói.
Theo TTO
Bình luận