(VTC News) – GS Trần Phương, Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị bỏ điểm sàn trong xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2016.
Trong năm học 2014 - 2015 kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng có sự thay đổi lớn so với các năm trước. Kết quả thi THPT quốc gia được dùng làm căn cứ để tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng mà không tổ chức thêm kỳ thi tuyển sinh như các năm trước.
Nhờ cải tiến đó mà người học đỡ vất vả, việc tuyển sinh đỡ nặng nề, tốn kém, các trường đại học, cao đẳng có nhiều lựa chọn cách tuyển sinh, tiến hành tuyển nhanh hơn.
Tuy nhiên, về cách tổ chức thi THPT với cả 2 mục đích: Công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để tuyển sinh đại học, cao đẳng cũng như cách tuyển sinh đại học, cao đẳng đặt ra nhiều vấn đề, nhất là về mặt kỹ thuật, cần thảo luận, rút kinh nghiệm, nhằm thực hiện tốt hơn trong các năm sau.
Tại Hội thảo “Thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học cao đẳng”, các chuyên gia giáo dục đã có những góp ý với Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT quốc gia, tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2015 và chuẩn bị cho năm 2016.
GS Trần Phương, Hiệu trưởng ĐH Kinh doanh và Công nghệ (Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ) đồng tình với Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức kỳ thi "2 trong 1". Kỳ thi được tổ chức nghiêm túc, có nhiều điểm mới, tạo cơ hội để thí sinh lựa chọn ngành và trường.
Để kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2016 được thuận lợi, GS Trần Phương đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn tiếp tục triển khai kỳ thi “2 trong 1” để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, Bộ không cần tổ chức 100 cụm thi mà nên giao cho các Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức kỳ thi.
Mỗi tỉnh có từ 10 đến 20 huyện, Sở nên tổ chức cụm thi liên huyện để thí sinh đỡ phải di chuyển. Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn giữ vai trò quan trọng là thiết kế đề thi “2 trong 1”.
GS Phương cho rằng nên xem xét và bãi bỏ điểm sàn trong xét tuyển đại học, cao đẳng 2016. Nhiều thí sinh không đạt điểm sàn nhưng đến trường học ngoại ngữ để đi nước ngoài du học.
Nhiều trường đại học nước ngoài khi tuyển sinh chỉ cần bằng tốt nghiệp THPT và có trình độ ngoại ngữ thì đều có thể học. Như vậy, Việt Nam sẽ mất nguồn ngoại tệ rất lớn. Đó là sự lãng phí rất lớn do điểm sàn gây ra, trong khi các trường trong nước lại thiếu sinh viên, bỏ phí cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị đã được đầu tư.
GS Trần Phương đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần quy định là thí sinh tốt nghiệp THPT là đủ điều kiện vào học đại học, còn việc tuyển sinh như thế nào là tùy theo các trường.
GS Phương cho rằng, quá trình đào tạo quan trọng nhất là đầu ra, bởi đầu vào chỉ thi 3 môn nhưng muốn tốt nghiệp thì phải trải qua tối thiểu 50 kỳ thi, thậm chí 60 kỳ kiểm tra đầy đủ và đạt thì mới được tốt nghiệp.
Bộ Giáo dục & Đào tạo quan tâm quá nhiều đầu vào nhưng buông lỏng đầu ra là điều bỏ khuyết. Hơn nữa, Bộ quy định đầu ra còn bất cập. Sinh viên đạt 5 điểm môn học là đạt, điểm trung bình các môn bắt đầu từ 5 đến cận 6 là đỗ. Tôi đề nghị phải 6 trở lên mới là đạt.
Vị hiệu trưởng Đại học Kinh doanh và Công nghệ đưa ra hai kiến nghị. Thứ nhất là dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia và xét theo học bạ, những học sinh có đủ trình độ đều có cơ hội học đại học. Thứ hai là để đỡ vất vả cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên cho một số trường được tuyển sinh 2 đợt trong 1 năm.
Trong khi đó, TS Mai Văn Tỉnh (nguyên chuyên viên cao cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, các nước Phương Tây luôn mở rộng đầu vào đại học và siết chặt đầu ra. Trong khi đó, nhiều nước Phương Đông lại siết chặt đầu vào.
Ông Tỉnh đề nghị trao quyền tự chủ cho đại học, cao đẳng để phù hợp với chương trình, điều kiện và kinh nghiệm riêng của từng trường.
Điều kiện tuyển sinh đại học ở các hệ thống giáo dục đại học thành công là các trường đại học, cao đẳng tự tổ chức và quản lý thí sinh nhờ sự giúp đỡ của dịch vụ công - tư khác nhau. Trường có chính sách xét tuyển đại học mềm dẻo và phải chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo.
Trước những ý kiến đóng góp, bà Nguyễn Thị Kim Phụng (Quyền Vụ trưởng Vụ giáo dục đại học) cho biết: “Kỳ thi THPT quốc gia đã nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Từ công tác ra đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo, công nhận tốt nghiệp đã được thực hiện đúng luật và đúng quy chế".
Công tác ra đề thi đã được đổi mới và tiếp tục được đổi mới theo hướng đánh giá năng lực của thí sinh. Từ sự đổi mới đó mà điểm thi năm nay được đánh giá rất rõ nét.
Nhìn chung điểm thi phản ánh được năng lực của thí sinh và đề thi đã tạo ra sự phân hóa cao về điểm. Điều đó khẳng định rằng công tác coi và chấm thi khá khách quan.
Theo đánh giá, kỳ thi tuyển sinh vừa qua đã có những tác động tích cực như đã giảm áp lực, tốn kém cho thí sinh, gia đình và xã hội. Trước đây, các thí sinh phải trải qua tới 4 đợt thi, 9 ngày thi và phải di chuyển nhiều thì bây giờ còn một đợt thi, 4 ngày thi và không phải di chuyển xa.
Bà Phụng đánh giá kỳ thi THPT quốc gia 2015 đã có tác động tích cực tới việc đổi mới phương pháp dạy, học, thi, kiểm tra, đánh giá và nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường THPT, tạo tiền đề cho đổi mới sách giáo khoa.
Lưu Ly
Trong năm học 2014 - 2015 kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng có sự thay đổi lớn so với các năm trước. Kết quả thi THPT quốc gia được dùng làm căn cứ để tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng mà không tổ chức thêm kỳ thi tuyển sinh như các năm trước.
Nhờ cải tiến đó mà người học đỡ vất vả, việc tuyển sinh đỡ nặng nề, tốn kém, các trường đại học, cao đẳng có nhiều lựa chọn cách tuyển sinh, tiến hành tuyển nhanh hơn.
Tuy nhiên, về cách tổ chức thi THPT với cả 2 mục đích: Công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để tuyển sinh đại học, cao đẳng cũng như cách tuyển sinh đại học, cao đẳng đặt ra nhiều vấn đề, nhất là về mặt kỹ thuật, cần thảo luận, rút kinh nghiệm, nhằm thực hiện tốt hơn trong các năm sau.
Tại Hội thảo “Thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học cao đẳng”, các chuyên gia giáo dục đã có những góp ý với Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT quốc gia, tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2015 và chuẩn bị cho năm 2016.
GS Trần Phương, Hiệu trưởng ĐH Kinh doanh và Công nghệ (Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ) đồng tình với Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức kỳ thi "2 trong 1". Kỳ thi được tổ chức nghiêm túc, có nhiều điểm mới, tạo cơ hội để thí sinh lựa chọn ngành và trường.
GS Trần Phương - Hiệu trưởng ĐH Kinh doanh và Công nghệ (Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ) phát biểu tại hội thảo. |
Mỗi tỉnh có từ 10 đến 20 huyện, Sở nên tổ chức cụm thi liên huyện để thí sinh đỡ phải di chuyển. Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn giữ vai trò quan trọng là thiết kế đề thi “2 trong 1”.
GS Phương cho rằng nên xem xét và bãi bỏ điểm sàn trong xét tuyển đại học, cao đẳng 2016. Nhiều thí sinh không đạt điểm sàn nhưng đến trường học ngoại ngữ để đi nước ngoài du học.
Nhiều trường đại học nước ngoài khi tuyển sinh chỉ cần bằng tốt nghiệp THPT và có trình độ ngoại ngữ thì đều có thể học. Như vậy, Việt Nam sẽ mất nguồn ngoại tệ rất lớn. Đó là sự lãng phí rất lớn do điểm sàn gây ra, trong khi các trường trong nước lại thiếu sinh viên, bỏ phí cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị đã được đầu tư.
GS Trần Phương đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần quy định là thí sinh tốt nghiệp THPT là đủ điều kiện vào học đại học, còn việc tuyển sinh như thế nào là tùy theo các trường.
GS Phương cho rằng, quá trình đào tạo quan trọng nhất là đầu ra, bởi đầu vào chỉ thi 3 môn nhưng muốn tốt nghiệp thì phải trải qua tối thiểu 50 kỳ thi, thậm chí 60 kỳ kiểm tra đầy đủ và đạt thì mới được tốt nghiệp.
Bộ Giáo dục & Đào tạo quan tâm quá nhiều đầu vào nhưng buông lỏng đầu ra là điều bỏ khuyết. Hơn nữa, Bộ quy định đầu ra còn bất cập. Sinh viên đạt 5 điểm môn học là đạt, điểm trung bình các môn bắt đầu từ 5 đến cận 6 là đỗ. Tôi đề nghị phải 6 trở lên mới là đạt.
Vị hiệu trưởng Đại học Kinh doanh và Công nghệ đưa ra hai kiến nghị. Thứ nhất là dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia và xét theo học bạ, những học sinh có đủ trình độ đều có cơ hội học đại học. Thứ hai là để đỡ vất vả cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên cho một số trường được tuyển sinh 2 đợt trong 1 năm.
Trong khi đó, TS Mai Văn Tỉnh (nguyên chuyên viên cao cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, các nước Phương Tây luôn mở rộng đầu vào đại học và siết chặt đầu ra. Trong khi đó, nhiều nước Phương Đông lại siết chặt đầu vào.
TS Mai Văn Tỉnh phát biểu tại hội thảo |
Điều kiện tuyển sinh đại học ở các hệ thống giáo dục đại học thành công là các trường đại học, cao đẳng tự tổ chức và quản lý thí sinh nhờ sự giúp đỡ của dịch vụ công - tư khác nhau. Trường có chính sách xét tuyển đại học mềm dẻo và phải chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo.
Trước những ý kiến đóng góp, bà Nguyễn Thị Kim Phụng (Quyền Vụ trưởng Vụ giáo dục đại học) cho biết: “Kỳ thi THPT quốc gia đã nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Từ công tác ra đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo, công nhận tốt nghiệp đã được thực hiện đúng luật và đúng quy chế".
Công tác ra đề thi đã được đổi mới và tiếp tục được đổi mới theo hướng đánh giá năng lực của thí sinh. Từ sự đổi mới đó mà điểm thi năm nay được đánh giá rất rõ nét.
Nhìn chung điểm thi phản ánh được năng lực của thí sinh và đề thi đã tạo ra sự phân hóa cao về điểm. Điều đó khẳng định rằng công tác coi và chấm thi khá khách quan.
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng cũng đưa ra nhận xét trong kỳ thi THPT quốc gia. |
Bà Phụng đánh giá kỳ thi THPT quốc gia 2015 đã có tác động tích cực tới việc đổi mới phương pháp dạy, học, thi, kiểm tra, đánh giá và nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường THPT, tạo tiền đề cho đổi mới sách giáo khoa.
Lưu Ly
Bình luận