(VTC News) - Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cho rằng, việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam là xâm lược với thái độ hung hăng.
Sáng 11/5, trong bổi Họp báo Tuyên bố phản đối việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam của Qũy Hòa bình và Phát triển Việt Nam, bà Nguyễn Thị Bình – nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Qũy Hòa bình và Phát triển Việt Nam đã thể hiện quan điểm về sự việc.
- Cảm giác của bà thế nào khi xem những hình ảnh tàu và máy bay Trung Quốc va chạm với tàu Việt Nam do Bộ Ngoại giao cung cấp?
Khi thấy hình ảnh tàu và máy bay Trung Quốc rất đông tấn công tàu Việt Nam bằng nhiều cách, tôi và tất cả người Việt Nam rất đau lòng.
Hành động của Trung Quốc đặt giàn khoan là sai trái, thái độ rất hung hăng trong khi phía Việt Nam hết sức kiềm chế. Chúng ta đã tỏ thái độ rất đàng hoàng và phải theo dõi và lên án hành động hung hăng này.
- Bà đánh giá thế nào về việc Trung Quốc đưa giàn khoan đến biển Việt Nam?
Việc Trung Quốc đặt giàn khoan vào vị trí hiện nay là đã đi sâu vào thềm lục địa của Việt Nam chứ không phải gần thềm lục địa và ranh giới của quốc tế, cho nên tình hình rất nghiêm trọng.
Tôi nghĩ rằng, làm việc này Trung Quốc đã có sự chuẩn bị, vậy nên Việt Nam không thể nào không có những phản ứng mạnh mẽ, đây là quyền chủ quyền đất nước mà vấn đề này là vấn đề sống còn của dân tộc. Cho nên Việt Nam phản đối và nhất định phản đối đến cùng để Trung Quốc đem giàn khoan đó ra khỏi Việt Nam.
- So với những lần gây hấn của Trung Quốc với Việt Nam trước đây như cắt cáp, đâm tàu cá…, vụ việc lần này nghiêm trọng thế nào?
Hành động của Trung Quốc lần này không phải va chạm, mà đây là hành động xâm phạm đến chủ quyền của đất nước, nói một cách khác có thể coi đó là hành vi xâm lược.
- Trong chiến lược ngoại giao nhân dân, chúng ta phải làm thế nào để cộng đồng quốc tế thấy rõ vấn đề và ủng hộ cho chính nghĩa của Việt Nam?
Việt Nam mong muốn có hòa bình, hữu nghị phát triển đất nước sau bao nhiêu năm chiến tranh. Mong muốn giải quyết sự việc một cách hòa bình, nhưng rõ ràng Trung Quốc không đáp lại thiện chí của Việt Nam. Và Việt Nam có bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa, còn Trung Quốc lại đưa ra đường “lưỡi bò” mà cả thế giới phản đối.
Trong thời điểm hiện nay, chúng ta không chỉ sử dụng các vấn đề về chính trị mà còn phải sử dụng những vấn đề về pháp lý, mà pháp lý ở đây là khách quan. Chúng ta chỉ yêu cầu tôn trọng chủ quyền Việt Nam, chúng ta không đòi hỏi gì khác nên rõ ràng lẽ phải, chính nghĩa và pháp lý thuộc về chúng ta.
Trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, phong trào đoàn kết ủng hộ Việt Nam là phong trào rộng lớn nhất trong lịch sử, vì chúng ta có chính nghĩa, chúng ta có thái độ đàng hoàng, kiên quyết đấu tranh bảo vệ quyền của Việt Nam.
Chúng ta từng bước ghi được thắng lợi về nhiều mặt, nên nhân dân tiến bộ thế giới ủng hộ ngày càng nhiều và mạnh mẽ hơn. Do đó tạo cho chúng ta sức mạnh thêm, Chúng tôi nghĩ cuộc này chúng ta cũng có chính nghĩa nên phải huy động ủng hộ bạn bè thế giới, góp thêm sức mạnh.
- Bên cạnh dư luận thế giới, chúng ta cần phải chú ý đến hơn 1 tỷ người dân Trung Quốc, nhiều người trong số họ đang thiếu thông tin hoặc đang nhận được những thông tin sai lệch dẫn đến những ý kiến, hành xử không thiện cảm với Việt Nam. Chúng ta cần phải hành động thế nào để tăng cường nhận thức, sự ủng hộ của nhân dân Trung Quốc trong việc đảm bảo luật pháp quốc tế, hòa bình và an ninh trên Biển Đông?
Nhân dân Việt Nam rất hiểu thế nào là chiến tranh, cho nên rất mong muốn có hòa bình và bằng mọi cách vì hòa bình, hữu nghị và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Tôi nghĩ rằng nhân dân Trung Quốc họ cũng không có lợi ích gì từ chiến tranh, chắc chắn họ cũng muốn hữu nghị, hai nước láng giềng có quan hệ tốt đẹp. Vì vậy nhân dân Trung Quốc nếu họ hiểu được sự thật thì họ cũng sẽ lên án hành động của chính quyền Trung Quốc.
Trung Quốc tuyên truyền và đổ lỗi về phía Việt Nam, cho rằng 'Việt Nam khiêu khích’ nhưng sự thật sẽ là sự thật. Về lâu dài người dân Trung Quốc cũng sẽ hiểu được lợi ích chính đáng của họ đến đâu.
Tất nhiên, Việt Nam sẽ có nhiều hoạt động hữu nghị với Trung Quốc để làm cho bạn hiểu được điều đó. Chúng ta sẽ tiếp tục làm, mà không chỉ làm, chúng ta sẽ nhờ bạn bè quốc tế cùng làm cho nhân dân Trung Quốc hiểu điều đó.
- Xin cảm ơn bà!
Nguyễn Dũng (ghi)
- Cảm giác của bà thế nào khi xem những hình ảnh tàu và máy bay Trung Quốc va chạm với tàu Việt Nam do Bộ Ngoại giao cung cấp?
Khi thấy hình ảnh tàu và máy bay Trung Quốc rất đông tấn công tàu Việt Nam bằng nhiều cách, tôi và tất cả người Việt Nam rất đau lòng.
Hành động của Trung Quốc đặt giàn khoan là sai trái, thái độ rất hung hăng trong khi phía Việt Nam hết sức kiềm chế. Chúng ta đã tỏ thái độ rất đàng hoàng và phải theo dõi và lên án hành động hung hăng này.
- Bà đánh giá thế nào về việc Trung Quốc đưa giàn khoan đến biển Việt Nam?
Việc Trung Quốc đặt giàn khoan vào vị trí hiện nay là đã đi sâu vào thềm lục địa của Việt Nam chứ không phải gần thềm lục địa và ranh giới của quốc tế, cho nên tình hình rất nghiêm trọng.
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình. |
Tôi nghĩ rằng, làm việc này Trung Quốc đã có sự chuẩn bị, vậy nên Việt Nam không thể nào không có những phản ứng mạnh mẽ, đây là quyền chủ quyền đất nước mà vấn đề này là vấn đề sống còn của dân tộc. Cho nên Việt Nam phản đối và nhất định phản đối đến cùng để Trung Quốc đem giàn khoan đó ra khỏi Việt Nam.
- So với những lần gây hấn của Trung Quốc với Việt Nam trước đây như cắt cáp, đâm tàu cá…, vụ việc lần này nghiêm trọng thế nào?
Hành động của Trung Quốc lần này không phải va chạm, mà đây là hành động xâm phạm đến chủ quyền của đất nước, nói một cách khác có thể coi đó là hành vi xâm lược.
- Trong chiến lược ngoại giao nhân dân, chúng ta phải làm thế nào để cộng đồng quốc tế thấy rõ vấn đề và ủng hộ cho chính nghĩa của Việt Nam?
|
Trong thời điểm hiện nay, chúng ta không chỉ sử dụng các vấn đề về chính trị mà còn phải sử dụng những vấn đề về pháp lý, mà pháp lý ở đây là khách quan. Chúng ta chỉ yêu cầu tôn trọng chủ quyền Việt Nam, chúng ta không đòi hỏi gì khác nên rõ ràng lẽ phải, chính nghĩa và pháp lý thuộc về chúng ta.
Trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, phong trào đoàn kết ủng hộ Việt Nam là phong trào rộng lớn nhất trong lịch sử, vì chúng ta có chính nghĩa, chúng ta có thái độ đàng hoàng, kiên quyết đấu tranh bảo vệ quyền của Việt Nam.
Chúng ta từng bước ghi được thắng lợi về nhiều mặt, nên nhân dân tiến bộ thế giới ủng hộ ngày càng nhiều và mạnh mẽ hơn. Do đó tạo cho chúng ta sức mạnh thêm, Chúng tôi nghĩ cuộc này chúng ta cũng có chính nghĩa nên phải huy động ủng hộ bạn bè thế giới, góp thêm sức mạnh.
- Bên cạnh dư luận thế giới, chúng ta cần phải chú ý đến hơn 1 tỷ người dân Trung Quốc, nhiều người trong số họ đang thiếu thông tin hoặc đang nhận được những thông tin sai lệch dẫn đến những ý kiến, hành xử không thiện cảm với Việt Nam. Chúng ta cần phải hành động thế nào để tăng cường nhận thức, sự ủng hộ của nhân dân Trung Quốc trong việc đảm bảo luật pháp quốc tế, hòa bình và an ninh trên Biển Đông?
Nhân dân Việt Nam rất hiểu thế nào là chiến tranh, cho nên rất mong muốn có hòa bình và bằng mọi cách vì hòa bình, hữu nghị và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Tôi nghĩ rằng nhân dân Trung Quốc họ cũng không có lợi ích gì từ chiến tranh, chắc chắn họ cũng muốn hữu nghị, hai nước láng giềng có quan hệ tốt đẹp. Vì vậy nhân dân Trung Quốc nếu họ hiểu được sự thật thì họ cũng sẽ lên án hành động của chính quyền Trung Quốc.
Trung Quốc tuyên truyền và đổ lỗi về phía Việt Nam, cho rằng 'Việt Nam khiêu khích’ nhưng sự thật sẽ là sự thật. Về lâu dài người dân Trung Quốc cũng sẽ hiểu được lợi ích chính đáng của họ đến đâu.
Tất nhiên, Việt Nam sẽ có nhiều hoạt động hữu nghị với Trung Quốc để làm cho bạn hiểu được điều đó. Chúng ta sẽ tiếp tục làm, mà không chỉ làm, chúng ta sẽ nhờ bạn bè quốc tế cùng làm cho nhân dân Trung Quốc hiểu điều đó.
- Xin cảm ơn bà!
Nguyễn Dũng (ghi)
Bình luận