(VTC News) - Sáng 11/5, tại Hà Nội, Qũy Hòa bình và Phát triển Việt Nam (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) đã ra Tuyên bố phản đối việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam.
Tuyên bố do Bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước - Chủ tịch Qũy Hòa bình và Phát triển Việt Nam nêu rõ:
Ngày 2/5/2014, Trung Quốc đã đưa giàn khoan HD-981 vào thăm dò khai thác dầu tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, đồng thời huy động một lực lượng lớn tàu hộ tống các loại, bao gồm cả tàu quân sự và máy bay vào hoạt động, uy hiếp các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam trong khu vực này.
Hành động đơn phương này của Trung Quốc là bất hợp pháp, đi ngược lại luật pháp và thông lệ quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Hành động này đi ngược lại Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa Trung Quốc và ASEAN, làm phức tạp tình hình và gây mất ổn định ở khu vực, vi phạm nghiêm trọng Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển đông năm 1982 (UNCLOS).
Việc làm nêu trên của trên của Trung Quốc trái với các thỏa thuận giữa các Lãnh cấp cao hai nước, ảnh hưởng tiêu cực đến sự tin cậy chính trị và các mặt hợp tác giữa hai nước, làm tổn thương tình cảm của nhân dân Việt Nam và làm cho dư luận Việt Nam cũng như khu vực và thế giới lo ngại, tác động sâu sắc đến môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực.
Qũy Hòa bình và Phát triển Việt Nam kiên quyết phản đối việc làm này của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc ngay lập tức rút hết giản khoan và các tàu hộ tống ra khỏi khu vực, đàm phán để xử lý những bất đồng xung quanh vấn đề này. Trung Quốc phải chấm dứt không để xảy ra những sự việc tương tự trong tương lai.
"Đối với mọi quốc gia, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là thiêng liêng. Muốn có hòa bình phải ổn định giữa các dân tộc, phải có sự tôn trọng đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
Chúng tôi ủng hộ chủ trương và nỗ lực của Chính phủ Việt Nam nhằm bảo vệ chủ quyền hợp pháp bằng các biện pháp hòa bình, kiên trì thúc đẩy đàm phán trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông và các thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước.
Chúng tôi kêu gọi dư luận yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới lên tiếng yêu cầu Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế và chủ quyền hợp pháp của Việt Nam, chấm dứt các hành động đơn phương đe dọa hòa bình, ổn định an ninh trong khu vực.
Việt Nam và Trung Quốc có mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời, nhân dân Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn duy trì quan hệ hữu nghị với nhân dân Trung Quốc.
Qũy Hòa bình và Phát triển Việt Nam đề nghị các tổ chức của Trung Quốc hoạt động vì hòa bình và phát triển, mọi người dân Trung Quốc có thiện chí và lương tri tích cực đóng góp thiết thực và có trách nhiệm vào việc giảm căng thẳng tình hình hiện nay" - bà Nguyễn Thị Bình nhấn mạnh.
Nguyễn Dũng (ghi)
Ngày 2/5/2014, Trung Quốc đã đưa giàn khoan HD-981 vào thăm dò khai thác dầu tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, đồng thời huy động một lực lượng lớn tàu hộ tống các loại, bao gồm cả tàu quân sự và máy bay vào hoạt động, uy hiếp các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam trong khu vực này.
Hành động đơn phương này của Trung Quốc là bất hợp pháp, đi ngược lại luật pháp và thông lệ quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Sửa chữa tàu cảnh sát biển Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm. (Nguồn: TTXVN) |
Hành động này đi ngược lại Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa Trung Quốc và ASEAN, làm phức tạp tình hình và gây mất ổn định ở khu vực, vi phạm nghiêm trọng Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển đông năm 1982 (UNCLOS).
Việc làm nêu trên của trên của Trung Quốc trái với các thỏa thuận giữa các Lãnh cấp cao hai nước, ảnh hưởng tiêu cực đến sự tin cậy chính trị và các mặt hợp tác giữa hai nước, làm tổn thương tình cảm của nhân dân Việt Nam và làm cho dư luận Việt Nam cũng như khu vực và thế giới lo ngại, tác động sâu sắc đến môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực.
Qũy Hòa bình và Phát triển Việt Nam kiên quyết phản đối việc làm này của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc ngay lập tức rút hết giản khoan và các tàu hộ tống ra khỏi khu vực, đàm phán để xử lý những bất đồng xung quanh vấn đề này. Trung Quốc phải chấm dứt không để xảy ra những sự việc tương tự trong tương lai.
Bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước - Chủ tịch Qũy Hòa bình và Phát triển Việt Nam Tuyên bố phản đối việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam. |
"Đối với mọi quốc gia, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là thiêng liêng. Muốn có hòa bình phải ổn định giữa các dân tộc, phải có sự tôn trọng đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
Chúng tôi ủng hộ chủ trương và nỗ lực của Chính phủ Việt Nam nhằm bảo vệ chủ quyền hợp pháp bằng các biện pháp hòa bình, kiên trì thúc đẩy đàm phán trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông và các thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước.
Chúng tôi kêu gọi dư luận yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới lên tiếng yêu cầu Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế và chủ quyền hợp pháp của Việt Nam, chấm dứt các hành động đơn phương đe dọa hòa bình, ổn định an ninh trong khu vực.
Việt Nam và Trung Quốc có mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời, nhân dân Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn duy trì quan hệ hữu nghị với nhân dân Trung Quốc.
Qũy Hòa bình và Phát triển Việt Nam đề nghị các tổ chức của Trung Quốc hoạt động vì hòa bình và phát triển, mọi người dân Trung Quốc có thiện chí và lương tri tích cực đóng góp thiết thực và có trách nhiệm vào việc giảm căng thẳng tình hình hiện nay" - bà Nguyễn Thị Bình nhấn mạnh.
Nguyễn Dũng (ghi)
Bình luận