Các nhà khoa học và chuyên gia trên thế giới đã nhanh chóng lao vào tìm hiểu mọi thứ xung quanh thảm họa thiên nhiên đáng sợ tại Nga hôm 15/2.
Hôm thứ Hai mới đây (25/2), các mảnh vỡ của thiên thạch đã được người ta đưa đến phòng thí nghiệm của Viện Địa Hóa học và Hóa học Phân tích Vernadsky để các nhà khoa học và chuyên gia tiến hành nghiên cứu kỹ hơn.
“Thiên thạch rơi xuống Nga đã trải qua những cú va chạm trong vũ trụ trước khi rơi vào bầu khí quyển. Có thể, đó là nguyên nhân khiến nó vỡ tan ra thành nhiều mảnh nhỏ trước khi gây ra một vụ nổ mạnh như thế. Những vụ nổ khủng khiếp như vậy thường không xảy ra khi các thiên thạch rơi”, giáo sư Galimov cho biết.
Theo lời ông Galimov, những phát hiện của các chuyên gia Nga ở thủ đô Moscow đã xác nhận những kết quả ban đầu của vụ thử thiên thạch trong phòng thí nghiệm ở trường Đại học Liên bang Urals.
Tuy nhiên, người ta chưa thể xác nhận có đúng là "những vụ va chạm trên hành tinh" là nguyên nhân thực sự gây ra trận mưa thiên thạch ở Nga hay không.
Những người dân ở vùng Urals của Nga chắc chắn vẫn chưa thể nào quên được sự kiện khủng khiếp diễn ra ngày 15/2 vừa rồi. Trận mưa thiên thạch tạo thành một dải lửa bốc cháy sáng rực toàn bộ bầu trời khu vực miền Trung nước Nga. Dải lửa này lao xuống mặt đất với tốc độ chóng mặt, gây ra một loạt tiếng nổ lớn và mặt đất rung chuyển như thể một trận động đất lớn đang xảy ra.
Quang cảnh mà trận mưa thiên thạch để lại thật kinh hoàng: hàng ngàn ngôi nhà bị tàn phá, tường đổ, cửa sổ bị thổi bay, vỡ tan tành với những mảnh vỡ kính rải khắp các con đường ở thành phố Chelyabinsk. Còi báo động ô tô bị kích hoạt rú lên ầm ĩ. Người dân nháo nhào, hoảng loạn bỏ chạy khỏi các phương tiện, lao vào các tòa nhà để tìm nơi trú ẩn. 1.500 người bị thương, nhiều người máu me be bét.
Trận mưa thiên thạch bất ngờ đã tạo ra một khung cảnh hỗn loạn dễ sợ không khác gì cảnh trong một bộ phim về Ngày Tận thế và nó cũng không khác xa là mấy so với sự tưởng tượng của mọi người về ngày thế giới diệt vong.
Theo VnMedia
Sau khi thiên thạch nặng từ 7 đến 10 nghìn tấn rạch bầu trời lao xuống nước Nga với vận tốc nhanh hơn tốc độ âm thanh và với sức nổ bằng 20—25 quả bom nguyên tử, các nhà khoa học và chuyên gia trên thế giới đã nhanh chóng lao vào tìm hiểu mọi thứ xung quanh thảm họa thiên nhiên đáng sợ này, đặc biệt là nguyên nhân dẫn đến vụ nổ thiên thạch mạnh nhất trong nhiều thập kỷ trở lại đây.
Giáo sư Erik Galimov thuộc Viện Địa Hóa học và Hóa học Phân tích Vernadsky cho rằng, vụ nổ thiên thạch cực kỳ lớn hôm 15/2 ở thành phố Chelyabinsk, vùng Urals của Nga có thể là do “những cú va chạm trước đó trên hành tinh” với các thiên thể khác.
Người dân Nga vẫn còn chưa hết choáng váng trước trận mưa thiên thạch khủng khiếp xảy ra ở vùng Urals của nước này. |
Hôm thứ Hai mới đây (25/2), các mảnh vỡ của thiên thạch đã được người ta đưa đến phòng thí nghiệm của Viện Địa Hóa học và Hóa học Phân tích Vernadsky để các nhà khoa học và chuyên gia tiến hành nghiên cứu kỹ hơn.
“Thiên thạch rơi xuống Nga đã trải qua những cú va chạm trong vũ trụ trước khi rơi vào bầu khí quyển. Có thể, đó là nguyên nhân khiến nó vỡ tan ra thành nhiều mảnh nhỏ trước khi gây ra một vụ nổ mạnh như thế. Những vụ nổ khủng khiếp như vậy thường không xảy ra khi các thiên thạch rơi”, giáo sư Galimov cho biết.
Theo lời ông Galimov, những phát hiện của các chuyên gia Nga ở thủ đô Moscow đã xác nhận những kết quả ban đầu của vụ thử thiên thạch trong phòng thí nghiệm ở trường Đại học Liên bang Urals.
Tuy nhiên, người ta chưa thể xác nhận có đúng là "những vụ va chạm trên hành tinh" là nguyên nhân thực sự gây ra trận mưa thiên thạch ở Nga hay không.
Những người dân ở vùng Urals của Nga chắc chắn vẫn chưa thể nào quên được sự kiện khủng khiếp diễn ra ngày 15/2 vừa rồi. Trận mưa thiên thạch tạo thành một dải lửa bốc cháy sáng rực toàn bộ bầu trời khu vực miền Trung nước Nga. Dải lửa này lao xuống mặt đất với tốc độ chóng mặt, gây ra một loạt tiếng nổ lớn và mặt đất rung chuyển như thể một trận động đất lớn đang xảy ra.
Quang cảnh mà trận mưa thiên thạch để lại thật kinh hoàng: hàng ngàn ngôi nhà bị tàn phá, tường đổ, cửa sổ bị thổi bay, vỡ tan tành với những mảnh vỡ kính rải khắp các con đường ở thành phố Chelyabinsk. Còi báo động ô tô bị kích hoạt rú lên ầm ĩ. Người dân nháo nhào, hoảng loạn bỏ chạy khỏi các phương tiện, lao vào các tòa nhà để tìm nơi trú ẩn. 1.500 người bị thương, nhiều người máu me be bét.
Trận mưa thiên thạch bất ngờ đã tạo ra một khung cảnh hỗn loạn dễ sợ không khác gì cảnh trong một bộ phim về Ngày Tận thế và nó cũng không khác xa là mấy so với sự tưởng tượng của mọi người về ngày thế giới diệt vong.
Theo VnMedia
Bình luận