Vô lăng là một trong những bộ phận quan trọng của hệ thống điều khiển ô tô, trong quá trình xe vận hành, vô lăng được tài xế tiếp xúc và sử dụng nhiều nhất. Vì vậy vô lăng quyết định rất nhiều tới cảm giác của người lái, việc có cảm giác tốt với vô lăng sẽ khiến tài xế dễ chịu hơn trong hành trình, còn nếu vô lăng có hiện tượng nặng, sượng tay...thì có thể gây cho người lái sự không thoải mái, khó kiểm soát.
Sau đây là những nguyên làm vô lăng bị nặng:
Áp suất lốp thấp
Áp suất lốp ô tô thấp hơn chỉ số tiêu chuẩn sẽ làm vô lăng xe nặng hơn. Vì vậy khi thấy vô lăng nặng hơn bình thường, tài xế nên kiểm tra lốp. Để xe vận hành trơn tru nhất, áp suất của các lốp xe phải luôn đúng tiêu chuẩn do nhà sản xuất khuyến nghị. Lốp xe non hơi không chỉ khiến vô lăng nặng mà còn gây hao mòn lốp và hao xăng.
Thước lái bị lỗi
Thước lái là bộ phận kết nối vô lăng với hệ thống bánh trước, giúp người lái có thể điều khiển, chuyển hướng xe thông qua vô lăng. Nếu thước lái bị lỗi, vô lăng cũng sẽ bị ảnh hưởng theo, vì vậy nếu vô lăng có hiện tượng tay lái cứng, nặng thì có thể thước lái gặp trục trặc.
Dầu trợ lực bị khô, rò rỉ
Dầu trợ lực giúp vô lăng điều khiển dễ dàng. Vì vậy nếu thiếu dầu trợ lực hoặc dầu trợ lực bị rò rỉ thì vô lăng bị nặng. Với lỗi này, chủ xe cần mang xe đi kiểm tra và sửa chữa, nếu để lâu hệ thống lái của xe có thể bị hư hỏng nặng.
Khi xe vận hành trong trạng thái bình thường, dầu trợ lái thường sẽ hao hụt rất ít. Nếu xe bị thiếu dầu trợ lực thì rất có thể dầu trợ lực bị rò rỉ hoặc bị dính nhiều cặn bã làm giảm độ nhớt.
Bơm trợ lực bị lỗi
Bơm trợ lực đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra áp suất cho hệ thống trợ lực lái. Trong trường hợp máy bơm bị hỏng hoặc ngừng hoạt động, người lái rất khó để bẻ lái. Nguyên nhân có thể bơm trợ lực của xe bị mòn cánh bơm, hở đường dầu tới thước lái hoặc bị xước bề mặt bơm.
Bình luận