Theo Alan Stern, nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Tây Nam, các dồng nghiệp của ông đã sai khi tìm kiếm các sinh vật ngoài hành tinh vì họ có thể sống dưới nước.
"Có rất nhiều giả thiết được đưa ra. Về phần mình, chúng tôi đặt giả thiết phần lớn giới sinh vật và các nền văn minh đều tồn tại ở những đại dương xa xôi.
Các sinh vật ngoài hành tinh sẽ sống ở đáy những đại dương đó để tránh bức xạ chết người từ không gian nếu hành tinh mà họ sống không có bầu khí quyển bảo vệ như ở Trái đất", ông Stern nói trong Hội nghị Khoa học Hành tinh 2017 diễn ra tuần trước.
Tuy nhiên, theo ông này, vùng biển ở các hành tinh xa xôi thường lạnh giá nên các sinh vật ở đây phải cư ngụ dưới những lớp băng dày khiến loài người không thể nhìn thấy hay liên lạc với họ.
"Mọi cách thức liên lạc với thế giới dưới nước đều vô ích vì nó tồn tại dưới lớp băng dày hoặc đá. Vậy nên rất khó để có thể phát hiện ra", chuyên gia từng làm việc cho NASA nói thêm.
Đầu năm nay, Tiến sĩ Fergus Simpson thuộc Viện khoa học vũ trụ của Đại học Barcelona, sau khi phân tích dạng thức toán học phức tạp tên là xác suất Bayes đã đưa ra dự đoán bề mặt của hầu hết các hành tinh nằm ngoài hệ mặt trời được nước bao phủ hơn 90%.
Với điều kiện sinh sống này, các nhà khoa học tin rằng người ngoài hành tinh có vẻ bề ngoài giống cá nhiều hơn là con người.
Bình luận