• Zalo

Nguyên nhân cá chết trắng trên kênh Nhiêu Lộc

Thời sựThứ Năm, 21/05/2015 11:21:00 +07:00 Google News

Chi cục Quản lý Chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP.HCM cử cán bộ đến hiện trường điều tra nguyên nhân.

Chi cục Quản lý Chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP.HCM cử cán bộ đến hiện trường điều tra nguyên nhân.

Theo báo cáo nhanh do Chi cục Quản lý Chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP HCM vừa gửi lên Sở Nông nghiệp và Phát triển TP HCM, nguyên nhân dẫn đến cá chết là do rác, nước thải.

Trước tình trạng cá trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè chết hàng loạt vào ngày 18-19/5 vừa qua, Chi cục Quản lý Chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP.HCM đã nhanh chóng cử cán bộ kiểm tra tại hiện trường, phân tích mẫu nước, tiến hành kiểm tra để xác định nguyên nhân và tìm cách khắc phục tình trạng cá chết hàng loạt, gây lo lắng hoang mang trong người dân.

Cá chết hàng loạt trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè vào ngày 19/5. 

Khu vực được lấy mẫu nước phân tích chỉ tiêu lý hóa là từ Cầu Kiệu, quận 1 đến Cầu số 1, quận Tân Bình.

Theo báo cáo nhanh mà Chi cục Quản lý Chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP.HCM vừa gửi lên Sở Nông nghiệp và Phát triển TP.HCM thì nguyên nhân dẫn đến cá chết là do rác, nước thải.

Nguyên nhân dẫn đến cá chết là do rác, nước thải. 
Các chỉ tiêu chất nước trên kênh tăng vượt ngưỡng cho phép, ảnh hưởng nghiêm trọng đối với đời sống sinh vật 

Theo báo cáo thì do cơn mưa lớn vào chiều ngày 17/5/2015 làm một lượng lớn nước mưa cuốn trôi nước thải sinh hoạt ở cống, rãnh trong khu vực xuống kênh; đồng thời một lượng lớn rác thải có trên kênh (do dân cư vứt xuống) cũng là nguyên nhân chính gây ô nhiễm cục bộ, làm các chỉ tiêu chất nước trên kênh (khí độc hại NH3, NO2…) tăng vượt ngưỡng cho phép, ảnh hưởng nghiêm trọng theo chiều hướng xấu đối với đời sống sinh vật và gây hiện tượng cá chết trên diện rộng ở khu vực cuối kênh Thị Nghè-Nhiêu Lộc.

Theo kết luận của báo cáo, Kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè có chất lượng nước giảm dần từ cầu số 4 đến cầu số 1 (Q. Tân Bình). Một số chỉ tiêu về pH, độ mặn, nhiệt độ nằm trong ngưỡng cho phép không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thủy sinh vật (cá các loại).

Còn lại một số chỉ tiêu vượt ngưỡng cho phép có thể là nguyên nhân gây bất lợi cho sự phát triển bình thường của các động vật thủy sinh nên dẫn đến cá chết hàng loạt.

Nguồn: Công an TP.HCM
Bình luận
vtcnews.vn