Chỉ mất một vài giây để nước lụt nuốt chửng con của anh Nguyễn Phước Hiền. Đứa con gái 3 tuổi của anh đang chơi trong khi dì của bé đang học bài, thế nhưng, bé đã bị nước cuốn trôi ngay bên ngoài nhà mình ở sông Mekong, Việt Nam.
Dù có nhiều kênh rạch nhưng nhiều trẻ em ở châu Á không được học bơi |
Khi vợ của Hiền trở về cho lợn ăn thì không thấy con mình, cô sợ hãi đi tìm và đau đớn phát hiện ra thi thể con gái ở một cái kênh gần nhà.
Theo Liên hợp quốc - Trẻ em chiếm khoảng ¼ trong số 800 cái chết được thông báo ở khắp Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Lào và Philippines. Những nơi này đã trải qua những trận lụt kinh hoàng nhất trong nhiều thập kỷ, và chết đuối là một nguyên nhân gây thương vong lớn ở khắp châu Á. Hàng năm, có khoảng 240.000 trẻ em, lớn tới 17 tuổi, thiệt mạng – hầu hết là do những em này chưa bao giờ học bơi.
Con số thường niên này gần bằng tổng số người chết trong trận sóng thần Ấn Độ dương năm 2004, nhưng những vụ chết đuối thường ngày ít khi được chú ý tới.
“Những nạn nhân (của sóng thần) được tính vì họ chết đuối trong thời gian từ 6 tới 8 giờ trong khu vực, mọi người đều sợ hãi vì con số khổng lồ” – giám đốc kỹ thuật của tổ chức An toàn cho trẻ em ở Bangkok Michael Linnan cho biết.
Ông Linnan cho biết khoảng ¾ số trẻ em trên khắp châu Á chưa bao giờ được học bơi, mặc dù vùng nhiệt đới đầy nhưng kênh rạch và sông. Thậm chí mặc dù chết đuối là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em nhưng nó vẫn không được chú ý hay hỗ trợ do từ 15 tới 25% số nạn nhân chết đuối không được thông báo cho các hệ thống y tế. Người ta không cần tới giấy chứng tử và trẻ em chết đuối sau đó đơn giản chỉ mang chôn cất. Do những em nhỏ này không được đưa tới bệnh viện trước đó nên không được tính và số trẻ em chết đuối bị đánh giá thấp đi rất nhiều.
Theo GD&TĐ
Bình luận