• Zalo

Nguy cơ ngộ độc vì ăn cà rốt sai cách

Sức khỏeThứ Năm, 30/06/2016 07:14:00 +07:00Google News

Cà rốt chứa nhiều vitamin và khoáng chất nhưng cũng giống như nhiều loại thực phẩm khác, nếu sử dụng không đúng cách, cà rốt cũng đem lại tác hại khôn lường cho sức khỏe.

Dù được biết là loại thực phẩm giàu dưỡng chất, rất tốt cho sức khoẻ nhưng cà rốt cũng có thể gây hại nếu ăn không hợp lý: 

Sử dụng quá nhiều cà rốt

Lượng beta carotene trong cà rốt đem lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể như khả năng phòng ngừa các chứng bệnh ung thư. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều cà rốt dẫn đến việc cơ thể dư thừa lượng carotene có thể gây bệnh vàng da. Uống quá nhiều nước ép cà rốt cũng có thể gây bệnh vàng mắt.

5-cam-ky-khi-an-ca-rot-ban-can-phai-biet (1)

Ăn quá nhiều cà rốt, cơ thể dư thừa lượng carotene có thể gây bệnh vàng da 

Nấu với gan động vật

Trong gan động vật chứa rất nhiều các kim loại hàm lượng cao, đặc biệt là đồng và sắt. Trong khi đó, hàm lượng vitamin C có trong cà rốt sẽ gây ra hiện tượng oxy hoá, làm mất hết công hiệu của các ion kim loại này. Bên cạnh đó, chứa nhiều chất cellulose và axit oxalic, việc ăn kèm cà rốt  với gan động vật sẽ gây rối loạn quá trình hấp thụ sắt vào cơ thể.

Ăn kèm hải sản

Các loại hải sản có vỏ như tôm hay cua khi ăn kèm với cà rốt có thể gây ngộ độc. Trong vỏ các loại hải sản này thường chứa một lượng lớn các asen hóa trị 5, khi kết hợp với vitamin C có nhiều trong cà rốt sẽ bị biến thành asen hóa trị 3. Đây là hoạt chất có tên gọi khác là thạch tín, chứa hàm lượng độc tố cực cao, rất nguy hiểm.

5-cam-ky-khi-an-ca-rot-ban-can-phai-biet

 Các loại hải sản có vỏ như tôm hay cua khi ăn kèm với cà rốt có thể gây ngộ độc

Nấu quá lâu

Trong cà rốt có chứa rất nhiều nitrat, khi nấu cà rốt quá lâu và quá kỹ chất này sẽ đẩy nhanh quá trình biến thành nitri một hoạt chất gây độc. Chất nitri này khi vào cơ thể sẽ gây hại cho sức khỏe, nếu nhiều có thể dẫn đến tử vong, đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi.

Ăn cà rốt sống

Việc hấp thụ chất dinh dưỡng giữa cà rốt chưa chế biến và cà rốt đã qua sơ chế có sự cách biệt rõ rệt. Lượng chất carontene hấp thụ vào cơ thể khi ăn cà rốt sống chỉ là 10%. Con số này thấp hơn rất nhiều so với 30% của cà rốt đã qua chế biến hay 90% của nấu chín. Bên cạnh đó, do sở hữu lớp vách tế bào cứng nên cà rốt nếu không nấu chín sẽ rất khó giải phóng hết các chất dinh dưỡng bên trong, đặc biệt là vitamin A.

Video: Món ngon bổ dưỡng ngày hè từ hoa atiso trắng

Thúy Nga (Tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn