(VTC News) - Bộ Y tế cảnh báo về nguy cơ lây dịch bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ebola từ châu Phi, dù nguy cơ này rất thấp nhưng người dân cần cảnh giác.
Bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ebola(Ebola haemorrhagic fever) là một bệnh nhiễm vi rút cấp tính nặng được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm A trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm của Việt Nam.
Bệnh được nghi nhận đầu tiên trên người vào năm 1976 tại Công Gô và Sudan. Vi rút Ebola là 1 trong 3 chi thuộc họ Filoviridae (filovirus) gồm 5 loài khác nhau: Zaire ebolavirus (EBOV), Bundibugyo Ebolavirus (BDBV), Sudan Ebolavirus (SUDV), Taï Forest Ebolavirus (TAFV), Reston ebolavirus (RESTV).
Các loài BDBV, EBOV và SUDV có liên quan đến dịch bệnh lớn ở Châu Phi nhưng RESTV và TAFV thì không. Loài RESTV đã được tìm thấy ở Philippines và Trung Quốc. Loài này có thể lây sang người tuy nhiên không gây bệnh hoặc tử vong.
Theo đánh giá nguy cơ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 24/6/2014 cho thấy trong năm 2014 loài vi rút gây bệnh chủ là EBOV (98%).
Vật chủ tự nhiên của vi rút Ebola có thể là loài dơi ăn quả đặc biệt các loài của chi Hypsignathus monstrosus, Epomops franqueti và Myonycteris torquata có khả năng lây truyền cho người. Động vật linh trưởng cũng là một nguồn lây nhiễm bệnh, tuy nhiên nó không phải là ổ chứa vi rút song đây là vật chủ nguy hiểm.
Vi rút Ebola lây sang người thông qua tiếp xúc với máu, chất tiết, bộ phận cơ thể hoặc dịch thể khác của động vật bị nhiễm bệnh. Ở Châu Phi, sự lây nhiễm đã được chứng minh thông qua việc tiếp xúc với hắc tinh tinh, khỉ đột, dơi ăn quả, khỉ, linh dương và nhím bị bệnh hoặc chết.
Trong cộng đồng vi rút Ebola lây truyền từ người này sang người khác khi người lành tiếp xúc trực tiếp (qua da hoặc niêm mạc bị phá vỡ) với máu, chất tiết, bộ phận cơ thể hoặc dịch cơ thể khác của người bị nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc gián tiếp với môi trường bị ô nhiễm bởi các dịch tương tự.
Theo WHO, từ tháng 12/2013 tới ngày 02/7/2014 thế giới đã ghi nhận 779 trường hợp nhiễm vi rút Ebola trong đó có 481 ca tử vong tại 3 nước vùng Tây Phi (Guinea, Liberia và Sierra Leone), các trường hợp được ghi nhận tăng nhanh từ tháng 5 tới đầu 6/2014.
Tuy nhiên, dựa vào đặc điểm đặc điểm dịch tễ và đặc điểm vi rút học của vi rút Ebola,WHO nhận định rằng nguy cơ lan truyền bệnh Sốt xuất huyết do vi rút Ebola từ các nước đang có dịch tới khu vực khác là cực kỳ thấp.
Trước diễn biến tình hình dịch bệnh ở một số quốc gia Châu Phi, Bộ Y tế Việt Nam đang theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh và cập nhật các thông tin để chủ động ứng phó (nếu cần thiết) nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân.
» Những dấu hiệu bất thường từ cơ thể
» Nghịch dại, bé trai bị đũa đâm xuyên miệng
» Thói quen thức khuya đe dọa sức khỏe ghê gớm
» Cẩn trọng bệnh viêm não Nhật Bản tấn công
Nam Anh
Bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ebola(Ebola haemorrhagic fever) là một bệnh nhiễm vi rút cấp tính nặng được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm A trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm của Việt Nam.
Một bệnh nhân bị nhiễm vi rút Ebola. Dấu hiệu bị nhiễm virus Ebola gồm các triệu chứng đau đầu, đau cơ bắp, đau họng, tiêu chảy, nôn mửa và sẽ tử vong trong vòng từ 7 đến 16 ngày. |
Các loài BDBV, EBOV và SUDV có liên quan đến dịch bệnh lớn ở Châu Phi nhưng RESTV và TAFV thì không. Loài RESTV đã được tìm thấy ở Philippines và Trung Quốc. Loài này có thể lây sang người tuy nhiên không gây bệnh hoặc tử vong.
Theo đánh giá nguy cơ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 24/6/2014 cho thấy trong năm 2014 loài vi rút gây bệnh chủ là EBOV (98%).
Vật chủ tự nhiên của vi rút Ebola có thể là loài dơi ăn quả đặc biệt các loài của chi Hypsignathus monstrosus, Epomops franqueti và Myonycteris torquata có khả năng lây truyền cho người. Động vật linh trưởng cũng là một nguồn lây nhiễm bệnh, tuy nhiên nó không phải là ổ chứa vi rút song đây là vật chủ nguy hiểm.
Vi rút Ebola lây sang người thông qua tiếp xúc với máu, chất tiết, bộ phận cơ thể hoặc dịch thể khác của động vật bị nhiễm bệnh. Ở Châu Phi, sự lây nhiễm đã được chứng minh thông qua việc tiếp xúc với hắc tinh tinh, khỉ đột, dơi ăn quả, khỉ, linh dương và nhím bị bệnh hoặc chết.
Trong cộng đồng vi rút Ebola lây truyền từ người này sang người khác khi người lành tiếp xúc trực tiếp (qua da hoặc niêm mạc bị phá vỡ) với máu, chất tiết, bộ phận cơ thể hoặc dịch cơ thể khác của người bị nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc gián tiếp với môi trường bị ô nhiễm bởi các dịch tương tự.
Theo WHO, từ tháng 12/2013 tới ngày 02/7/2014 thế giới đã ghi nhận 779 trường hợp nhiễm vi rút Ebola trong đó có 481 ca tử vong tại 3 nước vùng Tây Phi (Guinea, Liberia và Sierra Leone), các trường hợp được ghi nhận tăng nhanh từ tháng 5 tới đầu 6/2014.
Tuy nhiên, dựa vào đặc điểm đặc điểm dịch tễ và đặc điểm vi rút học của vi rút Ebola,WHO nhận định rằng nguy cơ lan truyền bệnh Sốt xuất huyết do vi rút Ebola từ các nước đang có dịch tới khu vực khác là cực kỳ thấp.
Trước diễn biến tình hình dịch bệnh ở một số quốc gia Châu Phi, Bộ Y tế Việt Nam đang theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh và cập nhật các thông tin để chủ động ứng phó (nếu cần thiết) nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân.
» Những dấu hiệu bất thường từ cơ thể
» Nghịch dại, bé trai bị đũa đâm xuyên miệng
» Thói quen thức khuya đe dọa sức khỏe ghê gớm
» Cẩn trọng bệnh viêm não Nhật Bản tấn công
Nam Anh
Bình luận