Theo đó, tình hình dịch cúm A(H7N9) đang có xu hướng gia tăng tại Trung Quốc, ghi nhận có 340 trường hợp mắc chỉ trong 2 tháng đầu năm 2017. Các trường hợp này đến từ các tỉnh, thành phố có sự giao lưu thương mại, du lịch với nước ta.
Thêm vào đó, việc nhập lập gia cầm, sản phẩm gia cầm vào nước ta vẫn chưa được kiểm soát triệt để. Do đó, Việt Nam hoàn toàn có nguy cơ xâm nhập vi rút cúm A(H7N9) từ vùng vùng có dịch.
Trước tình hình đó, Bộ Y tế đã có công văn khẩn số 672/BYT-DP, gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố triển khai các hoạt động phòng chống dịch cúm lây truyền từ gia cầm sang người.
Bộ Y tế cũng chỉ đạo rằng, Sở Công Thương, Sở NNPT&NT, Công an, Bộ đội biên phòng của các tỉnh, thành phố, cần tăng cường ngăn chặn, bắt giữ, gia cầm nhập lậu qua biên giới, xử lý nghiêm các hộ kinh doanh trái phép, không để hiện tượng kinh doanh, buôn bán vận chuyển gia cầm và các sản phẩm gia cầm không được kiểm dịch, không rõ trên thị trường đặc biệt là tại chợ đầu mối.
Yêu cầu Sở Y tế các tỉnh tại các cửa khẩu cần giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm trường hợp nghi ngờ mắc bệnh từ biên giới. Tuyên truyền cho những người đi từ vùng có dịch để tránh lây bệnh.
Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh về hô hấp cấp tại các bệnh viện, cơ sở y tế thì cần đưa đi xét nghiệm và triển khai kịp thời các biện pháp phòng chống dịch. Cần phối hợp với cơ quan thú y về tình hình dịch bệnh, chủ động triển khai biện pháp ngăn ngừa, xử lý ổ dịch tránh lây sang người.
Ngoài ra cũng yêu cầu Sở thông tin truyền thông, các cơ quan thông tấn, báo chí đưa thông tin tuyên truyền kịp thời những biện pháp phòng, chống dịch cúm lây lan sang người.
Để chủ động ngăn ngừa sự lây truyền của vi rút cúm A (H7N9) sang người, xâm nhập vào nước ta, Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân; Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống chín; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn. Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn. Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
Bình luận