(VTC News) - Mặc dù có nhiều chính sách và cải tiến được đưa ra, nhưng tiềm năng phát triển của thanh toán điện tử trong thương mại điện từ (TMĐT) vẫn chưa thực sự tương xứng với mong đợi.
Theo báo cáo Thương mại điện tử năm 2014 của Bộ Công thương, doanh thu từ thị trường TMĐT năm 2014 đạt 3 tỷ USD, tuy nhiên doanh thu thông qua các hình thức thanh toán trực tuyến chỉ chiếm chưa đến 5%.
Người dùng mới chỉ dừng lại ở bước chọn hàng online
Để đẩy mạnh thanh toán trực tuyến, các ngân hàng đã cung cấp nhiều chính sách hỗ trợ cá nhân mở thẻ thanh toán lần đầu cũng như giảm thời gian mở thẻ để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng cá nhân. Bên cạnh đó, các website và sàn TMĐT cũng tập trung đẩy mạnh hỗ trợ thanh toán trực tuyến để có thể nhận được tiền nhanh hơn, bảo đảm hơn.
Các ứng dụng thanh toán trực tuyến như Ngân Lượng, Bảo Kim, Onepay, MoMo…đã được cung cấp và trở thành cầu nối an toàn giữa người bán và người mua trên môi trường kinh doanh ảo. Cùng với đó là sự hậu thuẫn của các chính sách của Chính phủ về phát triển thương mại điện tử cũng tạo động lực để thanh toán trực tuyến vươn mình phát triển.
Tuy nhiên, hầu hết người dùng lại mới chỉ dừng lại ở bước chọn và đặt hàng online chứ chưa chú ý nhiều đến bước thanh toán online.
Theo kết quả khảo sát trên 2,000 chủ shop online được Bizweb tiến hành trong tháng 1/2016, các khâu thanh toán chủ yếu vẫn chỉ là COD (giao hàng mới thu tiền) và chuyển khoản ngân hàng (hơn 80% đều áp dụng 2 hình thức thanh toán này, trong đó có trên dưới 60% shop áp dụng thường xuyên hàng ngày, hàng tuần).
Một phần do thói quen tiêu tiền mặt vẫn ăn sâu vào hành vi mua sắm của phần lớn khách hàng, một phần do người dùng chưa đủ kiến thức trong công tác bảo vệ tài khoản thanh toán trực tuyến cũng như nhiều đối tượng xấu lợi dụng sự thiếu cẩn trọng này để trục lợi đã làm giảm lòng tin của khách hàng đối với hình thức thanh toán tiện dụng này.
Yếu tố bảo mật cũng luôn được khách hàng quan tâm hàng đầu khi thông tin chủ thẻ bị mất tài khoản sau khi thanh toán trực tuyến xuất hiện trên các trang mạng. Điều này cũng khiến khách hàng e ngại việc thanh toán online. Và nguyên nhân sâu xa hơn đó chính là.
Shop nhỏ thờ ơ
Nếu những hạn chế trong khi thanh toán của khách hàng chủ yếu bắt nguồn từ sự thiếu thông tin, thì thanh toán trực tuyến vẫn phải đối mặt với “bức tường” vô hình từ chính những người bán hàng online.
Trong khi các sàn TMĐT, website kinh doanh lớn tập trung đẩy mạnh thanh toán trực tuyến thì tình hình này lại không mấy khả quan với các shop vừa và nhỏ.
Theo khảo sát của Bizweb, các kênh thanh toán trực tuyến chiếm tỷ lệ rất ít (55% shop không tích hợp thanh toán trực tuyến, 69% shop không áp dụng thanh toán bằng ví điện tử.
Cùng chỉ ra vấn đề này, khảo sát mới đây của Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) cũng nhận thấy tỷ lệ website có tính năng đặt hàng trực tuyến là 53%, trong khi đó tỷ lệ website có tính năng thanh toán trực tuyến mới chỉ dừng lại ở 17%. Tỷ lệ này không có sự chuyển biến lớn so với năm 2014.
Với số lượng website kinh doanh vừa và nhỏ rất lớn như hiện nay, để thanh toán trực tuyến trở thành một phần không thể thiếu, không chỉ cần thay đổi suy nghĩ của người mua hàng mà còn phải là nỗ lực từ chính những người bán và các đơn vị tham gia TMĐT.
Trước mắt, các chủ shop cần phải kết nối các cổng thanh toán trực tuyến vào cửa hàng trực tuyến của mình, bằng cách liên hệ trực tiếp đến các đơn vị cung cấp dịch vụ và nhận được hỗ trợ nhanh chóng. Với những chủ shop không am hiểu về kỹ thuật, các nền tảng bán hàng online sẽ cung cấp cấu hình thanh toán tự động đã được kết nối với hầu hết các hình thức thanh toán online phổ biến hiện nay. Qua đó, chỉ cần đôi chút chú ý và cải thiện, các chủ shop sẽ đem đến cho người tiêu dùng các kênh thanh toán an toàn và dần dần cải thiện thói quen thanh toán của khách hàng trực tuyến.
Tuy nhiên, với những nỗ lực như hiện nay từ các nền tảng bán hàng, chủ shop và các cơ quan chức năng, trong tương lai không xa, người tiêu dùng sẽ quen thuộc với việc thanh toán điện tử khi mua hàng trực tuyến.
Quỳnh Anh
Theo báo cáo Thương mại điện tử năm 2014 của Bộ Công thương, doanh thu từ thị trường TMĐT năm 2014 đạt 3 tỷ USD, tuy nhiên doanh thu thông qua các hình thức thanh toán trực tuyến chỉ chiếm chưa đến 5%.
Người dùng mới chỉ dừng lại ở bước chọn hàng online
Để đẩy mạnh thanh toán trực tuyến, các ngân hàng đã cung cấp nhiều chính sách hỗ trợ cá nhân mở thẻ thanh toán lần đầu cũng như giảm thời gian mở thẻ để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng cá nhân. Bên cạnh đó, các website và sàn TMĐT cũng tập trung đẩy mạnh hỗ trợ thanh toán trực tuyến để có thể nhận được tiền nhanh hơn, bảo đảm hơn.
Người dùng mởi chỉ dừng lại ở mức độ chọn hàng online, chưa hào hứng với việc thanh toán online |
Các ứng dụng thanh toán trực tuyến như Ngân Lượng, Bảo Kim, Onepay, MoMo…đã được cung cấp và trở thành cầu nối an toàn giữa người bán và người mua trên môi trường kinh doanh ảo. Cùng với đó là sự hậu thuẫn của các chính sách của Chính phủ về phát triển thương mại điện tử cũng tạo động lực để thanh toán trực tuyến vươn mình phát triển.
Tuy nhiên, hầu hết người dùng lại mới chỉ dừng lại ở bước chọn và đặt hàng online chứ chưa chú ý nhiều đến bước thanh toán online.
Theo kết quả khảo sát trên 2,000 chủ shop online được Bizweb tiến hành trong tháng 1/2016, các khâu thanh toán chủ yếu vẫn chỉ là COD (giao hàng mới thu tiền) và chuyển khoản ngân hàng (hơn 80% đều áp dụng 2 hình thức thanh toán này, trong đó có trên dưới 60% shop áp dụng thường xuyên hàng ngày, hàng tuần).
Một phần do thói quen tiêu tiền mặt vẫn ăn sâu vào hành vi mua sắm của phần lớn khách hàng, một phần do người dùng chưa đủ kiến thức trong công tác bảo vệ tài khoản thanh toán trực tuyến cũng như nhiều đối tượng xấu lợi dụng sự thiếu cẩn trọng này để trục lợi đã làm giảm lòng tin của khách hàng đối với hình thức thanh toán tiện dụng này.
Yếu tố bảo mật cũng luôn được khách hàng quan tâm hàng đầu khi thông tin chủ thẻ bị mất tài khoản sau khi thanh toán trực tuyến xuất hiện trên các trang mạng. Điều này cũng khiến khách hàng e ngại việc thanh toán online. Và nguyên nhân sâu xa hơn đó chính là.
Shop nhỏ thờ ơ
Nếu những hạn chế trong khi thanh toán của khách hàng chủ yếu bắt nguồn từ sự thiếu thông tin, thì thanh toán trực tuyến vẫn phải đối mặt với “bức tường” vô hình từ chính những người bán hàng online.
Thanh toán trực tuyến không phát triển ở các kênh bán hàng nhỏ tại Việt Nam |
Trong khi các sàn TMĐT, website kinh doanh lớn tập trung đẩy mạnh thanh toán trực tuyến thì tình hình này lại không mấy khả quan với các shop vừa và nhỏ.
Theo khảo sát của Bizweb, các kênh thanh toán trực tuyến chiếm tỷ lệ rất ít (55% shop không tích hợp thanh toán trực tuyến, 69% shop không áp dụng thanh toán bằng ví điện tử.
Cùng chỉ ra vấn đề này, khảo sát mới đây của Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) cũng nhận thấy tỷ lệ website có tính năng đặt hàng trực tuyến là 53%, trong khi đó tỷ lệ website có tính năng thanh toán trực tuyến mới chỉ dừng lại ở 17%. Tỷ lệ này không có sự chuyển biến lớn so với năm 2014.
Với số lượng website kinh doanh vừa và nhỏ rất lớn như hiện nay, để thanh toán trực tuyến trở thành một phần không thể thiếu, không chỉ cần thay đổi suy nghĩ của người mua hàng mà còn phải là nỗ lực từ chính những người bán và các đơn vị tham gia TMĐT.
Trước mắt, các chủ shop cần phải kết nối các cổng thanh toán trực tuyến vào cửa hàng trực tuyến của mình, bằng cách liên hệ trực tiếp đến các đơn vị cung cấp dịch vụ và nhận được hỗ trợ nhanh chóng. Với những chủ shop không am hiểu về kỹ thuật, các nền tảng bán hàng online sẽ cung cấp cấu hình thanh toán tự động đã được kết nối với hầu hết các hình thức thanh toán online phổ biến hiện nay. Qua đó, chỉ cần đôi chút chú ý và cải thiện, các chủ shop sẽ đem đến cho người tiêu dùng các kênh thanh toán an toàn và dần dần cải thiện thói quen thanh toán của khách hàng trực tuyến.
Tuy nhiên, với những nỗ lực như hiện nay từ các nền tảng bán hàng, chủ shop và các cơ quan chức năng, trong tương lai không xa, người tiêu dùng sẽ quen thuộc với việc thanh toán điện tử khi mua hàng trực tuyến.
Quỳnh Anh
Bình luận