(VTC News) - Số liệu của Tổ chức Y tế thế giới cho hay, ước tính mỗi năm, người dân Việt Nam chi 14 nghìn tỉ đồng cho việc hút thuốc.
Cũng theo tổ chức này, trên thế giới cứ 6,5 giây lại có 1 người chết vì thuốc lá. Việt Nam đứng trong top 4 quốc gia có tỷ lệ hút thuốc lá nhiều nhất thế giới. Ước tính mỗi năm, người dân Việt Nam chi 14.000 tỷ đồng cho việc hút thuốc. Phải làm sao để giảm thiểu tình trạng này đang là bài toán khó đối với các chuyên gia đầu ngành.
Hút thuốc lá không chỉ có hại cho chính mình mà còn gây hại cho những người thân xung quanh hít phải khói thuốc. 88 triệu người không hút thuốc đang chịu ảnh hưởng bởi khói thuốc(hút thuốc thụ động), trong đó khoảng 54% là trẻ em.
Các nhà khoa học cho biết thêm, số người chết do sử dụng thuốc lá còn nhiều hơn số người chết do HIV/AIDS, sốt rét và bệnh lao cộng lại.
Khói thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi. Mỗi năm, tại Việt Nam, khoảng trên 20.000 ca mắc mới và hơn 17.000 người tử vong do ung thư phổi. Điều đáng nói, số người mắc căn bệnh này đang ngày càng trẻ hóa. Bạn nên biết rằng, thuốc lá không chỉ gây ung thư phổi mà còn là nguyên nhân của các bệnh ung thư nguy hiểm khác.
Theo ước tính, tỉ lệ hút thuốc lá thụ động tại Việt Nam rất cao, khoảng 67,6% người không hút thuốc bị phơi nhiễm với khói thuốc tại nhà và 49,0% phơi nhiễm tại nơi làm việc. Trong công tác phòng chống đại dịch ung thư và những căn bệnh nguy hiểm đến sức khỏe con người, biện pháp kiểm soát chủ yếu là tầm soát ung thư, lối sống tích cực, đặc biệt là hạn chế tiêu thụ thuốc lá.
Tại hội thảo "Hơi thở của cuộc sống - Vì một thế giới không khói thuốc" diễn ra ngày 27/5, ông Trần Văn Nhân (Kim Động, Hưng Yên) chia sẻ, ông hút thuốc từ năm 1971 đến năm 2005 phát hiện bị ung thư phổi và được bác sĩ Hoàng Đình Chân, giám đốc bệnh viện Hưng Việt điều trị phẫu thuật cắt bỏ khối u vào tháng 4 năm 2006. Đến nay đã 10 năm nhưng tình trạng sức khỏe của ông vẫn ổn định. Sau quá trình điều trị và thoát khỏi tử thần ung thư phổi.
TS. BS. Thầy thuốc ưu tú Hoàng Đình Chân, giám đốc chuyên môn Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt nhận định, hút thuốc lá nói chung đều mang đến những hệ lụy nguy hiểm như nhau đối với sức khỏe, ngay cả đó là thuốc là truyền thống hay thuốc lá điện tử.
Đầu lọc của thuốc lá điện tử chỉ lọc được nicotine, trong khi đó, khói thuốc có chứa hơn 7000 chất độc hại khác nhau. Đặc biệt, trong hơn 7000 chất độc này, khoảng hàng trăm chất gây hại cho sức khỏe và 70 chất gây ra nhiều bệnh ung thư khác nhau.
Còn PGS. TS. BS Lê Chính, Phó giám đốc Trung tâm Y tế học hạt nhân và ung bướu Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ những bệnh nguy hiểm do thuốc lá và hút thuốc lá thụ động cho con người.
Trong đó, thuốc lá gây ra đến hơn 10 loại bệnh ung thư nguy hiểm khác nhau cho con người. Khói thuốc ảnh hưởng trong phạm vi 7-10m, cho nên, ngay cả việc ở rất xa với người hút thuốc thì người hút thuốc lá thụ động vẫn gặp những nguy cơ về sức khỏe không kém những đối tượng đang hút thuốc.
Cũng theo tổ chức này, trên thế giới cứ 6,5 giây lại có 1 người chết vì thuốc lá. Việt Nam đứng trong top 4 quốc gia có tỷ lệ hút thuốc lá nhiều nhất thế giới. Ước tính mỗi năm, người dân Việt Nam chi 14.000 tỷ đồng cho việc hút thuốc. Phải làm sao để giảm thiểu tình trạng này đang là bài toán khó đối với các chuyên gia đầu ngành.
Hút thuốc lá không chỉ có hại cho chính mình mà còn gây hại cho những người thân xung quanh hít phải khói thuốc. 88 triệu người không hút thuốc đang chịu ảnh hưởng bởi khói thuốc(hút thuốc thụ động), trong đó khoảng 54% là trẻ em.
Các nhà khoa học cho biết thêm, số người chết do sử dụng thuốc lá còn nhiều hơn số người chết do HIV/AIDS, sốt rét và bệnh lao cộng lại.
Khói thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi. Mỗi năm, tại Việt Nam, khoảng trên 20.000 ca mắc mới và hơn 17.000 người tử vong do ung thư phổi. Điều đáng nói, số người mắc căn bệnh này đang ngày càng trẻ hóa. Bạn nên biết rằng, thuốc lá không chỉ gây ung thư phổi mà còn là nguyên nhân của các bệnh ung thư nguy hiểm khác.
Theo ước tính, tỉ lệ hút thuốc lá thụ động tại Việt Nam rất cao, khoảng 67,6% người không hút thuốc bị phơi nhiễm với khói thuốc tại nhà và 49,0% phơi nhiễm tại nơi làm việc. Trong công tác phòng chống đại dịch ung thư và những căn bệnh nguy hiểm đến sức khỏe con người, biện pháp kiểm soát chủ yếu là tầm soát ung thư, lối sống tích cực, đặc biệt là hạn chế tiêu thụ thuốc lá.
Nghệ sĩ Xuân Bắc nói không với thuốc lá |
Tại hội thảo "Hơi thở của cuộc sống - Vì một thế giới không khói thuốc" diễn ra ngày 27/5, ông Trần Văn Nhân (Kim Động, Hưng Yên) chia sẻ, ông hút thuốc từ năm 1971 đến năm 2005 phát hiện bị ung thư phổi và được bác sĩ Hoàng Đình Chân, giám đốc bệnh viện Hưng Việt điều trị phẫu thuật cắt bỏ khối u vào tháng 4 năm 2006. Đến nay đã 10 năm nhưng tình trạng sức khỏe của ông vẫn ổn định. Sau quá trình điều trị và thoát khỏi tử thần ung thư phổi.
TS. BS. Thầy thuốc ưu tú Hoàng Đình Chân, giám đốc chuyên môn Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt nhận định, hút thuốc lá nói chung đều mang đến những hệ lụy nguy hiểm như nhau đối với sức khỏe, ngay cả đó là thuốc là truyền thống hay thuốc lá điện tử.
Đầu lọc của thuốc lá điện tử chỉ lọc được nicotine, trong khi đó, khói thuốc có chứa hơn 7000 chất độc hại khác nhau. Đặc biệt, trong hơn 7000 chất độc này, khoảng hàng trăm chất gây hại cho sức khỏe và 70 chất gây ra nhiều bệnh ung thư khác nhau.
Còn PGS. TS. BS Lê Chính, Phó giám đốc Trung tâm Y tế học hạt nhân và ung bướu Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ những bệnh nguy hiểm do thuốc lá và hút thuốc lá thụ động cho con người.
Trong đó, thuốc lá gây ra đến hơn 10 loại bệnh ung thư nguy hiểm khác nhau cho con người. Khói thuốc ảnh hưởng trong phạm vi 7-10m, cho nên, ngay cả việc ở rất xa với người hút thuốc thì người hút thuốc lá thụ động vẫn gặp những nguy cơ về sức khỏe không kém những đối tượng đang hút thuốc.
Cách kêu gọi cai thuốc lá đặc biệt của Triều Tiên
Nam Anh
Bình luận