Theo Liên minh bảo vệ chó châu Á (ACPA), thịt chó được tiêu thụ nhiều ở các khu vực trên thế giới, nhưng phổ biến rộng rãi nhất ở châu Á. Ngành sản xuất thịt chó đã phát triển từ mô hình kinh doanh hộ gia đình, giết mổ ít thành nền công nghiệp trị giá hàng tỷ đô la. Quá trình thương mại hóa đã dấy lên nhiều lo ngại về vấn đề phúc lợi động vật và sức khỏe con người.
Theo ước tính, ở châu Á, Trung Quốc là nước tiêu thụ nhiều thịt chó nhất với số lượng 20 triệu con, sau đó là Việt Nam với số lượng ước tính khoảng 5 triệu con, tiếp đến là Hàn Quốc với số lượng 2-3 triệu con.
Đáng lo ngại là phần lớn chó đều bị bắt sống từ các nước khác như Lào, Campuchia. Số liệu này cũng chưa được xem là chính xác vì buôn bán thịt chó là hoạt động phi pháp (ở Philippines, Đài Loan, Thái Lan và Hong Kong) hoặc hợp pháp nhưng phần lớn không được kiểm soát (ở Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc).
ACPA cũng cho biết, vô số cuộc điều tra ở khắp châu Á đã ghi nhận sự tàn nhẫn trong tất cả các giai đoạn của hoạt động bán thịt chó, thu mua, vận chuyển và giết mổ.
Nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam thường biện hộ rằng thịt chó là “nền văn hóa” hoặc “truyền thống”, nhưng xét về khía cạnh nhân đạo và phúc lợi, thịt chó vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi, bức xúc.
Bình luận