(VTC News) - Nhà báo, nhạc sĩ Nguyễn Lưu từng gây nên một cuộc 'bút chiến' lớn khi đưa quan điểm không nên quá đề cao và tung hô nhạc sĩ Phạm Duy.
Nhà báo, nhạc sĩ, nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Lưu từng gây nên một cuộc bút chiến lớn trên nhiều trang báo khi đưa quan điểm không nên quá đề cao và tung hô nhạc sĩ Phạm Duy cách đây vài năm khi ông vừa trở về nước sống.
Cũng vì vậy, cái tên Nguyễn Lưu lại cũng được nhiều người nhắc đến khi người nhạc sĩ tài hoa Phạm Duy qua đời.
Khi được hỏi, nhạc sĩ Nguyễn Lưu đã dành thời gian cho người viết, kể lại cuộc bút chiến khó quên ấy, và những nhìn nhận khách quan về tài năng của người nhạc sĩ già vừa về với đất mẹ.
- Cố nhạc sĩ Phạm Duy là một nhạc sĩ có tên tuổi, để lại nhiều ca khúc hay đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam. Với tư cách một người làm phê bình âm nhạc, ông có thể nói rõ hơn những đóng góp ấy của cố nhạc sĩ Phạm Duy?
Đúng vậy, Phạm Duy là một nhạc sĩ có tên tuổi, ông sáng tác rất nhiều bài hay. Bản thân tôi khi còn nhỏ đã thuộc và hát rất nhiều bài của ông, rõ ràng gia tài âm nhạc của Phạm Duy đóng góp rất nhiều cho nền âm nhạc Việt Nam.
Cùng với phong trào Thơ mới những năm 30 thế kỉ trước, ngay từ thuở Tân nhạc, Phạm Duy đã là một nhạc sĩ có ý thức đi tiên phong trong sáng tác. Phạm Duy sử dụng chất dân ca một cách rất khéo léo, nhuần nhuyễn trong những bài hát của mình, nhất là sử dụng dân ca đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có chất liệu của cò lả, của quan họ.
- Chúng ta không phủ nhận tài năng và sự đóng góp của Phạm Duy cho nền âm nhạc Việt Nam, nhưng dường như cuộc đời và hoạt động của cố nhạc sĩ tài hoa này vẫn còn gây nhiều tranh cãi?
Tôi còn nhớ vào năm 2009 trên nhiều trang báo chính thống có đưa những nhạc sĩ lớn hàng đầu Việt Nam như Hồng Đăng, Trọng Bằng, Phạm Tuyên lên tiếng không đồng ý với việc tung hô nhạc sĩ Phạm Duy quá đáng.
Mặc dù không người nhạc sĩ nào phủ nhận tài năng của Phạm Duy, nhưng đúng là cuộc đời và hoạt động của ông vẫn gây nhiều tranh cãi.
- Chính trong năm đó ông có viết một bài không ủng hộ việc tung hô quá mức cho Phạm Duy, tạo nên một cuộc bút chiến trên nhiều trang báo lớn. Và sau bài viết đó, ông đã bị dư luận, nhất là dư luận hải ngoại nói rằng Nguyễn Lưu ngô nghê, thiếu hiểu biết?
Thực ra đây cũng là một tiểu tiết nhỏ trong một bài viết lớn mà hồi đó, vì bận để ý những chuyện lớn hơn nên tôi không nói kĩ việc này.
Khi một bộ phận dư luận chỉ trích bài viết của tôi, đã có những người bạn là nhạc sĩ, nhà văn nói với tôi là tại sao không nói kĩ ngay từ đầu để khỏi bị hiểu lầm, nhất là những người có ác ý với mình. Tôi không lên tiếng phân bua hay giải thích.
Sau này một báo có viết lại một bài rất kĩ là tại sao nhạc sĩ Nguyễn Lưu lại viết rằng nhạc sĩ Phạm Duy dùng bài Mùa thu chết để chống Cộng.
- Ông có thể nói rõ hơn về chuyện này?
Phải nói lại là trong những năm thập kỉ 60 thế kỉ trước, tôi là một trong những thanh niên hiếu động, yêu âm nhạc, khi đó tôi đã biết chơi nhạc và rất thích nghe nhạc. Nhưng hồi đó đài loa còn rất ít, chưa có truyền hình hay những phương tiện truyền thông hiện đại như bây giờ. Chắc nhiều người ở lứa tuổi tôi còn nhớ, hồi đó nghe nhạc cũng chỉ được nghe đài của Việt Nam.
Tính tôi vốn nghịch ngợm và hiếu động, tôi có một nhóm các bạn thân như anh Hồ Đắc Thuyên, Tôn Thất Bách, chúng tôi hay lén nghe nhạc của đài Sài Gòn, vì cũng muốn nghe xem người ta chiến tranh tâm lý theo kiểu gì.
Tôi vẫn nhớ như in, đó là khoảng 9h30 tối 19/8 cuối thập niên 60, đúng ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám của chúng ta. Ở ngoài Hà Nội không khí rùng rùng phấn khởi, tưng bừng cờ hoa, đặc biệt là những bài về 19/8 của nhạc sĩ Xuân Oanh được phát rất nhiều trên loa phát thanh.
Cũng đúng lúc đó, tối 19/8, chúng tôi nghe trên đài Sài Gòn có bài Mùa thu chết, nhạc của Phạm Duy do Thái Thanh hát.
Chắc các bạn đều biết bài thơ Mùa thu chết của tác giả người Pháp Guillaume Apollinaire đã có từ rất rất lâu, ngay từ khi 10 tuổi bọn trẻ con chúng tôi đã được bậc cha chú trong gia đình đọc cho nghe bằng tiếng Pháp.
Bản thân nhạc sĩ Phạm Duy khi ông phổ nhạc vào bài Mùa thu chết chắc cũng chưa có ẩn ý vào đây cả vì đây là bài hát hoàn chỉnh, không có vấn đề gì.
Nhưng vấn đề lại ở chỗ khi nhạc sĩ Phạm Duy cho Thái Thanh hát, khi hát xong lần thứ nhất, trên nền nhạc dạo thì Thái Thanh có nói đè lên rằng: “Chết thật rồi, cái tháng Tám mùa thu năm ấy”.
Bạn hãy tưởng tượng xem, với người kém hiểu biết nhất cũng phải biết rằng hát bài này vào ngày 19/8, với câu nói thêm vào thì có hàm ý gì? Tôi nghĩ rằng mọi người đều hiểu. Sự phản động, chống Cộng nằm ở đó. Và tôi bị dị ứng với bài hát đó.
- Nhưng có lẽ, khi đi qua một kiếp người, lá rụng về cội, nhìn lại cái còn lại của mỗi người nhạc sĩ chính là những giai điệu còn mãi với thời gian?
Đúng vậy, tôi kể lại với các bạn là để làm rõ vấn đề thôi, chứ không nhằm mục đích nào khác. Con người ta sinh ra, đi qua một kiếp người rồi lại trở về với đất.
Voi đi để lại dấu, nhạc sĩ Phạm Duy không có được sự nghiệp chính trị vững vàng đáng tự hào như nhiều nhạc sĩ khác, nhưng những gì nhạc sĩ Phạm Duy để lại cho đời cũng là điều rất đáng quý cần được ghi nhận. Tôi tin những giai điệu âm nhạc của cố nhạc sĩ tài hoa ấy sẽ còn sống mãi trong lòng người yêu nhạc.
- Xin cảm ơn ông.
An Yên (thực hiện)
Nhà báo, nhạc sĩ, nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Lưu |
Cũng vì vậy, cái tên Nguyễn Lưu lại cũng được nhiều người nhắc đến khi người nhạc sĩ tài hoa Phạm Duy qua đời.
Khi được hỏi, nhạc sĩ Nguyễn Lưu đã dành thời gian cho người viết, kể lại cuộc bút chiến khó quên ấy, và những nhìn nhận khách quan về tài năng của người nhạc sĩ già vừa về với đất mẹ.
- Cố nhạc sĩ Phạm Duy là một nhạc sĩ có tên tuổi, để lại nhiều ca khúc hay đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam. Với tư cách một người làm phê bình âm nhạc, ông có thể nói rõ hơn những đóng góp ấy của cố nhạc sĩ Phạm Duy?
Đúng vậy, Phạm Duy là một nhạc sĩ có tên tuổi, ông sáng tác rất nhiều bài hay. Bản thân tôi khi còn nhỏ đã thuộc và hát rất nhiều bài của ông, rõ ràng gia tài âm nhạc của Phạm Duy đóng góp rất nhiều cho nền âm nhạc Việt Nam.
Cùng với phong trào Thơ mới những năm 30 thế kỉ trước, ngay từ thuở Tân nhạc, Phạm Duy đã là một nhạc sĩ có ý thức đi tiên phong trong sáng tác. Phạm Duy sử dụng chất dân ca một cách rất khéo léo, nhuần nhuyễn trong những bài hát của mình, nhất là sử dụng dân ca đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có chất liệu của cò lả, của quan họ.
- Chúng ta không phủ nhận tài năng và sự đóng góp của Phạm Duy cho nền âm nhạc Việt Nam, nhưng dường như cuộc đời và hoạt động của cố nhạc sĩ tài hoa này vẫn còn gây nhiều tranh cãi?
Tôi còn nhớ vào năm 2009 trên nhiều trang báo chính thống có đưa những nhạc sĩ lớn hàng đầu Việt Nam như Hồng Đăng, Trọng Bằng, Phạm Tuyên lên tiếng không đồng ý với việc tung hô nhạc sĩ Phạm Duy quá đáng.
Mặc dù không người nhạc sĩ nào phủ nhận tài năng của Phạm Duy, nhưng đúng là cuộc đời và hoạt động của ông vẫn gây nhiều tranh cãi.
Cố nhạc sĩ tài hoa Phạm Duy |
Thực ra đây cũng là một tiểu tiết nhỏ trong một bài viết lớn mà hồi đó, vì bận để ý những chuyện lớn hơn nên tôi không nói kĩ việc này.
Khi một bộ phận dư luận chỉ trích bài viết của tôi, đã có những người bạn là nhạc sĩ, nhà văn nói với tôi là tại sao không nói kĩ ngay từ đầu để khỏi bị hiểu lầm, nhất là những người có ác ý với mình. Tôi không lên tiếng phân bua hay giải thích.
Sau này một báo có viết lại một bài rất kĩ là tại sao nhạc sĩ Nguyễn Lưu lại viết rằng nhạc sĩ Phạm Duy dùng bài Mùa thu chết để chống Cộng.
- Ông có thể nói rõ hơn về chuyện này?
Phải nói lại là trong những năm thập kỉ 60 thế kỉ trước, tôi là một trong những thanh niên hiếu động, yêu âm nhạc, khi đó tôi đã biết chơi nhạc và rất thích nghe nhạc. Nhưng hồi đó đài loa còn rất ít, chưa có truyền hình hay những phương tiện truyền thông hiện đại như bây giờ. Chắc nhiều người ở lứa tuổi tôi còn nhớ, hồi đó nghe nhạc cũng chỉ được nghe đài của Việt Nam.
Tính tôi vốn nghịch ngợm và hiếu động, tôi có một nhóm các bạn thân như anh Hồ Đắc Thuyên, Tôn Thất Bách, chúng tôi hay lén nghe nhạc của đài Sài Gòn, vì cũng muốn nghe xem người ta chiến tranh tâm lý theo kiểu gì.
Tôi vẫn nhớ như in, đó là khoảng 9h30 tối 19/8 cuối thập niên 60, đúng ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám của chúng ta. Ở ngoài Hà Nội không khí rùng rùng phấn khởi, tưng bừng cờ hoa, đặc biệt là những bài về 19/8 của nhạc sĩ Xuân Oanh được phát rất nhiều trên loa phát thanh.
Cũng đúng lúc đó, tối 19/8, chúng tôi nghe trên đài Sài Gòn có bài Mùa thu chết, nhạc của Phạm Duy do Thái Thanh hát.
Chắc các bạn đều biết bài thơ Mùa thu chết của tác giả người Pháp Guillaume Apollinaire đã có từ rất rất lâu, ngay từ khi 10 tuổi bọn trẻ con chúng tôi đã được bậc cha chú trong gia đình đọc cho nghe bằng tiếng Pháp.
Bản thân nhạc sĩ Phạm Duy khi ông phổ nhạc vào bài Mùa thu chết chắc cũng chưa có ẩn ý vào đây cả vì đây là bài hát hoàn chỉnh, không có vấn đề gì.
Nhưng vấn đề lại ở chỗ khi nhạc sĩ Phạm Duy cho Thái Thanh hát, khi hát xong lần thứ nhất, trên nền nhạc dạo thì Thái Thanh có nói đè lên rằng: “Chết thật rồi, cái tháng Tám mùa thu năm ấy”.
Bạn hãy tưởng tượng xem, với người kém hiểu biết nhất cũng phải biết rằng hát bài này vào ngày 19/8, với câu nói thêm vào thì có hàm ý gì? Tôi nghĩ rằng mọi người đều hiểu. Sự phản động, chống Cộng nằm ở đó. Và tôi bị dị ứng với bài hát đó.
|
Đúng vậy, tôi kể lại với các bạn là để làm rõ vấn đề thôi, chứ không nhằm mục đích nào khác. Con người ta sinh ra, đi qua một kiếp người rồi lại trở về với đất.
Voi đi để lại dấu, nhạc sĩ Phạm Duy không có được sự nghiệp chính trị vững vàng đáng tự hào như nhiều nhạc sĩ khác, nhưng những gì nhạc sĩ Phạm Duy để lại cho đời cũng là điều rất đáng quý cần được ghi nhận. Tôi tin những giai điệu âm nhạc của cố nhạc sĩ tài hoa ấy sẽ còn sống mãi trong lòng người yêu nhạc.
- Xin cảm ơn ông.
An Yên (thực hiện)
Bình luận