(VTC News) - Đối với nhiều người, ông chính là người "thuyền trưởng" trong chuyến hành trình đưa Internet vào Việt Nam, đem lại "cánh cửa thần kì" để Việt Nam có thể mở cửa, hội nhập với thế giới.
Trong căn nhà gần Đài Truyền hình Việt Nam, ông Tiến sĩ những ngày này phải trò chuyện với khá nhiều người, bởi năm nay là năm kỉ niệm 15 năm Internet chính thức vào Việt Nam, mở ra một thời kì tri thức mới cho lịch sử nước nhà từ ngày 19/11/1997.
Mỗi khi nhắc lại việc vận động mở cửa Internet là một lần ông cảm thấy xúc động và may mắn vì đã quyết tâm đưa Việt Nam đến với Internet. Ông nói rằng, bây giờ người dân bình thường nhất bây giờ cũng có thể nối mạng.
Thật dễ dàng để bạn vào Internet bằng Laptop, Tablet hay Smartphone, nhưng để làm được điều này, một quãng thời gian khá dài đầy đắn đo đã được đưa ra.
Trong năm 1991, Tim Berners Lee ở Trung tâm nghiên cứu nguyên tử châu Âu phát minh ra World Wide Web (WWW) dựa theo một ý tưởng về siêu văn bản được Ted Nelson đưa ra từ năm 1985. Có thể nói đây là một cuộc cách mạng trên Internet vì người ta có thể truy cập, trao đổi thông tin một cách dễ dàng.
Việt Nam may mắn là thành viên của nhiều tổ chức viễn thông quốc tế, năm 1991 tại Hội nghị Thông tin thế giới tổ chức tại Mỹ, Tiến sĩ Mai Liêm Trực được tiếp cận với Internet và thư điện tử (email), lúc đó, Việt Nam mới chỉ có điện báo, điện thoại, fax.
Suốt một thời gian dài sau đó, Tổng cục phó Tổng cục Bưu điện lúc đó luôn trăn trở, học hỏi và tiếp xúc với nhiều đại diện khác nhau từ khắp nơi trên thế giới, trong những cuộc hội thảo, bên lề hội nghị... ông là người thông thạo 4 thứ tiếng nên có thể học hỏi ở nhiều nơi, thứ ông muốn tìm tòi, áp dụng chính là Internet.
Trong năm 1992 Viện Công nghệ thông tin (IOIT) tiến hành đường dây kết nối tại Việt Nam và Úc thông qua đường dây điện thoại, những bức email điện tử đầu tiên đã được gửi đi từ Việt Nam. Lúc này, Tiến sĩ Trực cũng những nhà khoa học công nghệ như Bạch Hưng Khang, Trần Bá Thái (IOIT) cũng trao đổi về việc làm sao để kết nối internet với toàn cầu.
Một trong những bức thư đầu tiên được chuyển từ lãnh đạo cấp cao Việt Nam, đó là email của Thủ tướng Võ Văn Kiệt gửi cho lãnh đạo Thụỵ Điển. Được sự ủng hộ của những người đứng đầu, các nhà khoa học, công nghệ vững tâm đưa Internet vào Việt Nam sớm nhất có thể.
Mặc dù, nhiều công nghệ tại Việt Nam luôn đi sau như điện thoại chậm 50 năm, truyền hình chậm 30 năm, nhưng có những so với thế giới và khu vực. Nhưng có hai thứ vào Việt Nam khá sớm đó là Internet và truyền hình số.
Khi đón nhận một điều quá mới mẻ như Internet, nhiều nhà lãnh đạo cấp cao cũng đặt ra nhiều vấn đề đáng lo ngại, tuy nhiên, những nhà vận động cho Internet đã thẳng thắn đặt vấn đề: "nếu Việt Nam không kết nối Internet thì không thể hội nhập".
Bằng nhiều luận điểm, luận cứ thuyết phục cho việc đưa Internet vào Việt Nam, nhiều nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam khi đó đặt niềm tin vào những người phát triển đề án đưa Internet vào Việt Nam trong đó có Thủ tướng Phan Văn Khải, Trưởng Ban khoa giáo Trung ương Đặng Hữu.
Dần dần, những vướng mắc đã được gỡ bỏ, ngày 19/11/1997 lễ ấn nút mở cửa Internet diễn ra, Việt Nam có "cánh cửa thần kì" để giao lưu với cộng đồng quốc tế, thể hiện rằng đất nước của chúng ta đang thực sự hội nhập với năm châu.
Người có công với Internet ngày nào vẫn luôn được kính trọng, ông có một đời sống gia đình vô cùng vui vẻ ở tuổi của mình với "tài sản" lớn là con, cháu... hiện ông có 4 đứa cháu, đứa lớn 17 tuổi, 3 đứa nhỏ hơn là 12 tuổi, 8 tuổi và mới 3 tuổi nhưng thậm chí bé nhỏ nhất cũng đã biết sử dụng tính năng Facetime trên các thiết bị của Apple như iPhone, iPad.... để gọi về cho ông.
Mỗi ngày tiến sĩ vẫn online 3 tiếng, sử dụng email của Yahoo mà ông lập từ ngày xưa để trao đổi thông tin với thế giới bên ngoài. Ông là người mê đọc sách, phòng khách có rất nhiều sách nhưng ông hiện đọc nhiều hơn bằng sách điện tử, ông cũng nói lâu rồi ông không đọc báo giấy.
Tiến sĩ Mai Liêm Trực cho biết, đối với ông, Internet mới là công trình nhân tạo vĩ đại nhất của loài người.
Internet Việt Nam và những con số biết nói
Từ khi Internet tại Việt Nam chính thức đi vào hoạt động, đến nay chúng ta đã có hơn 7,5 triệu người sử dụng chiếm khoảng 9,1% dân số. Internet từ lúc chỉ là dịch vụ xa xỉ dành cho các cá nhân có thu nhập cao hay tổ chức kinh doanh thì nay Internet đã là dịch vụ phổ thông, thậm chí là thiết yếu ở một số nhóm đối tượng như sinh viên, doanh nghiệp.
Các hoạt động thương mại, kinh doanh, quản lý nhà nước, điều hành công việc đã và đang hoà nhập vào môi trường Internet.
Khi mới kết nối Internet, Việt Nam mới chỉ có kết nối đi Mỹ và Úc với băng thông nhỏ và mức dự phòng thấp. Cho đến tháng 5/2005, hạ tầng kết nối Internet Việt Nam với quốc tế đã phát triển đa hướng. Băng thông quốc tế đạt bình 0,95Kbps/thuê bao vào năm 2005.
Liên tục được nâng cấp, băng thông quốc tế vào năm 2012 có thể đạt tốc độ lên 65Mbps, tháng 1/2012 FBT Telecom nâng gấp đôi băng thông quốc tế một số gói dịch vụ từ 1,152 Kbps đến 3,072 Kbps cho khách hàng doanh nghiệp trên toàn quốc.
Việc nâng cấp băng thông cam kết quốc tế, các ứng dụng cao cấp trên Internet như: Hosting Server riêng, VNP (mạng riêng ảo), Truyền dữ liệu, Game online, IPTV (truyền hình tương tác), VoD (xem phim theo yêu cầu), Video Confernce (hội nghị truyền hình), IP Camera… được đáp ứng đầy đủ và hiệu quả.
Các quyết định giảm cước truy cập sử dụng Internet của Bộ Bưu chính viễn thông ngang với các quốc gia trong khu vực, thậm chí có khung cước còn rẻ hơn; đồng thời cho phép các doanh nghiệp tự áp dụng quản lý và ấn định mức cước. Điều này làm cho thế mạnh của từng ISP tăng đột biến.
Những dịch vụ ứng dụng trên Internet đã được các doanh nghiệp Internet quan tâm, các ISP, OSP bắt đầu đẩy mạnh da dạng hoá dịch vụ cung cấp cho cộng đồng. Cho đến thời điểm này danh sách các dịch vụ ứng dụng trên Internet của các doanh nghiệp Internet trở nên phong phú hơn, đối tượng tham gia khai thác Internet ở Việt Nam đa dạng hơn rất nhiều.
Chất lượng Internet được cải thiện rõ rệt ngoài lý do băng thông Internet quốc tế tăng mạnh; các dịch vụ ứng dụng trong nước như xem tin tiếng Việt, Video, Game online, … được áp dụng triệt để trên hệ thống này. Thực tế cho thấy, sức bùng nổ về dung lượng truy nhập Internet trong nước tăng nhanh qua hệ thống VNIX .
Theo Tổng cục Thống kê, tính đến hết tháng 10/2012, số thuê bao Internet cả nước ước tính đạt 4,3 triệu, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2011.
Lê Tuấn
Trong một thuật ngữ mới mẻ được miêu tả là "Thế giới phẳng" trong cuốn sách cùng tên của nhà văn Thomas Friedman, Internet được nhắc đến như một phương tiện gắn kết lại với nhau và có sức mạnh làm cân bằng lợi thế so sánh ở nhiều nơi trên thế giới.
Một trong những người có công đầu trong việc đưa Internet tại Việt Nam đó là Tiến sĩ Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn Thông.
Tiến sĩ Mai Liêm Trực cho hay, một ngày ông bỏ ra 3 tiếng đồng hồ để online |
Trong căn nhà gần Đài Truyền hình Việt Nam, ông Tiến sĩ những ngày này phải trò chuyện với khá nhiều người, bởi năm nay là năm kỉ niệm 15 năm Internet chính thức vào Việt Nam, mở ra một thời kì tri thức mới cho lịch sử nước nhà từ ngày 19/11/1997.
Mỗi khi nhắc lại việc vận động mở cửa Internet là một lần ông cảm thấy xúc động và may mắn vì đã quyết tâm đưa Việt Nam đến với Internet. Ông nói rằng, bây giờ người dân bình thường nhất bây giờ cũng có thể nối mạng.
Thật dễ dàng để bạn vào Internet bằng Laptop, Tablet hay Smartphone, nhưng để làm được điều này, một quãng thời gian khá dài đầy đắn đo đã được đưa ra.
Trong năm 1991, Tim Berners Lee ở Trung tâm nghiên cứu nguyên tử châu Âu phát minh ra World Wide Web (WWW) dựa theo một ý tưởng về siêu văn bản được Ted Nelson đưa ra từ năm 1985. Có thể nói đây là một cuộc cách mạng trên Internet vì người ta có thể truy cập, trao đổi thông tin một cách dễ dàng.
Việt Nam may mắn là thành viên của nhiều tổ chức viễn thông quốc tế, năm 1991 tại Hội nghị Thông tin thế giới tổ chức tại Mỹ, Tiến sĩ Mai Liêm Trực được tiếp cận với Internet và thư điện tử (email), lúc đó, Việt Nam mới chỉ có điện báo, điện thoại, fax.
Suốt một thời gian dài sau đó, Tổng cục phó Tổng cục Bưu điện lúc đó luôn trăn trở, học hỏi và tiếp xúc với nhiều đại diện khác nhau từ khắp nơi trên thế giới, trong những cuộc hội thảo, bên lề hội nghị... ông là người thông thạo 4 thứ tiếng nên có thể học hỏi ở nhiều nơi, thứ ông muốn tìm tòi, áp dụng chính là Internet.
Trong năm 1992 Viện Công nghệ thông tin (IOIT) tiến hành đường dây kết nối tại Việt Nam và Úc thông qua đường dây điện thoại, những bức email điện tử đầu tiên đã được gửi đi từ Việt Nam. Lúc này, Tiến sĩ Trực cũng những nhà khoa học công nghệ như Bạch Hưng Khang, Trần Bá Thái (IOIT) cũng trao đổi về việc làm sao để kết nối internet với toàn cầu.
Một trong những bức thư đầu tiên được chuyển từ lãnh đạo cấp cao Việt Nam, đó là email của Thủ tướng Võ Văn Kiệt gửi cho lãnh đạo Thụỵ Điển. Được sự ủng hộ của những người đứng đầu, các nhà khoa học, công nghệ vững tâm đưa Internet vào Việt Nam sớm nhất có thể.
Mặc dù, nhiều công nghệ tại Việt Nam luôn đi sau như điện thoại chậm 50 năm, truyền hình chậm 30 năm, nhưng có những so với thế giới và khu vực. Nhưng có hai thứ vào Việt Nam khá sớm đó là Internet và truyền hình số.
Khi đón nhận một điều quá mới mẻ như Internet, nhiều nhà lãnh đạo cấp cao cũng đặt ra nhiều vấn đề đáng lo ngại, tuy nhiên, những nhà vận động cho Internet đã thẳng thắn đặt vấn đề: "nếu Việt Nam không kết nối Internet thì không thể hội nhập".
|
Dần dần, những vướng mắc đã được gỡ bỏ, ngày 19/11/1997 lễ ấn nút mở cửa Internet diễn ra, Việt Nam có "cánh cửa thần kì" để giao lưu với cộng đồng quốc tế, thể hiện rằng đất nước của chúng ta đang thực sự hội nhập với năm châu.
Người có công với Internet ngày nào vẫn luôn được kính trọng, ông có một đời sống gia đình vô cùng vui vẻ ở tuổi của mình với "tài sản" lớn là con, cháu... hiện ông có 4 đứa cháu, đứa lớn 17 tuổi, 3 đứa nhỏ hơn là 12 tuổi, 8 tuổi và mới 3 tuổi nhưng thậm chí bé nhỏ nhất cũng đã biết sử dụng tính năng Facetime trên các thiết bị của Apple như iPhone, iPad.... để gọi về cho ông.
Mỗi ngày tiến sĩ vẫn online 3 tiếng, sử dụng email của Yahoo mà ông lập từ ngày xưa để trao đổi thông tin với thế giới bên ngoài. Ông là người mê đọc sách, phòng khách có rất nhiều sách nhưng ông hiện đọc nhiều hơn bằng sách điện tử, ông cũng nói lâu rồi ông không đọc báo giấy.
Tiến sĩ Mai Liêm Trực cho biết, đối với ông, Internet mới là công trình nhân tạo vĩ đại nhất của loài người.
Internet Việt Nam và những con số biết nói
Từ khi Internet tại Việt Nam chính thức đi vào hoạt động, đến nay chúng ta đã có hơn 7,5 triệu người sử dụng chiếm khoảng 9,1% dân số. Internet từ lúc chỉ là dịch vụ xa xỉ dành cho các cá nhân có thu nhập cao hay tổ chức kinh doanh thì nay Internet đã là dịch vụ phổ thông, thậm chí là thiết yếu ở một số nhóm đối tượng như sinh viên, doanh nghiệp.
Các hoạt động thương mại, kinh doanh, quản lý nhà nước, điều hành công việc đã và đang hoà nhập vào môi trường Internet.
Khi mới kết nối Internet, Việt Nam mới chỉ có kết nối đi Mỹ và Úc với băng thông nhỏ và mức dự phòng thấp. Cho đến tháng 5/2005, hạ tầng kết nối Internet Việt Nam với quốc tế đã phát triển đa hướng. Băng thông quốc tế đạt bình 0,95Kbps/thuê bao vào năm 2005.
Liên tục được nâng cấp, băng thông quốc tế vào năm 2012 có thể đạt tốc độ lên 65Mbps, tháng 1/2012 FBT Telecom nâng gấp đôi băng thông quốc tế một số gói dịch vụ từ 1,152 Kbps đến 3,072 Kbps cho khách hàng doanh nghiệp trên toàn quốc.
|
Các quyết định giảm cước truy cập sử dụng Internet của Bộ Bưu chính viễn thông ngang với các quốc gia trong khu vực, thậm chí có khung cước còn rẻ hơn; đồng thời cho phép các doanh nghiệp tự áp dụng quản lý và ấn định mức cước. Điều này làm cho thế mạnh của từng ISP tăng đột biến.
Những dịch vụ ứng dụng trên Internet đã được các doanh nghiệp Internet quan tâm, các ISP, OSP bắt đầu đẩy mạnh da dạng hoá dịch vụ cung cấp cho cộng đồng. Cho đến thời điểm này danh sách các dịch vụ ứng dụng trên Internet của các doanh nghiệp Internet trở nên phong phú hơn, đối tượng tham gia khai thác Internet ở Việt Nam đa dạng hơn rất nhiều.
Chất lượng Internet được cải thiện rõ rệt ngoài lý do băng thông Internet quốc tế tăng mạnh; các dịch vụ ứng dụng trong nước như xem tin tiếng Việt, Video, Game online, … được áp dụng triệt để trên hệ thống này. Thực tế cho thấy, sức bùng nổ về dung lượng truy nhập Internet trong nước tăng nhanh qua hệ thống VNIX .
Theo Tổng cục Thống kê, tính đến hết tháng 10/2012, số thuê bao Internet cả nước ước tính đạt 4,3 triệu, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2011.
Lê Tuấn
Bình luận