(VTC News) - Phải chăng người ta cho Hào Anh tiền mà quên dạy em cách sống để trở thành một con người tử tế, khiến em 'biến dạng' về nhân cách.
Trở về với gia đình từ địa ngục trần gian, bốn năm sau, Hào Anh là cái tên khiến dư luận bàng hoàng khi cậu bé từng được cả xã hội cưu mang và thương cảm lại biến dạng về nhân cách, chà đạp lên chính những lòng người bao dung.
Còn nhớ, khi còn là cậu bé 14 tuổi, Hào Anh đã dấy lên sự thương cảm của cả xã hội, khi chứng kiến những sự tra tấn dã man em phải chịu đựng từ vợ chồng chủ trại tôm giống vô nhân tính, nơi em làm thuê suốt 2 năm trời.
Em được giải thoát khỏi địa ngục ấy với gương mặt sứt sẹo, hàm răng không lành lặn, khắp người chằng chịt những dấu tích của bạo hành như thời trung cổ. Và nụ cười, méo mó trên gương mặt gần như bị biến dạng đến mức không nhận ra.
Lòng yêu thương của gia đình và cả bao người không quen biết đã đón em trở về, bù đắp cho những tháng ngày kinh hoàng đó bằng tình thương, bằng vật chất.
Nhiều người không quản lặn lội đường xa, đến cầm đôi bàn tay gầy guộc của cậu bé thân tàn ma dại vì sự độc ác của con người, mà rơi nước mắt. Số tiền hơn nửa tỷ đồng được quyên góp bằng những tấm lòng nhân ái, được chính quyền giữ gìn, để khi trưởng thành, em có một cuộc sống tốt đẹp hơn, hướng thiện hơn những gì em từng chịu đựng.
Bẵng đi, người ta quên mất một Hào Anh vẫn còn trong độ tuổi cắp sách tới trường nơi xóm nghèo đất mũi Cà Mau, với tâm hồn thương tổn, ký ức không lành lặn và số tiền lớn mà có lẽ trong đời em chưa từng nghĩ đến.
Hào Anh của tuổi 18 vung tay đập phá đồ đạc khi người khác trái ý, ngược đãi mẹ và cha dượng, chửi bới đến mức họ phải bỏ ra khỏi nhà khiến dư luận bàng hoàng.
Không ai còn nhận ra cậu bé run rẩy vì bạo hành và đau đớn được bế ra khỏi trại tôm giống ngày nào. Em giờ cao lớn, trưởng thành, gương mặt có chút gì đó bụi bặm, và đã biết cách tiêu đến đồng tiền cuối cùng số vật chất bao người chắt chiu cưu mang cách đây 4 năm, vào những thú đua đòi tốn kém.
Ai đã dậy Hào Anh sự 'biến dạng' về nhân cách? Em thoát ra khỏi những đau đớn và thay đổi cuộc sống bằng tình người, hà cớ gì lại hành xử ngược lại với tất cả những gì em từng được nhận?
Phải chăng người ta cho Hào Anh tiền, mà quên mất không đưa em tới trường, và dậy em cách sống để trở thành một con người tử tế? Hay xã hội đón em về mà không nhớ ra, phải thay đổi suy nghĩ của cậu bé từng chịu chấn động tâm lý nặng nề, rằng vợ chồng chủ trại tôm giống, chỉ là những kẻ man rợ còn sót lại giữa cuộc sống đầy lòng bao dung.
Phải chăng người ta quên làm những điều ấy, khiến Hào Anh tự cho mình cái quyền bù đắp những năm tháng từng bị ngược đãi, bằng một cuộc sống trác táng và ngược đãi lại ngay chính người từng mang nặng đẻ đau.
Hay đó chỉ là sự ngụy biện không hơn, bởi em nhận mình đã đủ trưởng thành để nhận số tiền rất lớn, vậy còn trưởng thành để báo hiếu và sống với đạo đức một người làm con, lẽ nào chưa đủ?
Hình ảnh người cha già bị các con vứt ra nằm co quắp ngoài vỉa hè Hà Nội cách đây chưa lâu, chẳng phải đã đủ xót xa cho sự bất hiếu đi lạc loài chuẩn chung của xã hội, không lẽ đến giờ, lại thêm một Hào Anh nhẫn tâm đánh đuổi bố mẹ ra khỏi nhà chỉ vì không đáp ứng những đòi hỏi tầm thường.
Hào Anh liệu đã nghe kể về người cha đã sống bao năm trong ống cống, nhặt nhạnh từng đồng từng xu bằng nghề bơm vá xe để con trai nuôi giấc mơ đại học, em đã nghe kể về người mẹ tự tử để con lấy tiền phúng viếng đó tiếp tục cắp sách tới trường? Đó không phải tình mẫu tử, phụ tử cao hơn tất thảy mà chính em từng được nhận từ mẹ cha mình?
Xã hội đã quên dạy Hào Anh điều gì, hay em tự đánh mất mình ở đoạn đời nào, để từ một người được thương cảm, trở thành một kẻ bị lên án.
Chính quyền gọi Hào Anh lên để nộp phạt 200 nghìn đồng về hành vi ngược đãi cha mẹ. Không nói đến việc số tiền quá nhỏ bé so với hơn 800 triệu đồng người ta đã cho em, mà những người từng rơi nước mắt vì cậu bé 14 tuổi năm nào sẽ đau đáu câu hỏi, sau 200 nghìn đồng ấy, ai dậy em cách sống để trở thành người tử tế, không đi vào vết xe đổ của chính mình.
An Yên
Trở về với gia đình từ địa ngục trần gian, bốn năm sau, Hào Anh là cái tên khiến dư luận bàng hoàng khi cậu bé từng được cả xã hội cưu mang và thương cảm lại biến dạng về nhân cách, chà đạp lên chính những lòng người bao dung.
Bao người rơi nước mắt khi nhìn những hình ảnh Hào Anh bị bạo hành năm 14 tuổi |
Em được giải thoát khỏi địa ngục ấy với gương mặt sứt sẹo, hàm răng không lành lặn, khắp người chằng chịt những dấu tích của bạo hành như thời trung cổ. Và nụ cười, méo mó trên gương mặt gần như bị biến dạng đến mức không nhận ra.
Lòng yêu thương của gia đình và cả bao người không quen biết đã đón em trở về, bù đắp cho những tháng ngày kinh hoàng đó bằng tình thương, bằng vật chất.
Nhiều người không quản lặn lội đường xa, đến cầm đôi bàn tay gầy guộc của cậu bé thân tàn ma dại vì sự độc ác của con người, mà rơi nước mắt. Số tiền hơn nửa tỷ đồng được quyên góp bằng những tấm lòng nhân ái, được chính quyền giữ gìn, để khi trưởng thành, em có một cuộc sống tốt đẹp hơn, hướng thiện hơn những gì em từng chịu đựng.
Bẵng đi, người ta quên mất một Hào Anh vẫn còn trong độ tuổi cắp sách tới trường nơi xóm nghèo đất mũi Cà Mau, với tâm hồn thương tổn, ký ức không lành lặn và số tiền lớn mà có lẽ trong đời em chưa từng nghĩ đến.
Em giờ cao lớn, trưởng thành, gương mặt có chút gì đó bụi bặm, và đã biết cách tiêu đến đồng tiền cuối cùng vào những thú đua đòi tốn kém. |
Không ai còn nhận ra cậu bé run rẩy vì bạo hành và đau đớn được bế ra khỏi trại tôm giống ngày nào. Em giờ cao lớn, trưởng thành, gương mặt có chút gì đó bụi bặm, và đã biết cách tiêu đến đồng tiền cuối cùng số vật chất bao người chắt chiu cưu mang cách đây 4 năm, vào những thú đua đòi tốn kém.
Ai đã dậy Hào Anh sự 'biến dạng' về nhân cách? Em thoát ra khỏi những đau đớn và thay đổi cuộc sống bằng tình người, hà cớ gì lại hành xử ngược lại với tất cả những gì em từng được nhận?
Phải chăng người ta cho Hào Anh tiền, mà quên mất không đưa em tới trường, và dậy em cách sống để trở thành một con người tử tế? Hay xã hội đón em về mà không nhớ ra, phải thay đổi suy nghĩ của cậu bé từng chịu chấn động tâm lý nặng nề, rằng vợ chồng chủ trại tôm giống, chỉ là những kẻ man rợ còn sót lại giữa cuộc sống đầy lòng bao dung.
Phải chăng người ta quên làm những điều ấy, khiến Hào Anh tự cho mình cái quyền bù đắp những năm tháng từng bị ngược đãi, bằng một cuộc sống trác táng và ngược đãi lại ngay chính người từng mang nặng đẻ đau.
Hay đó chỉ là sự ngụy biện không hơn, bởi em nhận mình đã đủ trưởng thành để nhận số tiền rất lớn, vậy còn trưởng thành để báo hiếu và sống với đạo đức một người làm con, lẽ nào chưa đủ?
Hình ảnh người cha già bị các con vứt ra nằm co quắp ngoài vỉa hè Hà Nội cách đây chưa lâu, chẳng phải đã đủ xót xa cho sự bất hiếu đi lạc loài chuẩn chung của xã hội, không lẽ đến giờ, lại thêm một Hào Anh nhẫn tâm đánh đuổi bố mẹ ra khỏi nhà chỉ vì không đáp ứng những đòi hỏi tầm thường.
Hào Anh liệu đã nghe kể về người cha đã sống bao năm trong ống cống, nhặt nhạnh từng đồng từng xu bằng nghề bơm vá xe để con trai nuôi giấc mơ đại học, em đã nghe kể về người mẹ tự tử để con lấy tiền phúng viếng đó tiếp tục cắp sách tới trường? Đó không phải tình mẫu tử, phụ tử cao hơn tất thảy mà chính em từng được nhận từ mẹ cha mình?
Xã hội đã quên dạy Hào Anh điều gì, hay em tự đánh mất mình ở đoạn đời nào, để từ một người được thương cảm, trở thành một kẻ bị lên án.
Chính quyền gọi Hào Anh lên để nộp phạt 200 nghìn đồng về hành vi ngược đãi cha mẹ. Không nói đến việc số tiền quá nhỏ bé so với hơn 800 triệu đồng người ta đã cho em, mà những người từng rơi nước mắt vì cậu bé 14 tuổi năm nào sẽ đau đáu câu hỏi, sau 200 nghìn đồng ấy, ai dậy em cách sống để trở thành người tử tế, không đi vào vết xe đổ của chính mình.
An Yên
Bình luận