Câu trả lời là có. Nhưng không phải những con sói hiện hình đêm trăng tròn, họ là những người hoàn toàn bình thường nhưng mang trong người căn bệnh hiểm ác mang tên “người sói”. Hội chứng “người sói” hay “ma sói” là một dạng bệnh lý hiếm gặp nhất thế giới với xác suất 1/1.000.000 người.
Hội chứng người sói là gì?
Hội chứng người sói hay còn gọi là Hypertrichosis với những biểu hiện điển hình như người nhiều lông, đen và rậm. Ngày nay, nguyên nhân gây ra chứng bệnh hiếm gặp Hypertrichosis đã được làm rõ. Đó là do sự phát triển bất thường của râu, tóc và các khu vực khác trên cơ thể con người.
Tuy nhiên, y học cuối thế kỷ XIX vẫn chưa lý giải được về nguyên nhân gây bệnh. Người ta cho rằng, đó là do sự lai tạo giữa người và động vật. Những trường hợp như vậy thường được gọi là “người sói”, bởi toàn bộ khuôn mặt, cổ, vai và lưng của họ đều mọc lông rất rậm.
Một số trường hợp mắc bệnh người sói
Bé gái người sói ở Thái Lan
Bé gái Supatra Sasuphan người Thái Lan được phát hiện mắc hội chứng người sói ngay sau khi chào đời. Các bác sĩ đã sử dụng phương pháp điều trị bằng tia laser để loại bỏ lông trên cơ thể Supatra khi em mới lên 2 tuổi. Tuy nhiên, các sợi lông sau đó lại mọc trở lại nhanh hơn và dày hơn.
Hội chứng này khiến lông mọc và phát triển rất dài hơn bình thường tại mặt, tai, tay chân và lưng khiến hình dạng của em có phần làm người khác hoảng sợ.
Gia đình người sói tại Mexico
Jesus Aceves cũng mắc phải căn bệnh bẩm sinh hiếm gặp “hội chứng người sói” này. Khoảng 30 người họ hàng của anh cũng bị gặp phải căn bệnh này.
Khi mắc căn bệnh, trên mặt tất cả người bệnh đều phủ một lớp lông khá là dày. Gia đình của Aceves sống tại vùng Tây bắc Mexico. Cũng giống như cô bé người Thái Lan, khi anh còn bé, anh thường bị bạn bè trêu chọc và đặt cho biệt danh “sói con”. Bất hạnh hơn, cả gia đình anh cũng bị cả làng xa lánh vì mắc phải căn bệnh này.
Cậu bé người sói ở Indonesia
Tại Indonesia, cậu bé Muhammad Raihan, 13 tuổi, sống tại ngôi làng Mamburung, tỉnh Bắc Kalimantan cũng mắc hội chứng người sói, toàn bộ cơ thể được bao phủ bởi một lớp lông đen dài. Sự khác thường này đã giúp Raihan được người dân trong làng tôn sùng như vị thần khỉ Hanuman của Đạo Hindu và xem như một món quà của Thượng đế.
Nguyên nhân hội chứng người sói
Theo các nhà khoa học, nguyên nhân gây ra hội chứng người sói có thể là do yếu tố di truyền về gen, gây đột biến nhiễm sắc thể. Còn những người sinh ra bình thường, nhưng trong quá trình lớn lên bị hội chứng người sói thì có thể là do mắc bệnh ung thư, rối loạn tiêu hóa làm mất cân bằng nội tiết tố hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc nhất định.
Hội chứng này khiến người bệnh chịu sự kỳ thị nặng nề về vẻ ngoài dị thường. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra cách chữa trị dứt điểm hội chứng người sói. Để hòa nhập, những người bệnh mắc hội chứng người sói thường xuyên phải tẩy và cạo lông dẫn đến dễ bị viêm hoặc hình thành sẹo. Ngoài ra, có thể sử dụng tia laser cũng là một cách hiệu quả khắc phục hội chứng này.
Bình luận