(VTC News) - Ông Lâm nói chưa dứt lời, ba thằng cao to lực lưỡng vác kiếm vọt lên nhằm thẳng đầu ông Lâm chém.
Kỳ 3: Cuộc chiến ngoài biên ải
Những ngày làm việc cửu vạn, phá dỡ máy móc cũ nát ở Trung Quốc vô cùng vất vả. Dù ung thư phổi giai đoạn cuối, máu ộc ra đằng miệng sau mỗi cơn ho, nhưng ông Trần Ngọc Lâm vẫn không gục ngã.
Phía bên kia cửa khẩu Mường Khương có thị trấn Vân Sơn, nơi tập trung khá nhiều lao động tự do người Việt Nam. Người Trung Quốc dựng một dãy lán tạm cho lao động nghèo thuê. Mỗi căn phòng độ 7m2, nhưng có đến chục người nằm giữa cái nóng như đổ lửa.
Tại khu vực đó có Lìu Cắm Xìn (Lưu Vàng Tốt), là một tay hảo hán, nổi tiếng võ nghệ cao cường. Hắn có một đám đàn em, toàn đầu trọc, xăm trổ đầy mình, dao búa lăm lăm trong tay. Băng nhóm này sống bằng trò bảo kê, cướp bóc ở các bến bãi.
Tuy nhiên, chúng chủ yếu chỉ bóc lột đám lao động người Việt mà thôi. Anh em lao động ở khu vực này đều phải nộp tiền "bảo kê" đều đặn cho chúng hàng tháng, nhưng không những chúng không bảo vệ được gì mà thỉnh thoảng lại còn cướp thêm của anh em.
Một đêm, có tên đầu trâu mặt ngựa đập cửa gọi ông Lâm ra. Hắn đề nghị phải "nộp thuế" 30% thu nhập hàng tháng. Ông Lâm chửi cho tên này một trận rồi đóng cửa không tiếp. Tên này hậm hực bỏ đi.
Anh em người Việt cùng phòng và trong xóm trọ thấy cảnh ấy sợ rúm ró. Mấy người khẳng định, muộn nhất là ngày mai chúng mang dao kiếm đến lấy mạng ông Lâm.
Mấy anh em trọ cùng khuyên ông Lâm trốn về Việt Nam không được bèn cuốn chiếu sang phòng khác ngủ, kẻo mang vạ vào thân.
Nghe tiếng bọn đầu gấu này cũng ghê, ông lại một thân xứ người, nhưng nếu sợ chúng trốn về thì lấy đâu ra việc làm kiếm tiền nuôi vợ con. Hơn nữa, ông cũng chẳng sống được bao nhiêu nữa, nên có chết dưới đao kiếm thì cũng coi như sự giải thoát, đỡ phải sống cảnh đợi cái chết từ từ.
Sớm hôm sau bọn chúng kéo đến thật. Ba thằng đệ tử ôm ba thanh kiếm trong tay, còn Lìu Cắm Xìn tay không. Ba thằng xếp hàng ngang phía sau, Lìu Cắm Xìn bước lên trước gọi lớn: "Thằng tháo dỡ ô tô đâu rồi?".
Đám lao động Việt Nam ở khu nhà trọ sợ hãi đóng chặt cửa, không ai dám lên tiếng. Ông Trần Ngọc Lâm mở cửa bước ra ngoài nói: “Tao chính là thằng tháo dỡ ô tô đây".
Lìu Cắm Xìn cười hô hố, nói giọng châm chọc: "Mày gầy còm như cây sậy thế kia mà dám ngang bướng à? Sao mày không nộp thuế?". Ông Lâm không chút sợ sệt: "Tao nộp thuế cho chính quyền rồi, cớ gì phải nộp nữa cho chúng mày?".
Ông Lâm nói chưa dứt lời, ba thằng cao to lực lưỡng vác kiếm vọt lên nhằm thẳng đầu ông Lâm chém tới tấp.
Hồi ở bộ đội, ông Lâm từng là lính đặc công, chịu khó tập luyện nên võ nghệ tinh thông. Chỉ trong chớp mắt cả 3 tên đều văng mất kiếm. Thằng gãy xương quai xanh, thằng trẹo cánh tay, thằng gãy xương sườn. Thằng gục tại chỗ, thằng bò lê bò càng, kiếm một đằng, người một nẻo.
Lìu Cắm Xìn nhanh như chớp vồ chiếc xà beng phóng thẳng vào mạng sườn ông Lâm. Cú phóng đó làm ông gãy xương sườn. Hắn đã nắm được những đòn hiểm của ông Lâm nên biết cách né tránh.
Quần nhau một hồi, hắn khoe sức mạnh bằng cách nhấc bổng ông Lâm lên trời và lấy đà ném thẳng xuống đất. Ai cũng tưởng ông Lâm không vỡ đầu cũng gãy sống lưng, nhưng ông lại thấy đây là dịp may hiếm có để hạ đo ván Cắm Xìn.
Nhanh như chớp, một tay ông bóp vào quai hàm, một tay nắm chặt tóc hắn ném ra xa. Lìu Cắm Xìn ngã lăn quay đơ, máu ộc ra miệng. Mọi người đều tin rằng Cắm Xìn đã chết.
Thấy vậy, ông Lâm liền nhảy lên một chiếc xe IFA thu mua phế liệu của người Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) trở về Mường Khương.
Anh em bộ đội biên phòng thấy ông thương tích đầy mình nên đưa về đồn băng bó, chữa trị, nhưng ông nhất định không vào vì sợ ảnh hưởng đến anh em ở đó.
Ông biết xương sườn chỉ cần nắn vào sẽ tự liền nên ông tự nắn xương cho mình rồi vào nhà một người bạn tên là Tấn ở Mường Khương nằm cố định suốt một tháng trời trên giường.
Vừa đi lại được, ông về ngay Lào Cai tìm công ăn việc làm. Ai thuê cái gì ông cũng làm, từ chạy xe ôm, bốc vác thuê, sửa chữa thuê ô tô, xe máy, công nông cho các hiệu sửa xe.
Một ngày, có 4 thanh niên Trung Quốc tìm đến tận nhà ông và giới thiệu là người của Lìu Cắm Xìn. Ông Lâm cười bảo: "Ở Trung Quốc tao còn chẳng sợ chúng mày, vậy ở đây thì có gì tao phải sợ?".
Mấy thanh niên bảo: "Không phải chúng tôi sang đây đánh nhau mà chuyển lời của ông chủ đến ông? Ông vừa bệnh tật, ốm yếu mà lại dám chống lại cả mấy người khỏe mạnh nên ông ấy rất kính phục và mong mỏi được gặp ông".
Tất nhiên ông chẳng tin được miệng lưỡi của chúng nên không nhận lời. Một thời gian sau lại thấy chúng kéo sang, mang theo cả tiền lẫn quà cáp.
Chúng bảo: "Nếu là người anh hùng thì ông nên sang. Nếu chúng tôi muốn giết ông thì có nhiều cách chứ sao phải mời chào kính cẩn thế này".
Thấy bọn này nói cũng phải nên ông Lâm theo chúng sang Trung Quốc. Lìu Cắm Xìn đẩy xe lăn ra tiếp.
Sau trận đánh thập tử nhất sinh với ông Lâm, Lìu Cắm Xìn phải ngồi xe lăn cả đời. Cả 3 thằng bị đánh gãy xương quai xanh cũng ốm yếu vàng vọt, không còn sử dụng được võ nghệ nữa.
Lìu Cắm Xìn bảo: "Giới giang hồ muốn sống được phải cưỡi lên đầu người khác, nhưng nếu không được thì phải chấp nhận không ân hận".
Gã phục khí khái anh hùng của ông Lâm. Cắm Xìn hỏi tuổi và xin nhận ông Lâm làm anh.
Còn tiếp…
Hoàng Hà
Kỳ 3: Cuộc chiến ngoài biên ải
Những ngày làm việc cửu vạn, phá dỡ máy móc cũ nát ở Trung Quốc vô cùng vất vả. Dù ung thư phổi giai đoạn cuối, máu ộc ra đằng miệng sau mỗi cơn ho, nhưng ông Trần Ngọc Lâm vẫn không gục ngã.
Phía bên kia cửa khẩu Mường Khương có thị trấn Vân Sơn, nơi tập trung khá nhiều lao động tự do người Việt Nam. Người Trung Quốc dựng một dãy lán tạm cho lao động nghèo thuê. Mỗi căn phòng độ 7m2, nhưng có đến chục người nằm giữa cái nóng như đổ lửa.
Ông Lâm chặt trúc dựng lều trên độ cao 3.000m |
Tại khu vực đó có Lìu Cắm Xìn (Lưu Vàng Tốt), là một tay hảo hán, nổi tiếng võ nghệ cao cường. Hắn có một đám đàn em, toàn đầu trọc, xăm trổ đầy mình, dao búa lăm lăm trong tay. Băng nhóm này sống bằng trò bảo kê, cướp bóc ở các bến bãi.
Tuy nhiên, chúng chủ yếu chỉ bóc lột đám lao động người Việt mà thôi. Anh em lao động ở khu vực này đều phải nộp tiền "bảo kê" đều đặn cho chúng hàng tháng, nhưng không những chúng không bảo vệ được gì mà thỉnh thoảng lại còn cướp thêm của anh em.
Một đêm, có tên đầu trâu mặt ngựa đập cửa gọi ông Lâm ra. Hắn đề nghị phải "nộp thuế" 30% thu nhập hàng tháng. Ông Lâm chửi cho tên này một trận rồi đóng cửa không tiếp. Tên này hậm hực bỏ đi.
Anh em người Việt cùng phòng và trong xóm trọ thấy cảnh ấy sợ rúm ró. Mấy người khẳng định, muộn nhất là ngày mai chúng mang dao kiếm đến lấy mạng ông Lâm.
Mấy anh em trọ cùng khuyên ông Lâm trốn về Việt Nam không được bèn cuốn chiếu sang phòng khác ngủ, kẻo mang vạ vào thân.
Nghe tiếng bọn đầu gấu này cũng ghê, ông lại một thân xứ người, nhưng nếu sợ chúng trốn về thì lấy đâu ra việc làm kiếm tiền nuôi vợ con. Hơn nữa, ông cũng chẳng sống được bao nhiêu nữa, nên có chết dưới đao kiếm thì cũng coi như sự giải thoát, đỡ phải sống cảnh đợi cái chết từ từ.
Sớm hôm sau bọn chúng kéo đến thật. Ba thằng đệ tử ôm ba thanh kiếm trong tay, còn Lìu Cắm Xìn tay không. Ba thằng xếp hàng ngang phía sau, Lìu Cắm Xìn bước lên trước gọi lớn: "Thằng tháo dỡ ô tô đâu rồi?".
Đám lao động Việt Nam ở khu nhà trọ sợ hãi đóng chặt cửa, không ai dám lên tiếng. Ông Trần Ngọc Lâm mở cửa bước ra ngoài nói: “Tao chính là thằng tháo dỡ ô tô đây".
Đựng nước bằng trúc |
Lìu Cắm Xìn cười hô hố, nói giọng châm chọc: "Mày gầy còm như cây sậy thế kia mà dám ngang bướng à? Sao mày không nộp thuế?". Ông Lâm không chút sợ sệt: "Tao nộp thuế cho chính quyền rồi, cớ gì phải nộp nữa cho chúng mày?".
Ông Lâm nói chưa dứt lời, ba thằng cao to lực lưỡng vác kiếm vọt lên nhằm thẳng đầu ông Lâm chém tới tấp.
Hồi ở bộ đội, ông Lâm từng là lính đặc công, chịu khó tập luyện nên võ nghệ tinh thông. Chỉ trong chớp mắt cả 3 tên đều văng mất kiếm. Thằng gãy xương quai xanh, thằng trẹo cánh tay, thằng gãy xương sườn. Thằng gục tại chỗ, thằng bò lê bò càng, kiếm một đằng, người một nẻo.
Quần nhau một hồi, hắn khoe sức mạnh bằng cách nhấc bổng ông Lâm lên trời và lấy đà ném thẳng xuống đất. Ai cũng tưởng ông Lâm không vỡ đầu cũng gãy sống lưng, nhưng ông lại thấy đây là dịp may hiếm có để hạ đo ván Cắm Xìn.
Nhanh như chớp, một tay ông bóp vào quai hàm, một tay nắm chặt tóc hắn ném ra xa. Lìu Cắm Xìn ngã lăn quay đơ, máu ộc ra miệng. Mọi người đều tin rằng Cắm Xìn đã chết.
Thấy vậy, ông Lâm liền nhảy lên một chiếc xe IFA thu mua phế liệu của người Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) trở về Mường Khương.
Anh em bộ đội biên phòng thấy ông thương tích đầy mình nên đưa về đồn băng bó, chữa trị, nhưng ông nhất định không vào vì sợ ảnh hưởng đến anh em ở đó.
Ông biết xương sườn chỉ cần nắn vào sẽ tự liền nên ông tự nắn xương cho mình rồi vào nhà một người bạn tên là Tấn ở Mường Khương nằm cố định suốt một tháng trời trên giường.
Vừa đi lại được, ông về ngay Lào Cai tìm công ăn việc làm. Ai thuê cái gì ông cũng làm, từ chạy xe ôm, bốc vác thuê, sửa chữa thuê ô tô, xe máy, công nông cho các hiệu sửa xe.
Một ngày, có 4 thanh niên Trung Quốc tìm đến tận nhà ông và giới thiệu là người của Lìu Cắm Xìn. Ông Lâm cười bảo: "Ở Trung Quốc tao còn chẳng sợ chúng mày, vậy ở đây thì có gì tao phải sợ?".
Mấy thanh niên bảo: "Không phải chúng tôi sang đây đánh nhau mà chuyển lời của ông chủ đến ông? Ông vừa bệnh tật, ốm yếu mà lại dám chống lại cả mấy người khỏe mạnh nên ông ấy rất kính phục và mong mỏi được gặp ông".
Tất nhiên ông chẳng tin được miệng lưỡi của chúng nên không nhận lời. Một thời gian sau lại thấy chúng kéo sang, mang theo cả tiền lẫn quà cáp.
Ông Lâm có thể nhóm lửa trong mọi hoàn cảnh, kể cả trời mưa |
Nấu nước bằng trúc |
Chúng bảo: "Nếu là người anh hùng thì ông nên sang. Nếu chúng tôi muốn giết ông thì có nhiều cách chứ sao phải mời chào kính cẩn thế này".
Thấy bọn này nói cũng phải nên ông Lâm theo chúng sang Trung Quốc. Lìu Cắm Xìn đẩy xe lăn ra tiếp.
Sau trận đánh thập tử nhất sinh với ông Lâm, Lìu Cắm Xìn phải ngồi xe lăn cả đời. Cả 3 thằng bị đánh gãy xương quai xanh cũng ốm yếu vàng vọt, không còn sử dụng được võ nghệ nữa.
Lìu Cắm Xìn bảo: "Giới giang hồ muốn sống được phải cưỡi lên đầu người khác, nhưng nếu không được thì phải chấp nhận không ân hận".
Gã phục khí khái anh hùng của ông Lâm. Cắm Xìn hỏi tuổi và xin nhận ông Lâm làm anh.
Còn tiếp…
Hoàng Hà
Bình luận