(VTC News) – Luật sư Nguyễn Thế Truyền cho rằng ông Lê Đình Vinh có thể khiếu nại Bộ Tư pháp về quyết định bổ nhiệm hiệu trưởng ĐH Luật đối với ông Lê Tiến Châu.
Vừa qua, việc Bộ Tư pháp bổ nhiệm ông Lê Tiến Châu - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Tư pháp) làm Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội đã khiến dư luận rất bất ngờ.
Ngày 15/1 Bộ Tư pháp có thông cáo báo chí cho biết đã quyết định tạm dừng việc bổ nhiệm ông Lê Đình Vinh - người đã trúng tuyển Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội cho đến khi Đề án thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng của Ban Cán sự Đảng Chính phủ được ban hành sẽ xem xét tiếp.
Tuy nhiên, ngày 16/1 Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ công bố quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội đối với ông Lê Tiến Châu - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Tư pháp).
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Trung Tụng trao quyết định bổ nhiệm cho ông Lê Tiến Châu (trái) (Ảnh: Bộ Tư pháp) |
Qua theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng, ông Truyền cho rằng Bộ Tư pháp vẫn chưa chính thức hủy kết quả thi tuyển chức danh Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội vào tháng 9/2015.
Vì vậy, việc bổ nhiệm hiệu trưởng ĐH Luật Hà Nội mới nhưng không giải thích rõ ràng cũng khiến dư luận băn khoăn. Ông Truyền cho rằng, Bộ Tư pháp nên sớm có giải thích rõ ràng về quyết định vừa qua.
Vì vậy, việc bổ nhiệm hiệu trưởng ĐH Luật Hà Nội mới nhưng không giải thích rõ ràng cũng khiến dư luận băn khoăn. Ông Truyền cho rằng, Bộ Tư pháp nên sớm có giải thích rõ ràng về quyết định vừa qua.
Bên cạnh đó, luật sư Truyền cũng băn khoăn về tính pháp lý của Đề án tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo cấp Vụ của Bộ Tư pháp xây dựng.
Ông Truyền cho rằng TS Lê Đình Vinh cũng là một tiến sĩ luật nên cũng quá hiểu phải đủ các tiêu chuẩn theo yêu cầu của đề án mới tham gia ứng tuyển.
Trước đó, trao đổi trên báo chí, TS Lê Đình Vinh cho biết Đề án thi tuyển lãnh đạo cấp vụ của Bộ Tư pháp được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp từ tháng 4/2015 và thời điểm đó có rất nhiều báo phản ánh, đưa tin nên đã biết được thông tin về kỳ thi.
Ông Vinh cũng rất quan tâm tới vị trí Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội, bởi đã từng tốt nghiệp từ chính ngôi trường này và có 13 năm công tác ở đây.
“Tôi thấy mục đích kỳ thi là rất tốt đẹp, thể hiện tinh thần đổi mới trong công tác tuyển dụng nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức của ngành Tư pháp. Sau khi nghiên cứu các tiêu chuẩn, điều kiện của thí sinh, tôi thấy mình hoàn toàn phù hợp nên đã đăng ký tham dự kỳ thi. Tôi hoàn toàn đáp ứng tất cả tiêu chí với vị trí Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội. Điều đó thể hiện qua việc tôi đã chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, nộp cho Bộ Tư pháp”, TS Lê Đình Vinh chia sẻ.
Ông Truyền cho rằng TS Lê Đình Vinh cũng là một tiến sĩ luật nên cũng quá hiểu phải đủ các tiêu chuẩn theo yêu cầu của đề án mới tham gia ứng tuyển.
Trước đó, trao đổi trên báo chí, TS Lê Đình Vinh cho biết Đề án thi tuyển lãnh đạo cấp vụ của Bộ Tư pháp được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp từ tháng 4/2015 và thời điểm đó có rất nhiều báo phản ánh, đưa tin nên đã biết được thông tin về kỳ thi.
Ông Vinh cũng rất quan tâm tới vị trí Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội, bởi đã từng tốt nghiệp từ chính ngôi trường này và có 13 năm công tác ở đây.
“Tôi thấy mục đích kỳ thi là rất tốt đẹp, thể hiện tinh thần đổi mới trong công tác tuyển dụng nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức của ngành Tư pháp. Sau khi nghiên cứu các tiêu chuẩn, điều kiện của thí sinh, tôi thấy mình hoàn toàn phù hợp nên đã đăng ký tham dự kỳ thi. Tôi hoàn toàn đáp ứng tất cả tiêu chí với vị trí Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội. Điều đó thể hiện qua việc tôi đã chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, nộp cho Bộ Tư pháp”, TS Lê Đình Vinh chia sẻ.
TS Lê Đình Vinh |
Bình luận về sự việc này, luật sư Nguyễn Thế truyền cho rằng ông Lê Đình Vinh hoàn toàn có thể khiếu nại Bộ Tư pháp đòi hỏi phải làm rõ vì sao không được công nhận hiệu trưởng ĐH Luật Hà Nội. Bên cạnh đó, ông Vinh cũng có thể yêu cầu Bộ Tư pháp giải thích thỏa đáng về trách nhiệm của các cá nhân liên quan trong vụ việc này.
Trong khi đó, nhiều luật sư cũng đang đặt ra hàng loạt câu hỏi mà Bộ Tư pháp phải sớm trả lời rõ ràng như Đề án thi tuyển lãnh đạo cấp Vụ của Bộ Tư pháp có đầy đủ tính pháp lý hay không và trách nhiệm thuộc về ai nếu ông Vinh không được công nhận hiệu trưởng ĐH Luật Hà Nội.
Ngày 18/1, trao đổi với VTC News, TS Lê Đình Vinh cho biết tạm thời chưa có bình luận về việc liên quan đến bản thân ông. Tuy nhiên, ông Vinh sẽ nghiên cứu và có cách ứng xử phù hợp trong thời gian tới.
Trước đó, trong kỳ thi tuyển lãnh đạo cấp Vụ của Bộ Tư pháp được tổ chức vào đầu tháng 9/2015 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường làm Chủ tịch Hội đồng thi. Vị trí Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội có 4 ứng viên đủ điều kiện đăng ký dự thi gồm ông Lê Đình Vinh – Giám đốc Công ty Luật Vietthink, ông Hoàng Xuân Châu - Trưởng phòng Hành chính Tổng hợp Trường Đại học Luật Hà Nội, ông Bùi Xuân Hải - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Luật TPHCM và bà Trần Kim Liễu - Phó trưởng phòng Hành chính tổng hợp Trường Đại học Luật Hà Nội.
Đầu tháng 9/2015, Bộ Tư pháp đã có thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc 3 ứng viên trúng tuyển trong kỳ thi lãnh đạo cấp vụ của Bộ Tư pháp năm 2015 gồm: Ông Lê Đình Vinh trúng tuyển Hiệu trưởng ĐH Luật Hà Nội, ông Đồng Ngọc Ba trúng tuyển vào chức danh Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và bà Trần Thu Hường trúng tuyển chức danh Phó vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế.
Tuy nhiên sau đó Bộ Tư pháp chỉ trao quyết định bổ nhiệm cho ông Đồng Ngọc Ba và bà Trần Thu Hường. Riêng quyết định bổ nhiệm của luật sư Lê Đình Vinh bị tạm dừng.
Ngay sau khi có thông báo rộng rãi về việc tạm dừng bổ nhiệm luật sư Lê Đình Vinh - người đã dự thi và trúng tuyển Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội, Bộ Tư pháp đã tổ chức buổi lễ trao quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội cho ông Lê Tiến Châu - Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ (Bộ Tư pháp) vào ngày 16/1.
Quyết định này của Bộ Tư pháp đã khiến dư luận rất bất ngờ khi theo dõi thông tin về vụ việc.
Phạm Thịnh
Bình luận