Ở đời có lẽ lão khổ nhất trong những người khốn khổ: mang khuôn mặt “quỷ” do bị bệnh chàm sài, gắn bó phần lớn đời mình với nghề ăn xin thiên hạ…
Vì hình hài "mặt quỷ", chỉ còn nước xin ăn
Mỗi người sinh ra đều có những định mệnh. Có những người sinh ra đã được đặt trong nhung lụa, giàu sang. Nhưng nhiều người sinh ra đã gắn liền với số phận nghèo khổ, cùng cực đến cuối đời.
Trong muôn vàn những hoàn cảnh khó khăn ấy, hoàn cảnh lão ông Đỗ Văn Luyện (SN 1957, trú tại thôn Cổ Đẳng (xã Đồng Tiến, Quỳnh Phụ, Thái Bình) có lẽ là khổ nhất trong những người cùng khổ, đáy cùng nhất trong những số phận đáy cùng của xã hội.
Cuộc đời lão sinh ra đã gắn với nhiều sự bất hạnh, bị mắc bệnh chàm sài từ nhỏ, khối u to lớn ngay trên mặt khiến khuôn mặt lão như “mặt quỷ” mà suốt đời lão phải sống chung với sự kỳ thị của người đời. Đã thế, số phận lại đặt lão sinh ra trong hoàn cảnh nghèo khó cùng cực, sức khỏe yếu, bị kì thị, lão phải gắn mình cả đời với cái nghề cực chẳng đã “ăn xin thiên hạ”, nương nhờ những tấm lòng hảo tâm trong xã hội.
Tìm về nhà người đàn ông mà thiên hạ đặt biệt danh “lão mặt quỷ” Đỗ Văn Luyện, tôi may mắn được gặp lão do hôm ấy lão không thể đi ăn xin do trời nóng, sức khỏe yếu. Tiếp chuyện với tôi, lão kể về cuộc đời mình một cách khó khăn do gương mặt lão bị những khối u lấp đầy, kéo gò má lão vẹo sang một bên, mũi lão to dài ra như mũi voi.
Nói về cuộc đời mình, lão luôn miệng nói đến từ khổ. Ai sinh ra cũng đều khổ nhưng với lão khổ thành truyền kiếp, thành định mệnh. Lão khổ cả lúc tâm sự về nỗi khổ cuộc đời lão với tôi khi mà khối u nặng nề nằm ở hai bờ môi khiến đôi môi lão dày lên hàng chục cm.
“Tôi sinh ra đã mắc bệnh chàm bẩm sinh, sau đó, những cục thịt xuất hiện, những khối u cứ thế kéo nhau phát triển lấp kín đầy khuôn mặt từ khi 17 tuổi. Nhà tôi lại nghèo, cơm chẳng có mà ăn nói gì đến chữa bệnh. Mà bệnh chàm sài này thì chỉ có xác định sống chung với nó chứ ai chữa khỏi được. Lúc nào mặt tôi cũng như đeo một bao xi măng, nặng và khó chịu lắm. Khổ nhất là khi ăn uống, tôi đều phải dùng tay vén khối u, rồi nghiêng người để đưa thức ăn vào miệng”, lão tâm sự.
Trái ngược với khuôn mặt “khổng lồ” sần sùi do u khối, thân hình lão còm nhom chỉ có 40 kg. Lão bảo rằng, ăn bao nhiêu đi chăng nữa thì chất dinh dưỡng nuôi hết khối u rồi, nên lúc nào người lão cũng thấy mệt mỏi do thiếu chất. Mà lão còn mắc bệnh viêm loét dạ dày, bụng đau âm ỉ cả ngày nhưng không dám nhập viện hay mua thuốc để điều trị.
Không chỉ khổ vì phải mang vác khối u vài kg trên mặt, lão còn phải sống trong cảnh đàm tiếu, kỳ thị của người đời. Lão cho biết, hồi khối u bắt đầu lớn nhiều người nhìn lão đều khiếp sợ. Lão cố nhếch đôi môi dày cộp lên cười: “Đến tôi còn không dám soi gương thì thiên hạ ai cũng khiếp sợ khi thấy mặt tôi là lẽ thường tình, quen rồi”.
Nói đến đây, lão cố ngước một mắt còn nhìn thấy do chưa bị khối u lấp nhìn tôi rất lâu. Rồi lão lại trải lòng: “Cũng vì bị kỳ thị và sức khỏe yếu nên tôi quyết định rời làng đi lang thang xin ăn để sinh sống qua ngày. Ở đời nhiều người xấu miệng nói rằng chắc tại kiếp trước tôi sống ác nên bây giờ mới bị trời hành. Đến giờ, nhiều người nhìn tôi vẫn còn khiếp sợ, đến nỗi tôi khôngdám xin ngủ nhờ nhà ai khi đi lang thang các tỉnh để xin ăn".
Hàng chục năm gắn với việc xin ăn để sống, lão đã đi biết bao nhiêu tỉnh thành từ Móng Cái, Nghệ An, Đà Nẵng, Sài Gòn trong tình trạng “tối đâu là nhà, ngã đâu là giường”.
“Ban ngày tôi xin đi nhờ xe đến các tỉnh, sau đó đi bộ đi xin ăn. Khi đêm xuống, tôi tìm đến vỉa hè quán chợ để ngủ. Mùa đông lạnh giá rét căm, tôi phải lấy áo mưa để sưởi ấm và chống muỗi đốt. Số tiền thiên hạ giúp đỡ không được tiêu, mà tôi tích lại, chắt bóp để mang về nuôi người vợ tật nguyền”, lão cho hay.
Chuyện tình cảm động với người vợ tật nguyền
Trong căn nhà cấp bốn cũ kỹ lụp xụp, cùng chồng ngồi tiếp chuyện với tôi, bà Nguyễn Thị Chỉ luôn nhìn chồng với ánh mắt đầy yêu thương. Bà bảo “tôi lấy ông Luyện cũng là do duyên số. Bản thân tôi cũng bị tật nguyền, sức khỏe yếu không làm ăn gì được nhưng khi gặp ông ấy cách đây mấy chục năm, dù bị phản đối nhưng lại có duyên phận, chúng tôi quyết định đến với nhau. Tôi thương ông ấy nhiều lắm nhưng lại không giúp gì được cho chồng”.
Kể về chuyện lấy được vợ hiền, lão đắc chí lắm. Theo lời lão Luyện, hồi đó do mang gương mặt khác người nên lão không cưới được vợ . “Duyên phận đến khi tôi đi ăn xin qua xã Đông Phương, Đông Hưng, Thái Bình, tôi gặp bà Nguyễn Thị Chỉ, một người phụ nữ tàn tật, hai chân què quặt, đi lại rất khó khăn.
Lúc đó hai số phận cùng hoàn cảnh gặp nhau, rồi nên duyên vợ chồng. Khi gặp bà ấy tôi thương bà ấy vì hoàn cảnh, bà ấy cũng thương tôi nên gia đình tôi phản đối kịch liệt tôi vẫn lấy bà ấy làm vợ. Cuộc sống hai vợ chồng từ lúc lấy nhau luôn trong cảnh túng quẫn do bà ấy bị tật nguyền không làm ăn gì được, còn tôi chỉ có nghề duy nhất là ăn xin thiên hạ do sức khỏe yếu”, ông Luyện tâm sự.
“Hai vợ chồng tôi sinh được 2 người con, vất vả đủ đường, đến nay chúng cũng trưởng thành nhưng ai cũng nghèo nên không giúp được gì cho bố mẹ, thành ra chúng tôi vẫn phải sống nhờ thiên hạ. Vui nhất là khi đi ăn xin về, vợ tôi biết chồng khổ nên chăm sóc chồng chu đáo, các cháu nội ngoại cũng quây quần, đó là niềm vui mà không phải gia đình nào cũng có được”, lão Luyện tự hào.
Mơ ước được cắt bỏ khối u
Tâm sự với tôi, lão cho biết mình muốn bỏ nghề ăn xin thiên hạ. Nhưng giờ bỏ nghề này, lão không biết lấy tiền đâu để chăm sóc vợ tật nguyền và để chữa bệnh viêm loét dạ dày của lão.
“Bây giờ gần 60 tuổi rồi, sức khỏe tôi cũng đã yếu. Tôi cũng muốn được như mọi người, ở nhà quây quần bên vợ con nhưng hoàn cảnh gia đình tôi thế này nếu không đi nhờ thiên hạ, vợ chồng già chúng tôi sẽ ra sao. Đến ăn còn chả đủ huống hồ là nghĩ đến chuyện chữa bệnh.
Hai vợ chồng có mấy sào ruộng nhưng sức khỏe yếu nên cho người ta thuê cấy, số thóc họ trả cũng chỉ đủ ăn vài tháng. Chính quyền xã cũng có chế độ tật nguyền cho tôi được 180.000 đồng/tháng nhưng số tiền ấy không đủ thuốc men của tôi. Vợ tôi cũng hay bệnh tật, ở đời chả ai muốn lấy xin ăn làm nghiệp nhưng số tôi đã khổ rồi có lẽ mãi sẽ khổ như thế”, lão Luyện nhìn xa xăm.
Có lẽ đối với người đàn ông mặt quỷ này, cuộc đời này chỉ mong sao có một phép màu nào đó để những khối u trên khuôn mặt dị dạng của ông được cắt bỏ, để ông được mang khuôn mặt của một con người, được thở bình thường, được một đêm ngủ ngon giấc, có thể bưng bát cơm ăn ngon lành như bao người khác.
"Nếu một ngày gần nhất, không có tiền phẫu thuật, khối u sẽ bịt kín đường thở, không thở được, tôi sẽ phải chết, bỏ lại người vợ tàn tật, đang rất cần tôi để nương tựa đến hết cuộc đời”, lão Luyện trải lòng.
Mọi sự giúp đỡ của bạn đọc xin vui lòng gửi về địa chỉ:
Ông Đỗ Văn Luyên (SN 1957, trú tại thôn Cổ Đẳng (xã Đồng Tiến, Quỳnh Phụ, Thái Bình).
» Xót lòng hình ảnh em bé có 2 mặt
» Khuôn mặt dị dạng được cứu nhờ lòng nhân hậu
» Cảm thương cô gái không thể lớn, mặt biến dạng
» "Người ta nhìn thấy tôi thì hét lên rồi bỏ chạy"
Hải Ninh/Kienthuc
Vì hình hài "mặt quỷ", chỉ còn nước xin ăn
Mỗi người sinh ra đều có những định mệnh. Có những người sinh ra đã được đặt trong nhung lụa, giàu sang. Nhưng nhiều người sinh ra đã gắn liền với số phận nghèo khổ, cùng cực đến cuối đời.
Ông Đỗ Văn Luyện |
Cuộc đời lão sinh ra đã gắn với nhiều sự bất hạnh, bị mắc bệnh chàm sài từ nhỏ, khối u to lớn ngay trên mặt khiến khuôn mặt lão như “mặt quỷ” mà suốt đời lão phải sống chung với sự kỳ thị của người đời. Đã thế, số phận lại đặt lão sinh ra trong hoàn cảnh nghèo khó cùng cực, sức khỏe yếu, bị kì thị, lão phải gắn mình cả đời với cái nghề cực chẳng đã “ăn xin thiên hạ”, nương nhờ những tấm lòng hảo tâm trong xã hội.
Tìm về nhà người đàn ông mà thiên hạ đặt biệt danh “lão mặt quỷ” Đỗ Văn Luyện, tôi may mắn được gặp lão do hôm ấy lão không thể đi ăn xin do trời nóng, sức khỏe yếu. Tiếp chuyện với tôi, lão kể về cuộc đời mình một cách khó khăn do gương mặt lão bị những khối u lấp đầy, kéo gò má lão vẹo sang một bên, mũi lão to dài ra như mũi voi.
Nói về cuộc đời mình, lão luôn miệng nói đến từ khổ. Ai sinh ra cũng đều khổ nhưng với lão khổ thành truyền kiếp, thành định mệnh. Lão khổ cả lúc tâm sự về nỗi khổ cuộc đời lão với tôi khi mà khối u nặng nề nằm ở hai bờ môi khiến đôi môi lão dày lên hàng chục cm.
“Tôi sinh ra đã mắc bệnh chàm bẩm sinh, sau đó, những cục thịt xuất hiện, những khối u cứ thế kéo nhau phát triển lấp kín đầy khuôn mặt từ khi 17 tuổi. Nhà tôi lại nghèo, cơm chẳng có mà ăn nói gì đến chữa bệnh. Mà bệnh chàm sài này thì chỉ có xác định sống chung với nó chứ ai chữa khỏi được. Lúc nào mặt tôi cũng như đeo một bao xi măng, nặng và khó chịu lắm. Khổ nhất là khi ăn uống, tôi đều phải dùng tay vén khối u, rồi nghiêng người để đưa thức ăn vào miệng”, lão tâm sự.
Trái ngược với khuôn mặt “khổng lồ” sần sùi do u khối, thân hình lão còm nhom chỉ có 40 kg. Lão bảo rằng, ăn bao nhiêu đi chăng nữa thì chất dinh dưỡng nuôi hết khối u rồi, nên lúc nào người lão cũng thấy mệt mỏi do thiếu chất. Mà lão còn mắc bệnh viêm loét dạ dày, bụng đau âm ỉ cả ngày nhưng không dám nhập viện hay mua thuốc để điều trị.
Không chỉ khổ vì phải mang vác khối u vài kg trên mặt, lão còn phải sống trong cảnh đàm tiếu, kỳ thị của người đời. Lão cho biết, hồi khối u bắt đầu lớn nhiều người nhìn lão đều khiếp sợ. Lão cố nhếch đôi môi dày cộp lên cười: “Đến tôi còn không dám soi gương thì thiên hạ ai cũng khiếp sợ khi thấy mặt tôi là lẽ thường tình, quen rồi”.
Nói đến đây, lão cố ngước một mắt còn nhìn thấy do chưa bị khối u lấp nhìn tôi rất lâu. Rồi lão lại trải lòng: “Cũng vì bị kỳ thị và sức khỏe yếu nên tôi quyết định rời làng đi lang thang xin ăn để sinh sống qua ngày. Ở đời nhiều người xấu miệng nói rằng chắc tại kiếp trước tôi sống ác nên bây giờ mới bị trời hành. Đến giờ, nhiều người nhìn tôi vẫn còn khiếp sợ, đến nỗi tôi khôngdám xin ngủ nhờ nhà ai khi đi lang thang các tỉnh để xin ăn".
Hàng chục năm gắn với việc xin ăn để sống, lão đã đi biết bao nhiêu tỉnh thành từ Móng Cái, Nghệ An, Đà Nẵng, Sài Gòn trong tình trạng “tối đâu là nhà, ngã đâu là giường”.
“Ban ngày tôi xin đi nhờ xe đến các tỉnh, sau đó đi bộ đi xin ăn. Khi đêm xuống, tôi tìm đến vỉa hè quán chợ để ngủ. Mùa đông lạnh giá rét căm, tôi phải lấy áo mưa để sưởi ấm và chống muỗi đốt. Số tiền thiên hạ giúp đỡ không được tiêu, mà tôi tích lại, chắt bóp để mang về nuôi người vợ tật nguyền”, lão cho hay.
Chuyện tình cảm động với người vợ tật nguyền
Trong căn nhà cấp bốn cũ kỹ lụp xụp, cùng chồng ngồi tiếp chuyện với tôi, bà Nguyễn Thị Chỉ luôn nhìn chồng với ánh mắt đầy yêu thương. Bà bảo “tôi lấy ông Luyện cũng là do duyên số. Bản thân tôi cũng bị tật nguyền, sức khỏe yếu không làm ăn gì được nhưng khi gặp ông ấy cách đây mấy chục năm, dù bị phản đối nhưng lại có duyên phận, chúng tôi quyết định đến với nhau. Tôi thương ông ấy nhiều lắm nhưng lại không giúp gì được cho chồng”.
Kể về chuyện lấy được vợ hiền, lão đắc chí lắm. Theo lời lão Luyện, hồi đó do mang gương mặt khác người nên lão không cưới được vợ . “Duyên phận đến khi tôi đi ăn xin qua xã Đông Phương, Đông Hưng, Thái Bình, tôi gặp bà Nguyễn Thị Chỉ, một người phụ nữ tàn tật, hai chân què quặt, đi lại rất khó khăn.
Lúc đó hai số phận cùng hoàn cảnh gặp nhau, rồi nên duyên vợ chồng. Khi gặp bà ấy tôi thương bà ấy vì hoàn cảnh, bà ấy cũng thương tôi nên gia đình tôi phản đối kịch liệt tôi vẫn lấy bà ấy làm vợ. Cuộc sống hai vợ chồng từ lúc lấy nhau luôn trong cảnh túng quẫn do bà ấy bị tật nguyền không làm ăn gì được, còn tôi chỉ có nghề duy nhất là ăn xin thiên hạ do sức khỏe yếu”, ông Luyện tâm sự.
“Hai vợ chồng tôi sinh được 2 người con, vất vả đủ đường, đến nay chúng cũng trưởng thành nhưng ai cũng nghèo nên không giúp được gì cho bố mẹ, thành ra chúng tôi vẫn phải sống nhờ thiên hạ. Vui nhất là khi đi ăn xin về, vợ tôi biết chồng khổ nên chăm sóc chồng chu đáo, các cháu nội ngoại cũng quây quần, đó là niềm vui mà không phải gia đình nào cũng có được”, lão Luyện tự hào.
Mơ ước được cắt bỏ khối u
Tâm sự với tôi, lão cho biết mình muốn bỏ nghề ăn xin thiên hạ. Nhưng giờ bỏ nghề này, lão không biết lấy tiền đâu để chăm sóc vợ tật nguyền và để chữa bệnh viêm loét dạ dày của lão.
“Bây giờ gần 60 tuổi rồi, sức khỏe tôi cũng đã yếu. Tôi cũng muốn được như mọi người, ở nhà quây quần bên vợ con nhưng hoàn cảnh gia đình tôi thế này nếu không đi nhờ thiên hạ, vợ chồng già chúng tôi sẽ ra sao. Đến ăn còn chả đủ huống hồ là nghĩ đến chuyện chữa bệnh.
Hai vợ chồng có mấy sào ruộng nhưng sức khỏe yếu nên cho người ta thuê cấy, số thóc họ trả cũng chỉ đủ ăn vài tháng. Chính quyền xã cũng có chế độ tật nguyền cho tôi được 180.000 đồng/tháng nhưng số tiền ấy không đủ thuốc men của tôi. Vợ tôi cũng hay bệnh tật, ở đời chả ai muốn lấy xin ăn làm nghiệp nhưng số tôi đã khổ rồi có lẽ mãi sẽ khổ như thế”, lão Luyện nhìn xa xăm.
Có lẽ đối với người đàn ông mặt quỷ này, cuộc đời này chỉ mong sao có một phép màu nào đó để những khối u trên khuôn mặt dị dạng của ông được cắt bỏ, để ông được mang khuôn mặt của một con người, được thở bình thường, được một đêm ngủ ngon giấc, có thể bưng bát cơm ăn ngon lành như bao người khác.
"Nếu một ngày gần nhất, không có tiền phẫu thuật, khối u sẽ bịt kín đường thở, không thở được, tôi sẽ phải chết, bỏ lại người vợ tàn tật, đang rất cần tôi để nương tựa đến hết cuộc đời”, lão Luyện trải lòng.
Mọi sự giúp đỡ của bạn đọc xin vui lòng gửi về địa chỉ:
Ông Đỗ Văn Luyên (SN 1957, trú tại thôn Cổ Đẳng (xã Đồng Tiến, Quỳnh Phụ, Thái Bình).
» Xót lòng hình ảnh em bé có 2 mặt
» Khuôn mặt dị dạng được cứu nhờ lòng nhân hậu
» Cảm thương cô gái không thể lớn, mặt biến dạng
» "Người ta nhìn thấy tôi thì hét lên rồi bỏ chạy"
Hải Ninh/Kienthuc
Bình luận