Chỉ mới bước vào đợt nắng nóng đầu hè nhưng hàng nghìn hộ dân ở Hà Nội đã điêu đứng trước tình trạng cấp nước sạch nhỏ giọt hoặc mất nước kéo dài.
Nhiều nơi người dân phải bỏ tiền mua nước sạch với giá đắt đỏ, thậm chí tính đến chuyện khoan giếng để sử dụng.
“Di tản” vì thiếu nước
“Di tản” là cảnh tượng phổ biến của nhiều hộ dân, nhiều phòng trọ ở khu vực Phùng Khoang thuộc phường Trung Văn (quận Nam Từ Liêm) trong những ngày qua do tình trạng mất nước sạch kéo dài. Hơn một tuần nay, Lê Hoàng Minh sinh viên ĐH Hà Nội và 3 người bạn cùng phòng trọ thường xuyên đi tắm giặt nhờ.
“Nắng nóng đầu mùa gay gắt thế này mà mất nước thì không chịu nổi. Không có nước, cả phòng đã phải dành dụm, bớt tiền ăn để mua nước sạch về tắm giặt. Nếu tình trạng này kéo dài bọn em phải tính đến việc chuyển nơi khác để thuê”, Minh cho biết.
Tại khu vực Trung Văn, việc mất nước không chỉ ảnh hưởng đến các khu trọ của sinh viên, nhiều hàng quán kinh doanh ăn uống cũng điêu đứng. Chị Hà, chủ hàng cơm sinh viên, ở ngõ 54 đường Trung Văn cho biết, dù nằm ở vị trí đầu nguồn của đường ống nước sạch, nhưng hơn một tuần nay đường ống dẫn nước vào nhà của các hộ dân ở đây chảy yếu dần.
Thường chỉ về đêm nước mới chảy vào bồn chứa nhưng rất yếu. “Hơn một tuần, người dân ở khu vực này phải ăn đong, dự trữ nước sạch từng bữa, từng ngày. Có hôm máy bơm mãi cũng chỉ được vài chậu. Do thiếu nước sạch nên hàng cơm buộc phải bán hàng cầm chừng chỉ phục vụ được một số khách quen”, chị Hà tâm sự.
Tại các khu đô thị như Nam Trung Yên; Đại Thanh.., do việc cấp nước nhỏ giọt và bơm theo giờ nên dẫn đến bể tích nước của cả khu luôn trong tình trạng cạn kiệt. “Ngoài việc cắt cử nhân viên hằng ngày trực bơm nước lên bể chứa, chúng tôi đã hướng dẫn cư dân có đơn khiếu nại lên công ty cấp nước về việc cung cấp nước nhỏ giọt như hiện nay”, đại diện Ban quản lý khu Đại Thanh cho biết.
Tình trạng thiếu nước kéo dài trong những ngày nắng nóng diễn ra ở nhiều khu vực, nhiều quận khác như Hà Đông, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàng Mai. Trong những ngày qua ở các phường như Khương Hạ, Khương Đình, Khương Trung (quận Thanh Xuân); Trung Văn (quận Nam Từ Liêm); khu vực đường 70 (thuộc địa phận quận Hà Đông).., để có nước sinh hoạt, nhiều hộ dân phải đặt mua nước do xe téc chở với giá cao từ 200 đến 400 nghìn đồng/m3, thậm chí có gia đình phải tính đến việc khoan giếng để có nước sử dụng.
“Mất nước ở đây diễn ra như cơm bữa nhưng chưa năm nào kéo dài như năm nay. Chúng tôi đang tính đến việc khoan giếng để có nước dùng trong những ngày nắng nóng sắp tới, vì gọi điện phản ánh rất nhiều lần mà phía Công ty nước sạch vẫn không cung cấp đủ nước để dùng”, ông Hoàng Văn Chiến, ở phường Khương Hạ, cho biết.
Mất nước do… mất điện
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Hồng Quân- Trưởng Phòng cấp, thoát nước (Sở Xây dựng) xác nhận, trong nhiều ngày qua trên địa bàn TP, nhiều khu vực, nhiều quận đã xảy ra tình trạng thiếu nước và mất nước sạch kéo dài. “Việc mất nước trong mấy ngày qua chủ yếu thuộc hệ thống cung cấp nước sạch Sông Đà. Chúng tôi liên tục yêu cầu đơn vị cung cấp nước sạch phải khắc phục, ổn định tình trạng cung cấp nước cho người dân, nhưng vẫn chưa cải thiện”, ông Quân nói.
Theo nhận định của lãnh đạo Sở Xây dựng, công tác cấp nước sạch mùa hè năm nay trên địa bàn TP trong điều kiện hết sức khó khăn như việc nguồn nước ngầm tiếp tục bị suy giảm, thời tiết diễn biến bất thường, mới đầu hè nhưng đã có những đợt nắng nóng kéo dài. Trong khi nhu cầu sử dụng nước năm nay dự kiến tăng 3 đến 5%.
“Riêng nguồn nước Sông Đà cung cấp cho nội đô khoảng 56.000m3/ngày đêm, nhưng nguồn nước này lại đang có khả năng xảy ra các sự cố, vì vậy ảnh hưởng rất lớn đến tình hình cung cấp nước trên địa bàn ở nhiều quận, nhiều khu vực”, lãnh đạo Sở Xây dựng nói.
Lý giải tình trạng mất nước kéo dài trong những ngày qua, ông Nguyễn Anh Việt- Giám đốc Công ty CP Đầu tư xây dựng và Kinh doanh nước sạch sông Đà (VIWACO) cho biết, nguyên nhân chính là trong những ngày qua, Nhà máy nước sạch Sông Đà (Hòa Bình) đã xảy ra sự cố mất điện một vài lần nên nhà máy nước không hoạt động được. Khi có điện, để khởi động cho nhà máy nước hoạt động cũng phải mất một thời gian nhất định.
Mặt khác, do nhu cầu dùng nước mùa hè của người dân tăng cao (tăng từ 10 đến 15% so với trước đây), thậm chí trong những ngày nắng nóng vừa qua nhu cầu sử dụng của người dân tăng đột biến lên đến 40%. Ngoài ra, do áp lực nước trong tuyến ống bị giảm từ 2,53kg/cm2 xuống còn 2,1kg/cm2. Chính vì vậy không đẩy được nước đi nhanh mặc dù nước trong ống vẫn có, còn những hộ ở xa nước chảy rất yếu, thậm chí không có.
» Hàng ngày dùng nước chứa asen, khuẩn tả, dân Hà Nội nơm nớp sợ ung thư
» Đà Nẵng dọa kiện: Nói phải, Bộ Tài nguyên & Môi trường có nghe?
» Hà Nội: Lại vỡ đường ống nước, 70.000 hộ dân ảnh hưởng
Theo TPO
“Di tản” vì thiếu nước
“Di tản” là cảnh tượng phổ biến của nhiều hộ dân, nhiều phòng trọ ở khu vực Phùng Khoang thuộc phường Trung Văn (quận Nam Từ Liêm) trong những ngày qua do tình trạng mất nước sạch kéo dài. Hơn một tuần nay, Lê Hoàng Minh sinh viên ĐH Hà Nội và 3 người bạn cùng phòng trọ thường xuyên đi tắm giặt nhờ.
Người dân ngõ 54 đường Trung Văn đang phải mua nước sạch dùng hằng ngày. Ảnh: Như Ý |
Tại khu vực Trung Văn, việc mất nước không chỉ ảnh hưởng đến các khu trọ của sinh viên, nhiều hàng quán kinh doanh ăn uống cũng điêu đứng. Chị Hà, chủ hàng cơm sinh viên, ở ngõ 54 đường Trung Văn cho biết, dù nằm ở vị trí đầu nguồn của đường ống nước sạch, nhưng hơn một tuần nay đường ống dẫn nước vào nhà của các hộ dân ở đây chảy yếu dần.
Thường chỉ về đêm nước mới chảy vào bồn chứa nhưng rất yếu. “Hơn một tuần, người dân ở khu vực này phải ăn đong, dự trữ nước sạch từng bữa, từng ngày. Có hôm máy bơm mãi cũng chỉ được vài chậu. Do thiếu nước sạch nên hàng cơm buộc phải bán hàng cầm chừng chỉ phục vụ được một số khách quen”, chị Hà tâm sự.
Tại các khu đô thị như Nam Trung Yên; Đại Thanh.., do việc cấp nước nhỏ giọt và bơm theo giờ nên dẫn đến bể tích nước của cả khu luôn trong tình trạng cạn kiệt. “Ngoài việc cắt cử nhân viên hằng ngày trực bơm nước lên bể chứa, chúng tôi đã hướng dẫn cư dân có đơn khiếu nại lên công ty cấp nước về việc cung cấp nước nhỏ giọt như hiện nay”, đại diện Ban quản lý khu Đại Thanh cho biết.
Tình trạng thiếu nước kéo dài trong những ngày nắng nóng diễn ra ở nhiều khu vực, nhiều quận khác như Hà Đông, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàng Mai. Trong những ngày qua ở các phường như Khương Hạ, Khương Đình, Khương Trung (quận Thanh Xuân); Trung Văn (quận Nam Từ Liêm); khu vực đường 70 (thuộc địa phận quận Hà Đông).., để có nước sinh hoạt, nhiều hộ dân phải đặt mua nước do xe téc chở với giá cao từ 200 đến 400 nghìn đồng/m3, thậm chí có gia đình phải tính đến việc khoan giếng để có nước sử dụng.
“Mất nước ở đây diễn ra như cơm bữa nhưng chưa năm nào kéo dài như năm nay. Chúng tôi đang tính đến việc khoan giếng để có nước dùng trong những ngày nắng nóng sắp tới, vì gọi điện phản ánh rất nhiều lần mà phía Công ty nước sạch vẫn không cung cấp đủ nước để dùng”, ông Hoàng Văn Chiến, ở phường Khương Hạ, cho biết.
Mất nước do… mất điện
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Hồng Quân- Trưởng Phòng cấp, thoát nước (Sở Xây dựng) xác nhận, trong nhiều ngày qua trên địa bàn TP, nhiều khu vực, nhiều quận đã xảy ra tình trạng thiếu nước và mất nước sạch kéo dài. “Việc mất nước trong mấy ngày qua chủ yếu thuộc hệ thống cung cấp nước sạch Sông Đà. Chúng tôi liên tục yêu cầu đơn vị cung cấp nước sạch phải khắc phục, ổn định tình trạng cung cấp nước cho người dân, nhưng vẫn chưa cải thiện”, ông Quân nói.
Theo nhận định của lãnh đạo Sở Xây dựng, công tác cấp nước sạch mùa hè năm nay trên địa bàn TP trong điều kiện hết sức khó khăn như việc nguồn nước ngầm tiếp tục bị suy giảm, thời tiết diễn biến bất thường, mới đầu hè nhưng đã có những đợt nắng nóng kéo dài. Trong khi nhu cầu sử dụng nước năm nay dự kiến tăng 3 đến 5%.
“Riêng nguồn nước Sông Đà cung cấp cho nội đô khoảng 56.000m3/ngày đêm, nhưng nguồn nước này lại đang có khả năng xảy ra các sự cố, vì vậy ảnh hưởng rất lớn đến tình hình cung cấp nước trên địa bàn ở nhiều quận, nhiều khu vực”, lãnh đạo Sở Xây dựng nói.
Lý giải tình trạng mất nước kéo dài trong những ngày qua, ông Nguyễn Anh Việt- Giám đốc Công ty CP Đầu tư xây dựng và Kinh doanh nước sạch sông Đà (VIWACO) cho biết, nguyên nhân chính là trong những ngày qua, Nhà máy nước sạch Sông Đà (Hòa Bình) đã xảy ra sự cố mất điện một vài lần nên nhà máy nước không hoạt động được. Khi có điện, để khởi động cho nhà máy nước hoạt động cũng phải mất một thời gian nhất định.
Mặt khác, do nhu cầu dùng nước mùa hè của người dân tăng cao (tăng từ 10 đến 15% so với trước đây), thậm chí trong những ngày nắng nóng vừa qua nhu cầu sử dụng của người dân tăng đột biến lên đến 40%. Ngoài ra, do áp lực nước trong tuyến ống bị giảm từ 2,53kg/cm2 xuống còn 2,1kg/cm2. Chính vì vậy không đẩy được nước đi nhanh mặc dù nước trong ống vẫn có, còn những hộ ở xa nước chảy rất yếu, thậm chí không có.
» Hàng ngày dùng nước chứa asen, khuẩn tả, dân Hà Nội nơm nớp sợ ung thư
» Đà Nẵng dọa kiện: Nói phải, Bộ Tài nguyên & Môi trường có nghe?
» Hà Nội: Lại vỡ đường ống nước, 70.000 hộ dân ảnh hưởng
Theo TPO
Bình luận