(VTC News) – Rất nhiều vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng đã xảy ra khi chủ các phương tiện tránh người đi bộ, nhưng việc xử phạt vẫn như việc bắt cóc bỏ đĩa.
Ở nước ta, các hoạt động được triển khai đồng loạt tại 63 tỉnh, thành phố từ ngày 6 đến 12/5.
Phát biểu tại buổi họp báo phát động tuần lễ này, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia cho hay:
“Một tuần chắc chắn không đủ để cải thiện tình hình. Nhưng tuần lễ này sẽ như một lời cảnh báo, nhắc nhở, đánh động vào một sự việc, vấn đề của xã hội mà nhiều khi chúng ta lãng quên. Hành vi của người đi bộ sẽ thể hiện một xã hội văn minh.
Vì sao vẫn sang đường sai luật?
Lý giải nguyên nhân nhiều người đi bộ vẫn sang đường sai luật, ông Hiệp cho rằng, ở nước ta có một thực trạng là dù đứng ngay cạnh cầu vượt, hầm chui, vạch sơn kẻ đường cho người đi bộ, nhưng nhiều người vẫn không đi bộ vào đó. Đáng buồn, “lực lượng” này chủ yếu là sinh viên.
Thứ hai, mặc dù thành phố đã rất cố gắng, nhưng tình trạng lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh, buôn bán, làm các việc khác đã gây khó khăn cho người đi bộ cũng như những người có nhu cầu đi bộ.
Người đi bộ sang đường trái nơi quy định sẽ bị phạt tiền từ 60 – 100 nghìn đồng. Mức xử phạt này không cao và cũng ít người bị xử phạt nên khả năng tái phạm cao. Nếu họ gây ra tai nạn thì mới phải chịu những hình phạt cao hơn.
Chưa kể hiện nay, Hà Nội mới chỉ có khoảng 24 cầu vượt cho người đi bộ. Hạ tầng cho người đi bộ còn thiếu rất nhiều.
Trước thực trạng này, ông Hiệp cho biết: “Các cơ quan chức năng đặc biệt ngành giao thông vận tải sẽ cố gắng dành hạ tầng tốt nhất cho người đi bộ. Ở các thành phố lớn sẽ đảm bảo vỉa hè cho người đi bộ. Các biển báo hiệu, vạch kẻ đường sẽ được rà soát lại.
Đẩy mạnh văn hóa nhường đường
Ở các nước phát triển, đặc biệt ở châu Âu, nét văn hóa này đã có từ rất lâu. Khi người ta đi bộ sang đường đúng nơi quy định, tất cả các phương tiện đều phải dừng lại nhường đường.
Ở Việt Nam chưa có chuyện đó. Tới đây các lực lượng chức năng sẽ có nhắc nhở, tạo ra thói quen cho người điều khiển phương tiện”.
Văn hóa nhường đường cho người đi bộ cần phải được đẩy mạnh.
Cũng theo ông Hiệp, ở các thành phố lớn sẽ có cầu vượt cho người đi bộ, có sơn kẻ vạch trên đường, có lực lượng nhắc nhở, vận động người đi bộ đi đúng nơi quy định. Nếu họ cố tình vi phạm sẽ bị xử phạt theo đúng quy định của pháp luật.
Rất nhiều vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng đã xảy ra khi chủ các phương tiện tránh người đi bộ.
Việc sang đường không đúng nơi quy định cũng tạo ra tình trạng giao thông hết sức lộn xộn, làm xấu hình ảnh của một thành phố văn minh, hiện đại”, ông Hiệp nhấn mạnh.
Tại TP. HCM năm 2010 từng khởi tố vụ án người đi bộ sang đường không đúng nơi quy định gây ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng.
Còn trên thực tế, ở Việt Nam hiện nay cơ bản chưa xử phạt hành vi người đi bộ sang đường trái nơi quy định gây tai nạn.
Với chủ đề “An toàn cho người đi bộ”, Việt Nam cùng với các quốc gia khác trên thế giới vừa tổ chức phát động Tuần lễ an toàn giao thông đường bộ.
Ở nước ta, các hoạt động được triển khai đồng loạt tại 63 tỉnh, thành phố từ ngày 6 đến 12/5.
Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Nguyễn Hoàng Hiệp (Ảnh: Minh Quân) |
“Một tuần chắc chắn không đủ để cải thiện tình hình. Nhưng tuần lễ này sẽ như một lời cảnh báo, nhắc nhở, đánh động vào một sự việc, vấn đề của xã hội mà nhiều khi chúng ta lãng quên. Hành vi của người đi bộ sẽ thể hiện một xã hội văn minh.
Vì sao vẫn sang đường sai luật?
Lý giải nguyên nhân nhiều người đi bộ vẫn sang đường sai luật, ông Hiệp cho rằng, ở nước ta có một thực trạng là dù đứng ngay cạnh cầu vượt, hầm chui, vạch sơn kẻ đường cho người đi bộ, nhưng nhiều người vẫn không đi bộ vào đó. Đáng buồn, “lực lượng” này chủ yếu là sinh viên.
Thứ hai, mặc dù thành phố đã rất cố gắng, nhưng tình trạng lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh, buôn bán, làm các việc khác đã gây khó khăn cho người đi bộ cũng như những người có nhu cầu đi bộ.
Người đi bộ sang đường trái nơi quy định sẽ bị phạt tiền từ 60 – 100 nghìn đồng. Mức xử phạt này không cao và cũng ít người bị xử phạt nên khả năng tái phạm cao. Nếu họ gây ra tai nạn thì mới phải chịu những hình phạt cao hơn.
|
Trước thực trạng này, ông Hiệp cho biết: “Các cơ quan chức năng đặc biệt ngành giao thông vận tải sẽ cố gắng dành hạ tầng tốt nhất cho người đi bộ. Ở các thành phố lớn sẽ đảm bảo vỉa hè cho người đi bộ. Các biển báo hiệu, vạch kẻ đường sẽ được rà soát lại.
Đẩy mạnh văn hóa nhường đường
Ở các nước phát triển, đặc biệt ở châu Âu, nét văn hóa này đã có từ rất lâu. Khi người ta đi bộ sang đường đúng nơi quy định, tất cả các phương tiện đều phải dừng lại nhường đường.
Ở Việt Nam chưa có chuyện đó. Tới đây các lực lượng chức năng sẽ có nhắc nhở, tạo ra thói quen cho người điều khiển phương tiện”.
Văn hóa nhường đường cho người đi bộ cần phải được đẩy mạnh.
Cũng theo ông Hiệp, ở các thành phố lớn sẽ có cầu vượt cho người đi bộ, có sơn kẻ vạch trên đường, có lực lượng nhắc nhở, vận động người đi bộ đi đúng nơi quy định. Nếu họ cố tình vi phạm sẽ bị xử phạt theo đúng quy định của pháp luật.
Rất nhiều vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng đã xảy ra khi chủ các phương tiện tránh người đi bộ, nhưng việc xử phạt vẫn như việc bắt cóc bỏ đĩa. (Ảnh: Internet) |
Rất nhiều vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng đã xảy ra khi chủ các phương tiện tránh người đi bộ.
Việc sang đường không đúng nơi quy định cũng tạo ra tình trạng giao thông hết sức lộn xộn, làm xấu hình ảnh của một thành phố văn minh, hiện đại”, ông Hiệp nhấn mạnh.
Tại TP. HCM năm 2010 từng khởi tố vụ án người đi bộ sang đường không đúng nơi quy định gây ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng.
Còn trên thực tế, ở Việt Nam hiện nay cơ bản chưa xử phạt hành vi người đi bộ sang đường trái nơi quy định gây tai nạn.
Minh Quân
Bình luận