Theo đó, đối với nước thải sinh hoạt thải ra từ các tổ chức, hộ gia đình tự khai thác nước để sử dụng thì mức phí được xác định theo từng người sử dụng nước căn cứ vào lượng nước sử dụng bình quân của một người và giá bán nước sạch trung bình tại xã, phường, thị trấn.
Đối với nước thải công nghiệp, mức phí được tính bao gồm mức phí cố định (1,5 triệu đồng/năm) nhân với tổng lượng nước thải ra, hàm lượng thông số ô nhiễm và mức thu đối với mỗi chất, cụ thể: nhu cầu ô xy hóa học (2.000 đồng/kg), chất rắn lơ lửng (2.400 đồng/kg), thủy ngân (20.000.000 đồng/kg), chì (1.000.000 đồng/kg), arsenic (2.000.000 đồng/kg), cadmium (2.000.000 đồng/kg).
Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trên đã được Chính phủ ban hành nghị định số 154/2016/NĐ-CP đã được công bố vào ngày 16/11 vừa qua.
Nghị định quy định về đối tượng chịu phí, các trường hợp miễn phí, người nộp phí, mức thu, kê khai, nộp, quản lí và sử dụng phí và bảo vệ môi trường đối với nước thải.
Theo nghị định, Sở Tài Nguyên và môi trường thu phí đối với nước thải công nghiệp. UBND cấp tỉnh có trách nhiệm trình HĐND cùng cấp bố trí sử dụng nguồn phí bảo vệ môi trường thu được cho công tác bảo vệ môi trường.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017 và thay thế Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Các địa phương triển khai thực hiện thu giá dịch vụ thoát nước theo quy định tại Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải thì không thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo quy định tại nghị định này.
Video: Hải Phòng phản hồi về vụ nước thải độc hại đổ ra sông
Bình luận