Sau khi áp dụng cơ chế điều hành tỷ giá mới, tiền gửi ngoại tệ tăng trưởng âm, tỷ giá trong nước liên tục đi xuống và tâm lý đầu cơ tỷ giá đang xẹp dần.
Người dân chán dần ngoại tệ
Từ đầu năm đến nay, hàng loạt đồng tiền chủ chốt trên thế giới vẫn nhảy múa không ngừng. Cụ thể, chỉ trong vài ngày đầu tháng 1/2016, đồng nhân dân tệ mất giá tới 1,1%, khiến thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc trên 7%, kéo theo sự sụt giảm trên một loạt thị trường chứng khoán lớn. Đồng tiền nhiều nước châu Á cũng giảm giá mạnh.
Thế nhưng, trong nước, tỷ giá vẫn ổn định một cách lạ thường. Thậm chí, tỷ giá giao dịch trên thị trường đã giảm nhanh xuống mặt bằng mới thấp xa so với mặt bằng tỷ giá cuối năm 2015. Tính đến cuối tuần qua (8/4), tỷ giá trung tâm đã giảm hơn 200 đồng/USD so với đầu năm 2016 (thời điểm bắt đầu áp dụng tỷ giá trung tâm). Không những thế, huy động vốn bằng ngoại tệ cũng giảm mạnh: 2 tháng đầu năm, huy động vốn ngoại tệ giảm tới 4%.
Thực tế này trái ngược với bối cảnh cuối năm 2015, khi chưa áp dụng cơ chế tỷ giá trung tâm. Khi đó, sóng tỷ giá liên tục nổi lên, nhiều thời điểm sắp chạm trần, người dân ùn ùn đổ tiền vào gửi ngân hàng với kỳ vọng tỷ giá tăng, bất chấp lãi suất USD chỉ 0%.
Một điểm thú vị nữa là, cuối năm 2015, khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) công bố sẽ vận hành cơ chế tỷ giá mới vào đầu năm 2016, hàng loạt nhà băng đổ xô đăng ký mua ngoại tệ kỳ hạn của NHNN, cũng với kỳ vọng tỷ giá sẽ tăng ít nhất 1% trong quý I/2016. Thế nhưng, đến thời điểm này, tất cả nhà băng trên đã hủy giao dịch kỳ hạn để tự cân đối trên thị trường, do giá USD trên thị trường đã rẻ hơn giá ngoại tệ kỳ hạn.
Nhận xét về những diễn biến trên thị trường, ông Bùi Quốc Dũng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) cho rằng, điều này cho thấy, điểm thành công nhất trong cách thức điều hành tỷ giá mới đã giúp thị trường ngoại tệ hấp thu tốt hơn các cú sốc bên ngoài, giảm thiểu tác động bất lợi tới tỷ giá.
“Mặt khác, cách thức điều hành tỷ giá mới cũng làm giảm động cơ đầu cơ, găm giữ ngoại tệ, khuyến khích tổ chức và cá nhân bán ngoại tệ ra lấy VND để hưởng lợi tức lớn hơn, giải phóng lượng ngoại tệ được đầu cơ, găm giữ trong thời gian qua”, ông Dũng nói.
Đồng tình với ý kiến này, TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế cho rằng, đầu cơ ngoại tệ là tâm lý đã ăn sâu vào người dân, song với cơ chế điều hành mới, NHNN đã làm giảm được đáng kể tâm lý găm giữ, đầu cơ tỷ giá.
Mới đây, trong báo cáo triển vọng kinh tế quý I/2016 vừa phát hành, Trung tâm Nghiên cứu kinh tế Maritime Bank cho rằng, hàng loạt công cụ của NHNN đã làm giảm bớt động cơ nắm giữ ngoại tệ của thị trường. NHNN vẫn còn dư địa hạn chế đầu cơ thêm nữa, như đưa lãi suất tiền gửi ngoại tệ xuống dưới 0%, đánh phí đối với các hoạt động đầu cơ ngoại tệ thông qua việc áp đặt tỷ lệ dự trữ bắt buộc khác nhau cho các ngân hàng có mức trạng thái ngoại tệ khác nhau…
Chưa thể thả nổi tỷ giá
Mặc dù tâm lý đầu cơ đã giảm mạnh, song theo NHNN, Việt Nam vẫn chưa thể thả nổi tỷ giá hoàn toàn. Cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý hiện nay là một lựa chọn phù hợp với một nền kinh tế mới nổi như Việt Nam.
Lý do là, tỷ giá thả nổi hoàn toàn thường biến động mạnh trong ngắn hạn trước tác động của các yếu tố tâm lý, kỳ vọng hay cú sốc kinh tế - tài chính trong và ngoài nước. Ngoài ra, yếu tố tâm lý có thể khiến tỷ giá tăng cao hoặc giảm sâu một cách cực đoan mà không phản ánh đúng các cân đối vĩ mô của nền kinh tế trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, tỷ giá biến động mạnh sẽ gây khó khăn cho công tác lập kế hoạch sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến hiệu quả của nền kinh tế. Phần lớn các nước trên thế giới, kể cả những nước có nền kinh tế tương đối phát triển như Singapore, vẫn áp dụng cơ chế tỷ giá có quản lý.
“Khi thị trường tài chính của Việt Nam thực sự phát triển sâu và doanh nghiệp có đầy đủ các công cụ để bảo hiểm tỷ giá thì tỷ giá có thể thả nổi hoàn toàn cho thị trường quyết định”, ông Dũng khẳng định.
Với cơ chế điều hành tỷ giá thả nổi có quản lý hiện nay, dù NHNN không còn đưa ra cam kết biến động tỷ giá hàng năm, song doanh nghiệp, ngân hàng vẫn có thể xác định vùng mục tiêu tỷ giá của NHNN thông qua nghiệp vụ bán ngoại tệ kỳ hạn. Ví dụ, NHNN bán ngoại tệ kỳ hạn 90 ngày với giá tăng 1%, có thể ngầm hiểu là trong 3 tháng tới, tỷ giá sẽ không biến động quá 1%.
“Theo cách này, NHNN không phải bán một lượng lớn ngoại tệ theo hình thức giao ngay mà vẫn giúp ổn định tâm lý cho thị trường, nhờ đó tổ chức tín dụng sẵn sàng bán ngoại tệ cho khách hàng khi thị trường khan hiếm nguồn cung. Việc cho phép các tổ chức tín dụng có thể linh hoạt lựa chọn hủy giao dịch với NHNN khi nguồn cung trên thị trường dồi dào, sẽ giúp thị trường tự điều tiết khi nguồn cung cải thiện. NHNN không phải bán ngoại tệ, phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ và chính sách kinh tế vĩ mô”, ông Bùi Quốc Dũng cho hay.
Được biết, sau 3 tháng vận hành cơ chế tỷ giá mới, không những tỷ giá trên thị trường ổn định, mà dự trữ ngoại hối của NHNN cũng tăng lên đáng kể.
Nguồn: Báo Đầu Tư
Người dân chán dần ngoại tệ
Từ đầu năm đến nay, hàng loạt đồng tiền chủ chốt trên thế giới vẫn nhảy múa không ngừng. Cụ thể, chỉ trong vài ngày đầu tháng 1/2016, đồng nhân dân tệ mất giá tới 1,1%, khiến thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc trên 7%, kéo theo sự sụt giảm trên một loạt thị trường chứng khoán lớn. Đồng tiền nhiều nước châu Á cũng giảm giá mạnh.
Thế nhưng, trong nước, tỷ giá vẫn ổn định một cách lạ thường. Thậm chí, tỷ giá giao dịch trên thị trường đã giảm nhanh xuống mặt bằng mới thấp xa so với mặt bằng tỷ giá cuối năm 2015. Tính đến cuối tuần qua (8/4), tỷ giá trung tâm đã giảm hơn 200 đồng/USD so với đầu năm 2016 (thời điểm bắt đầu áp dụng tỷ giá trung tâm). Không những thế, huy động vốn bằng ngoại tệ cũng giảm mạnh: 2 tháng đầu năm, huy động vốn ngoại tệ giảm tới 4%.
Sóng tỷ giá liên tục nổi lên |
Một điểm thú vị nữa là, cuối năm 2015, khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) công bố sẽ vận hành cơ chế tỷ giá mới vào đầu năm 2016, hàng loạt nhà băng đổ xô đăng ký mua ngoại tệ kỳ hạn của NHNN, cũng với kỳ vọng tỷ giá sẽ tăng ít nhất 1% trong quý I/2016. Thế nhưng, đến thời điểm này, tất cả nhà băng trên đã hủy giao dịch kỳ hạn để tự cân đối trên thị trường, do giá USD trên thị trường đã rẻ hơn giá ngoại tệ kỳ hạn.
Nhận xét về những diễn biến trên thị trường, ông Bùi Quốc Dũng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) cho rằng, điều này cho thấy, điểm thành công nhất trong cách thức điều hành tỷ giá mới đã giúp thị trường ngoại tệ hấp thu tốt hơn các cú sốc bên ngoài, giảm thiểu tác động bất lợi tới tỷ giá.
“Mặt khác, cách thức điều hành tỷ giá mới cũng làm giảm động cơ đầu cơ, găm giữ ngoại tệ, khuyến khích tổ chức và cá nhân bán ngoại tệ ra lấy VND để hưởng lợi tức lớn hơn, giải phóng lượng ngoại tệ được đầu cơ, găm giữ trong thời gian qua”, ông Dũng nói.
Đồng tình với ý kiến này, TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế cho rằng, đầu cơ ngoại tệ là tâm lý đã ăn sâu vào người dân, song với cơ chế điều hành mới, NHNN đã làm giảm được đáng kể tâm lý găm giữ, đầu cơ tỷ giá.
Mới đây, trong báo cáo triển vọng kinh tế quý I/2016 vừa phát hành, Trung tâm Nghiên cứu kinh tế Maritime Bank cho rằng, hàng loạt công cụ của NHNN đã làm giảm bớt động cơ nắm giữ ngoại tệ của thị trường. NHNN vẫn còn dư địa hạn chế đầu cơ thêm nữa, như đưa lãi suất tiền gửi ngoại tệ xuống dưới 0%, đánh phí đối với các hoạt động đầu cơ ngoại tệ thông qua việc áp đặt tỷ lệ dự trữ bắt buộc khác nhau cho các ngân hàng có mức trạng thái ngoại tệ khác nhau…
Chưa thể thả nổi tỷ giá
Mặc dù tâm lý đầu cơ đã giảm mạnh, song theo NHNN, Việt Nam vẫn chưa thể thả nổi tỷ giá hoàn toàn. Cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý hiện nay là một lựa chọn phù hợp với một nền kinh tế mới nổi như Việt Nam.
Lý do là, tỷ giá thả nổi hoàn toàn thường biến động mạnh trong ngắn hạn trước tác động của các yếu tố tâm lý, kỳ vọng hay cú sốc kinh tế - tài chính trong và ngoài nước. Ngoài ra, yếu tố tâm lý có thể khiến tỷ giá tăng cao hoặc giảm sâu một cách cực đoan mà không phản ánh đúng các cân đối vĩ mô của nền kinh tế trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, tỷ giá biến động mạnh sẽ gây khó khăn cho công tác lập kế hoạch sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến hiệu quả của nền kinh tế. Phần lớn các nước trên thế giới, kể cả những nước có nền kinh tế tương đối phát triển như Singapore, vẫn áp dụng cơ chế tỷ giá có quản lý.
“Khi thị trường tài chính của Việt Nam thực sự phát triển sâu và doanh nghiệp có đầy đủ các công cụ để bảo hiểm tỷ giá thì tỷ giá có thể thả nổi hoàn toàn cho thị trường quyết định”, ông Dũng khẳng định.
Với cơ chế điều hành tỷ giá thả nổi có quản lý hiện nay, dù NHNN không còn đưa ra cam kết biến động tỷ giá hàng năm, song doanh nghiệp, ngân hàng vẫn có thể xác định vùng mục tiêu tỷ giá của NHNN thông qua nghiệp vụ bán ngoại tệ kỳ hạn. Ví dụ, NHNN bán ngoại tệ kỳ hạn 90 ngày với giá tăng 1%, có thể ngầm hiểu là trong 3 tháng tới, tỷ giá sẽ không biến động quá 1%.
“Theo cách này, NHNN không phải bán một lượng lớn ngoại tệ theo hình thức giao ngay mà vẫn giúp ổn định tâm lý cho thị trường, nhờ đó tổ chức tín dụng sẵn sàng bán ngoại tệ cho khách hàng khi thị trường khan hiếm nguồn cung. Việc cho phép các tổ chức tín dụng có thể linh hoạt lựa chọn hủy giao dịch với NHNN khi nguồn cung trên thị trường dồi dào, sẽ giúp thị trường tự điều tiết khi nguồn cung cải thiện. NHNN không phải bán ngoại tệ, phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ và chính sách kinh tế vĩ mô”, ông Bùi Quốc Dũng cho hay.
Được biết, sau 3 tháng vận hành cơ chế tỷ giá mới, không những tỷ giá trên thị trường ổn định, mà dự trữ ngoại hối của NHNN cũng tăng lên đáng kể.
Nguồn: Báo Đầu Tư
Bình luận