TS. Lê Đình Vinh (Giám đốc Công ty Luật TNHH Vietthink) đã trúng tuyển vị trí Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội về việc chậm được bổ nhiệm vào vị trí mới.
Tiến sĩ, Luật sư Lê Đình Vinh chia sẻ: “Bản thân tôi cũng nhận được rất nhiều câu hỏi của các nhà báo, bạn bè, người thân về việc chậm được bổ nhiệm, khiến cho cuộc sống, công việc và uy tín của cá nhân tôi bị ảnh hưởng khá lớn”.
Kỳ thi tuyển lãnh đạo cấp Vụ một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp đã kết thúc từ ngày 1/9/2015. Theo kết quả được công bố, TS. Lê Đình Vinh - Giám đốc Công ty Luật TNHH Vietthink đã trúng tuyển vị trí Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.
Nhưng kể từ đó đến nay Bộ Tư pháp vẫn chưa có quyết định bổ nhiệm đối với người trúng tuyển, khiến dư luận lẫn những người trong cuộc rất khó hiểu.
Mới đây, đại diện Bộ Tư pháp lý giải việc chưa thể bổ nhiệm vị trí này xuất phát từ việc có một số “đơn từ nặc danh”.
Trao đổi với PV ngày 4/1, ông Lê Đình Vinh cho biết: “Tôi sẵn sàng chia sẻ thẳng thắn về mọi vấn đề”.
"Uy tín của cá nhân tôi bị ảnh hưởng khá lớn"
- Ông biết tới Đề án thi tuyển lãnh đạo cấp vụ của Bộ Tư pháp, trong đó có việc thi tuyển vị trí Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội từ khi nào?
Đề án được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp từ tháng 4/2015 và thời điểm đó có rất nhiều báo phản ánh, đưa tin nên tôi đã biết được thông tin về kỳ thi.
Tôi rất quan tâm tới vị trí Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội, bởi tôi đã từng tốt nghiệp từ chính ngôi trường này và có 13 năm công tác ở đây.
Tôi thấy mục đích kỳ thi là rất tốt đẹp, thể hiện tinh thần đổi mới trong công tác tuyển dụng nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức của ngành Tư pháp.
Sau khi nghiên cứu các tiêu chuẩn, điều kiện của thí sinh, tôi thấy mình hoàn toàn phù hợp nên đã đăng ký tham dự kỳ thi.
- Khi đó ông có thấy mình bị “vướng” quy định nào để không phù hợp thi tuyển vào vị trí này không ?
Tôi hoàn toàn đáp ứng tất cả tiêu chí với vị trí Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội. Điều đó thể hiện qua việc tôi đã chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, nộp cho Bộ Tư pháp.
- Việc Bộ Tư pháp chậm bổ nhiệm vị trí Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội đã ảnh hưởng như thế nào đến cá nhân ông ?
Kỳ thi đã kết thúc được hơn 4 tháng nhưng người trúng tuyển vẫn chưa được bổ nhiệm thì rõ ràng dư luận có quyền đặt dấu hỏi.
Bản thân tôi cũng nhận được rất nhiều câu hỏi của các nhà báo, bạn bè, người thân về việc chậm được bổ nhiệm, khiến cho cuộc sống, công việc và uy tín của cá nhân tôi bị ảnh hưởng khá lớn.
Như báo chí đã thông tin, kỳ thi đã được tổ chức công khai, minh bạch và rất nghiêm túc theo đúng Đề án thi tuyển của Bộ Tư pháp. Kết quả trúng tuyển đã được công bố công khai ngay khi kỳ thi kết thúc.
Những người trúng tuyển các vị trí khác đều đã được bổ nhiệm. Vì vậy tôi tin rằng không có lý do gì mà Bộ Tư pháp không ra quyết định bổ nhiệm đối với tôi.
- Sau khi kỳ thi kết thúc, đã có đơn thư nặc danh gửi đến một số cơ quan và Thủ tướng Chính phủ để phản đối kết quả kỳ thi vì cho rằng thí sinh trúng tuyển không đúng đối tượng. Ông có nắm được những thông tin này?
Tôi cũng có nghe nói về việc này và không lấy làm bất ngờ. Đây là kỳ thi mang tính thí điểm, thể hiện tinh thần đổi mới của Bộ Tư pháp về công tác cán bộ, cho nên không tránh khỏi có những ý kiến trái chiều, thậm chí cả sự phản đối.
Nhưng phải hiểu thế nào là đúng đối tượng ?. Nếu chiểu theo tiêu chuẩn thi tuyển đối với vị trí Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội được quy định trong Đề án của Bộ Tư pháp thì tôi hoàn toàn đáp ứng đủ.
Điều này đã được thể hiện rõ trong hồ sơ dự tuyển được Hội đồng thi tuyển xét duyệt.
Đối với cuộc thi nào cũng vậy, thí sinh chỉ cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của cuộc thi đó là được. Nếu không đáp ứng thì hồ sơ đã bị loại. Còn hồ sơ đã được xét duyệt thì có nghĩa là ứng viên đó đã đủ tiêu chuẩn để dự thi.
Đến bây giờ thi xong có kết quả rồi lại lấy những tiêu chí khác ra áp vào và nói rằng thí sinh không đúng đối tượng là không công bằng, minh bạch.
- Nhưng có thông tin cho rằng Đề án có những điểm không phù hợp với Thông báo số 202 ngày 26/5/2015 của Bộ Chính trị về đề án thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng nên Bộ Tư pháp đang phải xem xét lại?
Đề án tiếp tục thí điểm thi tuyển lãnh đạo cấp Vụ một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp được ban hành kèm theo Quyết định số 748/QĐ-BTP ngày 21/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Mục tiêu của Đề án là nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong công tác bổ nhiệm lãnh đạo, quản lý; thu hút, lựa chọn được những người thực sự có phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp để bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo cấp Vụ của một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp.
Đề án đã được Bộ Tư pháp chuẩn bị rất công phu và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng từ cuối tháng 4/2015. Các tiêu chuẩn đối với người dự thi cũng rất rõ ràng.
Sau khi có Thông báo số 202 của Bộ Chính trị, Bộ Tư pháp cũng đã trình xin ý kiến Chính phủ và Thủ tướng đã đồng ý cho Bộ Tư pháp tiếp tục tổ chức kỳ thi theo Đề án của Bộ Tư pháp.
Tôi cho rằng với một kỳ thi quan trọng đã được chuẩn bị kỹ lưỡng như vậy thì không thể nói là có sai sót. Vả lại, nếu Đề án có sai thì Bộ Tư pháp đã phải huỷ bỏ toàn bộ kỳ thi. Nhưng cho đến giờ Bộ Tư pháp chưa có kết luận gì về Đề án cũng như về giá trị pháp lý của kỳ thi nói trên. Do vậy tôi vẫn tin rằng kết quả kỳ thi sẽ không có gì thay đổi.
Không có "ưu ái" nào cả
- Sơ yếu lý lịch của ông cho thấy có thời gian ông giữ chức Phó Trưởng Ban Thư ký lãnh đạo Bộ Tư pháp?
Đúng như vậy. Đó là giai đoạn 2008-2010. Ban Thư ký có Thư ký của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Thư ký của các Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
- Chính vì vậy có dư luận cho rằng ông được “ưu ái” trong kỳ thi tuyển Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội vừa rồi?
Dư luận có quyền nghĩ theo nhiều chiều, nhưng có sự ưu ái hay không thì thể hiện ngay trong chính kỳ thi.
Toàn bộ quá trình chuẩn bị, tổ chức thi, đánh giá và công bố kết quả là hoàn toàn khách quan, minh bạch và không có ý kiến hay bằng chứng nào về việc Hội đồng thi tuyển ưu ái cho ai cả. Ngay trong nội bộ các thí sinh dự thi cũng thế, không có vấn đề nào cả.
- Giả sử có tình huống là Bộ Tư pháp loại bỏ kết quả trúng tuyển đối với ông thì ông sẽ phản ứng như thế nào ?
Đây là một kỳ thi mang tính thí điểm, nhưng đã được tổ chức rất chặt chẽ, bài bản, được dư luận đồng tình và đánh giá cao. Kết quả kỳ thi cũng đã được công bố công khai.
Suốt quá trình tổ chức thi không có ý kiến nào, kỳ thi được diễn ra suôn sẻ dưới sự giám sát của nhiều cơ quan ban ngành và báo chí, kết quả đánh giá công khai, rõ ràng.
Bộ Tư pháp đã công bố kết quả trúng tuyển trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Việc huỷ bỏ kết quả trúng tuyển đối với tôi đồng nghĩa với việc phủ nhận kỳ thi. Khi đó dư luận một lần nữa sẽ đặt câu hỏi về tính minh bạch và sự nghiêm túc của kỳ thi này.
Hiện giờ tôi chưa thể nói trước được điều gì. Tất cả sẽ phụ thuộc vào quyết định của Bộ Tư pháp.
Tôi tin tưởng rằng Bộ Tư pháp sẽ bảo vệ kết quả kỳ thi và bảo đảm sự công bằng cho các thí sinh, đồng thời cũng là để khẳng định sự nhất quán của chủ trương đổi mới công tác cán bộ của Bộ.
Nguồn: Thế Kha/Dân trí
Tiến sĩ, Luật sư Lê Đình Vinh chia sẻ: “Bản thân tôi cũng nhận được rất nhiều câu hỏi của các nhà báo, bạn bè, người thân về việc chậm được bổ nhiệm, khiến cho cuộc sống, công việc và uy tín của cá nhân tôi bị ảnh hưởng khá lớn”.
Kỳ thi tuyển lãnh đạo cấp Vụ một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp đã kết thúc từ ngày 1/9/2015. Theo kết quả được công bố, TS. Lê Đình Vinh - Giám đốc Công ty Luật TNHH Vietthink đã trúng tuyển vị trí Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.
Nhưng kể từ đó đến nay Bộ Tư pháp vẫn chưa có quyết định bổ nhiệm đối với người trúng tuyển, khiến dư luận lẫn những người trong cuộc rất khó hiểu.
Mới đây, đại diện Bộ Tư pháp lý giải việc chưa thể bổ nhiệm vị trí này xuất phát từ việc có một số “đơn từ nặc danh”.
Trao đổi với PV ngày 4/1, ông Lê Đình Vinh cho biết: “Tôi sẵn sàng chia sẻ thẳng thắn về mọi vấn đề”.
TS Lê Đình Vinh. |
"Uy tín của cá nhân tôi bị ảnh hưởng khá lớn"
- Ông biết tới Đề án thi tuyển lãnh đạo cấp vụ của Bộ Tư pháp, trong đó có việc thi tuyển vị trí Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội từ khi nào?
Đề án được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp từ tháng 4/2015 và thời điểm đó có rất nhiều báo phản ánh, đưa tin nên tôi đã biết được thông tin về kỳ thi.
Tôi rất quan tâm tới vị trí Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội, bởi tôi đã từng tốt nghiệp từ chính ngôi trường này và có 13 năm công tác ở đây.
Tôi thấy mục đích kỳ thi là rất tốt đẹp, thể hiện tinh thần đổi mới trong công tác tuyển dụng nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức của ngành Tư pháp.
Sau khi nghiên cứu các tiêu chuẩn, điều kiện của thí sinh, tôi thấy mình hoàn toàn phù hợp nên đã đăng ký tham dự kỳ thi.
- Khi đó ông có thấy mình bị “vướng” quy định nào để không phù hợp thi tuyển vào vị trí này không ?
Tôi hoàn toàn đáp ứng tất cả tiêu chí với vị trí Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội. Điều đó thể hiện qua việc tôi đã chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, nộp cho Bộ Tư pháp.
- Việc Bộ Tư pháp chậm bổ nhiệm vị trí Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội đã ảnh hưởng như thế nào đến cá nhân ông ?
Kỳ thi đã kết thúc được hơn 4 tháng nhưng người trúng tuyển vẫn chưa được bổ nhiệm thì rõ ràng dư luận có quyền đặt dấu hỏi.
Bản thân tôi cũng nhận được rất nhiều câu hỏi của các nhà báo, bạn bè, người thân về việc chậm được bổ nhiệm, khiến cho cuộc sống, công việc và uy tín của cá nhân tôi bị ảnh hưởng khá lớn.
Như báo chí đã thông tin, kỳ thi đã được tổ chức công khai, minh bạch và rất nghiêm túc theo đúng Đề án thi tuyển của Bộ Tư pháp. Kết quả trúng tuyển đã được công bố công khai ngay khi kỳ thi kết thúc.
Những người trúng tuyển các vị trí khác đều đã được bổ nhiệm. Vì vậy tôi tin rằng không có lý do gì mà Bộ Tư pháp không ra quyết định bổ nhiệm đối với tôi.
- Sau khi kỳ thi kết thúc, đã có đơn thư nặc danh gửi đến một số cơ quan và Thủ tướng Chính phủ để phản đối kết quả kỳ thi vì cho rằng thí sinh trúng tuyển không đúng đối tượng. Ông có nắm được những thông tin này?
Tôi cũng có nghe nói về việc này và không lấy làm bất ngờ. Đây là kỳ thi mang tính thí điểm, thể hiện tinh thần đổi mới của Bộ Tư pháp về công tác cán bộ, cho nên không tránh khỏi có những ý kiến trái chiều, thậm chí cả sự phản đối.
Nhưng phải hiểu thế nào là đúng đối tượng ?. Nếu chiểu theo tiêu chuẩn thi tuyển đối với vị trí Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội được quy định trong Đề án của Bộ Tư pháp thì tôi hoàn toàn đáp ứng đủ.
Điều này đã được thể hiện rõ trong hồ sơ dự tuyển được Hội đồng thi tuyển xét duyệt.
Đối với cuộc thi nào cũng vậy, thí sinh chỉ cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của cuộc thi đó là được. Nếu không đáp ứng thì hồ sơ đã bị loại. Còn hồ sơ đã được xét duyệt thì có nghĩa là ứng viên đó đã đủ tiêu chuẩn để dự thi.
Đến bây giờ thi xong có kết quả rồi lại lấy những tiêu chí khác ra áp vào và nói rằng thí sinh không đúng đối tượng là không công bằng, minh bạch.
- Nhưng có thông tin cho rằng Đề án có những điểm không phù hợp với Thông báo số 202 ngày 26/5/2015 của Bộ Chính trị về đề án thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng nên Bộ Tư pháp đang phải xem xét lại?
Đề án tiếp tục thí điểm thi tuyển lãnh đạo cấp Vụ một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp được ban hành kèm theo Quyết định số 748/QĐ-BTP ngày 21/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Mục tiêu của Đề án là nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong công tác bổ nhiệm lãnh đạo, quản lý; thu hút, lựa chọn được những người thực sự có phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp để bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo cấp Vụ của một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp.
Việc thi tuyển, bổ nhiệm Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội lùm xùm từ tháng 9 tới nay. |
Đề án đã được Bộ Tư pháp chuẩn bị rất công phu và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng từ cuối tháng 4/2015. Các tiêu chuẩn đối với người dự thi cũng rất rõ ràng.
Sau khi có Thông báo số 202 của Bộ Chính trị, Bộ Tư pháp cũng đã trình xin ý kiến Chính phủ và Thủ tướng đã đồng ý cho Bộ Tư pháp tiếp tục tổ chức kỳ thi theo Đề án của Bộ Tư pháp.
Tôi cho rằng với một kỳ thi quan trọng đã được chuẩn bị kỹ lưỡng như vậy thì không thể nói là có sai sót. Vả lại, nếu Đề án có sai thì Bộ Tư pháp đã phải huỷ bỏ toàn bộ kỳ thi. Nhưng cho đến giờ Bộ Tư pháp chưa có kết luận gì về Đề án cũng như về giá trị pháp lý của kỳ thi nói trên. Do vậy tôi vẫn tin rằng kết quả kỳ thi sẽ không có gì thay đổi.
Không có "ưu ái" nào cả
- Sơ yếu lý lịch của ông cho thấy có thời gian ông giữ chức Phó Trưởng Ban Thư ký lãnh đạo Bộ Tư pháp?
Đúng như vậy. Đó là giai đoạn 2008-2010. Ban Thư ký có Thư ký của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Thư ký của các Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
- Chính vì vậy có dư luận cho rằng ông được “ưu ái” trong kỳ thi tuyển Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội vừa rồi?
Dư luận có quyền nghĩ theo nhiều chiều, nhưng có sự ưu ái hay không thì thể hiện ngay trong chính kỳ thi.
Toàn bộ quá trình chuẩn bị, tổ chức thi, đánh giá và công bố kết quả là hoàn toàn khách quan, minh bạch và không có ý kiến hay bằng chứng nào về việc Hội đồng thi tuyển ưu ái cho ai cả. Ngay trong nội bộ các thí sinh dự thi cũng thế, không có vấn đề nào cả.
- Giả sử có tình huống là Bộ Tư pháp loại bỏ kết quả trúng tuyển đối với ông thì ông sẽ phản ứng như thế nào ?
Đây là một kỳ thi mang tính thí điểm, nhưng đã được tổ chức rất chặt chẽ, bài bản, được dư luận đồng tình và đánh giá cao. Kết quả kỳ thi cũng đã được công bố công khai.
Suốt quá trình tổ chức thi không có ý kiến nào, kỳ thi được diễn ra suôn sẻ dưới sự giám sát của nhiều cơ quan ban ngành và báo chí, kết quả đánh giá công khai, rõ ràng.
Bộ Tư pháp đã công bố kết quả trúng tuyển trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Việc huỷ bỏ kết quả trúng tuyển đối với tôi đồng nghĩa với việc phủ nhận kỳ thi. Khi đó dư luận một lần nữa sẽ đặt câu hỏi về tính minh bạch và sự nghiêm túc của kỳ thi này.
Hiện giờ tôi chưa thể nói trước được điều gì. Tất cả sẽ phụ thuộc vào quyết định của Bộ Tư pháp.
Tôi tin tưởng rằng Bộ Tư pháp sẽ bảo vệ kết quả kỳ thi và bảo đảm sự công bằng cho các thí sinh, đồng thời cũng là để khẳng định sự nhất quán của chủ trương đổi mới công tác cán bộ của Bộ.
Nguồn: Thế Kha/Dân trí
Bình luận