Khi nghe người Campuchia gọi bộ đội Việt Nam là bộ đội nhà Phật, Tổng Bí thư Lê Duẩn đã nở một nụ cười thực sự.
Sau ngày giải phóng, dù quân Pôn Pốt liên tục gây hấn khắp khu vực biên giới Tây Nam từ Tây Ninh, Hà Tiên đến An Giang, Sóc Trăng. Một cuộc đổ máu giữa hai đất nước anh em từng sát cánh bên nhau trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ là điều không ai ngờ tới.
Tháng 1 năm 1979, sau khi quân tình nguyện Việt Nam tiến vào giải phóng Campuchia và tiếp tục truy quét tàn quân Pôn Pốt, Tổng Bí thư Lê Duẩn khi đó gọi điện sang Phnom Penh đã hỏi những người chỉ huy quân tình nguyện một câu duy nhất: - Bộ đội ta khi gặp dân Campuchia cư xử thế nào? - Người Campuchia gọi bộ đội Việt Nam là bộ đội nhà Phật! Khi nghe được câu trả lời đó, ở Hà Nội, ông Lê Duẩn đã nở một nụ cười thực sự - Trung tướng Khuất Duy Tiến nhớ lại.
Trong những Tư lệnh của Quân đoàn 3 từng trực tiếp giữ vai trò chỉ huy trong Chiến dịch Biên giới Tây Nam giờ chỉ còn Trung tướng Khuất Duy Tiến và Trung tướng Nguyễn Quốc Thước. 35 năm sau chiến thắng chế độ diệt chủng Pôn Pốt, các vị tướng già chia sẻ những ký ức không dễ quên...
Một cuộc chiến không ai chờ đợi
Ngày 30/ 04/ 1975, khi Sư đoàn 320 (thuộc Quân đoàn 3) tiến vào giải phóng Sài Gòn, trong giờ phút đất nước thống nhất, Trung tướng Khuất Duy Tiến (khi đó là Thượng tá -Trưởng phòng Tác chiến Quân đoàn 3) đã chứng kiến những người lính Sư đoàn giữa tiếng nói cười rổn rảng đã hùng hồn tuyên bố: "100 năm nữa, cũng không có "thằng" nào dám đánh Việt Nam".
Không ai ngờ chỉ sau đó vài ngày, với việc đưa máy bay ra tấn công đảo Phú Quốc, Chính quyền Pôn Pốt ở Campuchia đã châm ngòi cho cuộc chiến ở Biên giới Tây Nam.
Sau ngày giải phóng, dù quân Pôn Pốt liên tục gây hấn khắp khu vực biên giới Tây Nam từ Tây Ninh, Hà Tiên đến An Giang, Sóc Trăng, nhưng Trung tướng Khuất Duy Tiến thừa nhận rằng, khi đó những người lính như ông đều tin đó chỉ là những tranh chấp lãnh thổ bình thường giữa hai đất nước.
Một cuộc đổ máu giữa hai đất nước anh em từng sát cánh bên nhau trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ là điều không ai ngờ tới: "Ngày 23/10/1977, Chỉ huy Quân đoàn 3 nhận được điện khẩn của Bộ Tổng tham mưu phía Nam yêu cầu vào nhận nhiệm vụ mới. Từ Nha Trang, tôi khi đó là Trưởng phòng Tác chiến Quân đoàn cùng với Thiếu tướng Vũ Lăng (Tư lệnh) và Thiếu tướng Kim Tuấn (Tư lệnh phó) từ Nha Trang vào trụ sở Bộ Tư lệnh tiền phương để nhận nhiệm vụ.
Lúc đó, quân Khmer Đỏ đã tấn công, giết chóc khắp vùng biên giới Tây Nam, đặc biệt là ở Tây Ninh, Hà Tiên, An Giang. Quân đoàn 3 được Bộ Tư lệnh giao cho nhiệm vụ trấn giữ biên giới Tây Ninh, ngăn cản âm mưu xâm lược của quân Pôn Pốt. Đó là lúc chúng tôi hiểu rằng chiến tranh đã bắt đầu và không thể tránh khỏi. Tôi trở thành Sư trưởng Sư đoàn 320, Sư đoàn chủ lực của Quân đoàn 3". Trung tướng Khuất Duy Tiến hồi tưởng.
Những ngày cuối năm 1977, đầu năm 1978, biên giới Tây Ninh chìm trong chết chóc. Trong lần đưa Tướng Lê Ngọc Hiền (Phó Tổng Tham mưu - phụ trách Bộ Tổng Tham mưu miền Nam) lên thị sát khu vực làng Xa Mát (huyện Tân Biên - Tây Ninh), tướng Khuất Duy Tiến đã trải qua những giờ phút kinh hoàng nhất trong đời binh nghiệp của mình: "Khắp làng Xa Mát là xác trẻ em, người già và phụ nữ. Xác người la liệt trong nhà, ngoài sân, sau vườn.
Quân Khơ-me đỏ không giết người bằng súng. Chúng dùng những cái rìu đốn củi. Anh Lê Ngọc Hiền vốn nổi tiếng là người bản lĩnh, cứng rắn, chứng kiến cảnh đó chỉ biết gọi tôi Tiến ơi!" rồi bật khóc. Cả đoàn chúng tôi khóc theo. Đi qua hai cuộc kháng chiến, tưởng như cái chết đã trở thành quen thuộc, tôi vẫn bị ám ảnh bởi cảnh tượng kinh hoàng ở Xa Mát".
Tháng 1 năm 1979, khi được lệnh vượt qua biên giới Campuchia tấn công tiêu diệt quân Khmer Đỏ, tướng Khuất Duy Tiến mới nhận ra không chỉ ở Xa Mát, ở Tây Ninh hay khắp biên giới Tây Nam, mà ngay trên đất Campuchia, Tập đoàn Pôn Pốt cũng tàn sát không thương tiếc đồng bào mình. Ở những phum, sóc mà sư đoàn 320 đi qua, ông đã chứng kiến những cảnh tượng chết chóc y hệt ở Xa Mát.
Ông kể, có buổi tối khi hành quân đến một phum mới, anh em trong sư đoàn đi múc nước giếng về nấu ăn nhưng không ai ăn nổi vì nước giếng có mùi tanh rất khó chịu. Đến sáng ra nhòm vào giếng, ai nấy đều rợn người vì trong giếng toàn xác người.
30.000 người dân Việt Nam và gần 2 triệu người dân Campuchia đã chết dưới tay quân Khmer Đỏ dưới chế độ Pôn Pốt trong những năm tháng kinh hoàng đó!
"Bộ đội cụ Hồ - đội quân nhà Phật"
2 ngày trước lễ kỉ niệm 35 năm Chiến dịch Biên giới Tây Nam, Trung tướng Khuất Duy Tiến được phong tặng danh hiệu AHLLVTND. Một sự trùng hợp vô cùng thú vị!
Ông nói: "Ngày tôi được phong Anh hùng, hơn 800 anh em sư đoàn 320 từ 26 tỉnh miền Bắc đã về để chúc mừng. Tôi nói với anh em, khi đeo chiếc Huân chương này, tôi vừa tự hào, vừa cảm thấy nặng nề. 14.000 người lính của Sư đoàn 320 đã hi sinh trong chiến tranh. Trong đó có hơn 3000 người lính hy sinh ở chiến trường Campuchia. Huân chương này không phải của riêng tôi mà của tất cả anh em ngồi đầy và những anh em đã nằm xuống".
Khi là Sư trưởng Sư đoàn 320 chiến đấu ở khu vực phía Đông sông Mekong, đã hơn một lần Trung tướng Khuất Duy Tiến phải rơi lệ. Có lần, ông cử một nhóm 5 trinh sát trẻ đi thám thính tình hình địch trước khi bắt đầu trận đánh. Không may nhóm trinh sát bị quân Khmer Đỏ phát hiện và bao vây. Ở Sở chỉ huy sư đoàn, qua điện đàm, Sư trưởng Khuất Duy Tiến nghe rõ từng tiếng súng, từng tiếng mìn nổ. Ông hiểu rằng đó là trận đánh không cân sức và những người lính trinh sát của ông gần như cầm chắc cái chết.
Khi đạn mang theo đã gần hết, lựu đạn của cả nhóm cũng chỉ còn 2 -3 quả, lính của ông gọi về nói lời cuối: "Báo cáo Thủ trưởng, chúng em thà chết chứ không rơi vào tay địch. Vĩnh biệt Thủ trưởng!". Tất cả những người có mặt ở Sở chỉ huy và nghe được cuộc điện đàm đều lặng đi...Đã có những người lính tuổi mười chín, đôi mươi ngày thường vẫn gọi ông là bố, xưng con và đã nằm lại mãi mãi trên đất Campuchia như thế!
Trung tướng Khuất Duy Tiến nói thêm với tôi: "Những người lính Việt Nam đã thực sự đồng cảm với nỗi đau của nhân dân Campuchia như với chính đồng bào ruột thịt của mình. Khi ở trên đất Campuchia, quân tình nguyện Việt Nam được quán triệt: Thứ nhất, lấy được kho lương thực của quân Khmer Đỏ thì phải lập tức chia cho dân.
Thứ hai, không được lấy bất cứ thứ gì của dân. Có lần Sư đoàn 320 hành quân qua vườn chôm chôm sai trĩu cành ở Phnompenh, nhưng không ai dám hái dù chỉ một quả. Bộ đội Việt Nam đi đến đâu, người dân Campuchia cũng hô: "Bộ đội cụ Hồ!" Tôi vẫn nhớ vị Thượng tọa của một ngôi chùa khi gặp bộ đội Việt Nam đã quỳ rạp xuống để tỏ lòng biết ơn, miệng không ngừng nói: "Bộ đội cụ Hồ, đội quân nhà Phật!".
"Bây giờ thì ông Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin có lẽ không nhớ tôi là ai, nhưng tôi thì vẫn nhớ ông ấy. Trong trí nhớ của tôi, Heng Samrin không thay đổi nhiều", Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nhớ về cuộc giải cứu năm xưa.
» 'Không thể kể hết sự hy sinh của lính tình nguyện VN'
» Bộ đội bơi suối, vượt lũ cứu 19 quân dân Campuchia
Theo Tuần Việt Nam
Tháng 1 năm 1979, sau khi quân tình nguyện Việt Nam tiến vào giải phóng Campuchia và tiếp tục truy quét tàn quân Pôn Pốt, Tổng Bí thư Lê Duẩn khi đó gọi điện sang Phnom Penh đã hỏi những người chỉ huy quân tình nguyện một câu duy nhất: - Bộ đội ta khi gặp dân Campuchia cư xử thế nào? - Người Campuchia gọi bộ đội Việt Nam là bộ đội nhà Phật! Khi nghe được câu trả lời đó, ở Hà Nội, ông Lê Duẩn đã nở một nụ cười thực sự - Trung tướng Khuất Duy Tiến nhớ lại.
Trong những Tư lệnh của Quân đoàn 3 từng trực tiếp giữ vai trò chỉ huy trong Chiến dịch Biên giới Tây Nam giờ chỉ còn Trung tướng Khuất Duy Tiến và Trung tướng Nguyễn Quốc Thước. 35 năm sau chiến thắng chế độ diệt chủng Pôn Pốt, các vị tướng già chia sẻ những ký ức không dễ quên...
Một cuộc chiến không ai chờ đợi
Ngày 30/ 04/ 1975, khi Sư đoàn 320 (thuộc Quân đoàn 3) tiến vào giải phóng Sài Gòn, trong giờ phút đất nước thống nhất, Trung tướng Khuất Duy Tiến (khi đó là Thượng tá -Trưởng phòng Tác chiến Quân đoàn 3) đã chứng kiến những người lính Sư đoàn giữa tiếng nói cười rổn rảng đã hùng hồn tuyên bố: "100 năm nữa, cũng không có "thằng" nào dám đánh Việt Nam".
Không ai ngờ chỉ sau đó vài ngày, với việc đưa máy bay ra tấn công đảo Phú Quốc, Chính quyền Pôn Pốt ở Campuchia đã châm ngòi cho cuộc chiến ở Biên giới Tây Nam.
Sau ngày giải phóng, dù quân Pôn Pốt liên tục gây hấn khắp khu vực biên giới Tây Nam từ Tây Ninh, Hà Tiên đến An Giang, Sóc Trăng, nhưng Trung tướng Khuất Duy Tiến thừa nhận rằng, khi đó những người lính như ông đều tin đó chỉ là những tranh chấp lãnh thổ bình thường giữa hai đất nước.
Một cuộc đổ máu giữa hai đất nước anh em từng sát cánh bên nhau trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ là điều không ai ngờ tới: "Ngày 23/10/1977, Chỉ huy Quân đoàn 3 nhận được điện khẩn của Bộ Tổng tham mưu phía Nam yêu cầu vào nhận nhiệm vụ mới. Từ Nha Trang, tôi khi đó là Trưởng phòng Tác chiến Quân đoàn cùng với Thiếu tướng Vũ Lăng (Tư lệnh) và Thiếu tướng Kim Tuấn (Tư lệnh phó) từ Nha Trang vào trụ sở Bộ Tư lệnh tiền phương để nhận nhiệm vụ.
Lúc đó, quân Khmer Đỏ đã tấn công, giết chóc khắp vùng biên giới Tây Nam, đặc biệt là ở Tây Ninh, Hà Tiên, An Giang. Quân đoàn 3 được Bộ Tư lệnh giao cho nhiệm vụ trấn giữ biên giới Tây Ninh, ngăn cản âm mưu xâm lược của quân Pôn Pốt. Đó là lúc chúng tôi hiểu rằng chiến tranh đã bắt đầu và không thể tránh khỏi. Tôi trở thành Sư trưởng Sư đoàn 320, Sư đoàn chủ lực của Quân đoàn 3". Trung tướng Khuất Duy Tiến hồi tưởng.
Các nạn nhân của chế độ Khmer đỏ được trưng bày tại Bảo tàng Tuol Sleng ở Campuchia. Để tiết kiệm đạn, nhiều người đã bị đánh tới chết - Ảnh: Guardian.co.uk |
Quân Khơ-me đỏ không giết người bằng súng. Chúng dùng những cái rìu đốn củi. Anh Lê Ngọc Hiền vốn nổi tiếng là người bản lĩnh, cứng rắn, chứng kiến cảnh đó chỉ biết gọi tôi Tiến ơi!" rồi bật khóc. Cả đoàn chúng tôi khóc theo. Đi qua hai cuộc kháng chiến, tưởng như cái chết đã trở thành quen thuộc, tôi vẫn bị ám ảnh bởi cảnh tượng kinh hoàng ở Xa Mát".
Tháng 1 năm 1979, khi được lệnh vượt qua biên giới Campuchia tấn công tiêu diệt quân Khmer Đỏ, tướng Khuất Duy Tiến mới nhận ra không chỉ ở Xa Mát, ở Tây Ninh hay khắp biên giới Tây Nam, mà ngay trên đất Campuchia, Tập đoàn Pôn Pốt cũng tàn sát không thương tiếc đồng bào mình. Ở những phum, sóc mà sư đoàn 320 đi qua, ông đã chứng kiến những cảnh tượng chết chóc y hệt ở Xa Mát.
Ông kể, có buổi tối khi hành quân đến một phum mới, anh em trong sư đoàn đi múc nước giếng về nấu ăn nhưng không ai ăn nổi vì nước giếng có mùi tanh rất khó chịu. Đến sáng ra nhòm vào giếng, ai nấy đều rợn người vì trong giếng toàn xác người.
30.000 người dân Việt Nam và gần 2 triệu người dân Campuchia đã chết dưới tay quân Khmer Đỏ dưới chế độ Pôn Pốt trong những năm tháng kinh hoàng đó!
Trung tướng Khuất Duy Tiến. Ảnh Tô Lan Hương |
2 ngày trước lễ kỉ niệm 35 năm Chiến dịch Biên giới Tây Nam, Trung tướng Khuất Duy Tiến được phong tặng danh hiệu AHLLVTND. Một sự trùng hợp vô cùng thú vị!
Ông nói: "Ngày tôi được phong Anh hùng, hơn 800 anh em sư đoàn 320 từ 26 tỉnh miền Bắc đã về để chúc mừng. Tôi nói với anh em, khi đeo chiếc Huân chương này, tôi vừa tự hào, vừa cảm thấy nặng nề. 14.000 người lính của Sư đoàn 320 đã hi sinh trong chiến tranh. Trong đó có hơn 3000 người lính hy sinh ở chiến trường Campuchia. Huân chương này không phải của riêng tôi mà của tất cả anh em ngồi đầy và những anh em đã nằm xuống".
Khi là Sư trưởng Sư đoàn 320 chiến đấu ở khu vực phía Đông sông Mekong, đã hơn một lần Trung tướng Khuất Duy Tiến phải rơi lệ. Có lần, ông cử một nhóm 5 trinh sát trẻ đi thám thính tình hình địch trước khi bắt đầu trận đánh. Không may nhóm trinh sát bị quân Khmer Đỏ phát hiện và bao vây. Ở Sở chỉ huy sư đoàn, qua điện đàm, Sư trưởng Khuất Duy Tiến nghe rõ từng tiếng súng, từng tiếng mìn nổ. Ông hiểu rằng đó là trận đánh không cân sức và những người lính trinh sát của ông gần như cầm chắc cái chết.
Khi đạn mang theo đã gần hết, lựu đạn của cả nhóm cũng chỉ còn 2 -3 quả, lính của ông gọi về nói lời cuối: "Báo cáo Thủ trưởng, chúng em thà chết chứ không rơi vào tay địch. Vĩnh biệt Thủ trưởng!". Tất cả những người có mặt ở Sở chỉ huy và nghe được cuộc điện đàm đều lặng đi...Đã có những người lính tuổi mười chín, đôi mươi ngày thường vẫn gọi ông là bố, xưng con và đã nằm lại mãi mãi trên đất Campuchia như thế!
Trung tướng Khuất Duy Tiến nói thêm với tôi: "Những người lính Việt Nam đã thực sự đồng cảm với nỗi đau của nhân dân Campuchia như với chính đồng bào ruột thịt của mình. Khi ở trên đất Campuchia, quân tình nguyện Việt Nam được quán triệt: Thứ nhất, lấy được kho lương thực của quân Khmer Đỏ thì phải lập tức chia cho dân.
Thứ hai, không được lấy bất cứ thứ gì của dân. Có lần Sư đoàn 320 hành quân qua vườn chôm chôm sai trĩu cành ở Phnompenh, nhưng không ai dám hái dù chỉ một quả. Bộ đội Việt Nam đi đến đâu, người dân Campuchia cũng hô: "Bộ đội cụ Hồ!" Tôi vẫn nhớ vị Thượng tọa của một ngôi chùa khi gặp bộ đội Việt Nam đã quỳ rạp xuống để tỏ lòng biết ơn, miệng không ngừng nói: "Bộ đội cụ Hồ, đội quân nhà Phật!".
"Bây giờ thì ông Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin có lẽ không nhớ tôi là ai, nhưng tôi thì vẫn nhớ ông ấy. Trong trí nhớ của tôi, Heng Samrin không thay đổi nhiều", Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nhớ về cuộc giải cứu năm xưa.
» 'Không thể kể hết sự hy sinh của lính tình nguyện VN'
» Bộ đội bơi suối, vượt lũ cứu 19 quân dân Campuchia
Theo Tuần Việt Nam
Bình luận